Nhật muốn bắt tay Úc đối phó Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tăng cường quan hệ với Úc trong bối cảnh căng thẳng với các nước láng giềng Hàn Quốc, Trung Quốc.
Theo giới phân tích, vấn đề hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn sẽ “chiếm lĩnh sân khấu” khi ông Abe đến Canberra trong ngày 7-7. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ củng cố mối quan hệ thương mại đang phát triển.
Như vậy, ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm chính thức Úc kể từ năm 2002. Chuyến thăm diễn ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố quân đội nước này phải có quyền tham chiến để bảo vệ đồng minh, một động thái đã được Canberra hoan nghênh song bị Bắc Kinh lên án là “bành trướng”.
Video đang HOT
Nhật muốn bắt tay Úc đối phó Trung Quốc
Ngay từ lúc nên nắm quyền từ tháng 9-2013, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã tìm cách gần gũi hơn về an ninh và quốc phòng với Tokyo, mô tả mối quan hệ song phương này là “đặc biệt” giữa lúc châu Á cẩn trọng trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng quyết đoán trong khu vực. Về phía Nhật, nước này muốn tăng cường quan hệ với Úc khi căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở biến Đông và biển Hoa Đông. “Tôi muốn xây dựng một kỷ nguyên mới cho quan hệ Nhật-Úc” – Thủ tướng Abe nói tại sân bay Haneda ở Tokyo ngay trước khi lên đường hôm 6-7.
Các chủ đề an ninh từng được ông Abbott nêu lên trong chuyến thăm Tokyo hồi tháng 4 sẽ được tiếp tục bàn bạc trong chuyến thăm Úc lần này của Thủ tướng Abe. Theo đó, thỏa thuận về tàu ngầm cho phép Úc tiếp cận công nghệ quốc phòng Nhật Bản có khả năng sẽ được ký kết trong chuyến thăm này, khiến Nhật có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng đội tàu ngầm của Úc.
Ông Abe sẽ tham dự một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia và sẽ là thủ tướng Nhật đầu tiên đọc diễn văn tại Quốc hội Úc. Theo nhà phân tích quốc phòng Hugh White, đó là “một cử chỉ mang ý nghĩa biểu tượng rất cao”. Ngoài ra, ông Hugh White cho rằng mọi động thái của Canberra nhằm củng cố thêm quan hệ an ninh với Tokyo sẽ bị Trung Quốc coi là trái với lợi ích chiến lược của nước này trong bối cảnh quan hệ Nhật-Trung đang căng thẳng. The Guardian nhận định rằng có thể ông Abe sẽ tìm được đối trọng với Trung Quốc, Hàn Quốc trong chuyến thăm Canberra tuần này.
Theo SCMP, The Guardian
Trung Quốc bắt giữ tàu cá cùng 6 ngư dân Việt Nam trên Biển Đông
Các quan chức Trung Quốc xác nhận họ đã bắt giữ 6 ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc bắt những ngư dân này vì họ đã "đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Trung Quốc" gần đảo Hải Nam.
Tuy nhiên, BBC dẫn lời các thủy thủ Việt Nam tận mắt chứng kiến vụ việc trên cho biết việc bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam diễn ra ngay trong khu vực ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Tàu Trung Quốc ngăn cản tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 (Ảnh Reuters)
Trung Quốc hiện đang có những hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông sau khi nước này ngày 1/5 đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và huy động nhiều tàu các loại chủ động đâm va và dùng vòi rồng tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã đơn phương công bố "đường lưỡi bò" chiếm gần trọn khu vực Biển Đông và gần đây nước này đã có những động thái phô trương sức mạnh của mình trong khu vực bằng việc tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại đây.
Hành động này của Trung Quốc đã khiến các nước liên quan rất giận dữ và Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài thường trực (PCA) có trụ sở tại The Hague (Hà Lan)./.
Trần Khánh/VOV.VN
Tòa Trọng tài thường trực xử tranh chấp ra sao? Một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình (như trường hợp của Trung Quốc) cũng không làm cản trởtiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài. LTS: Mới đây Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) đã ký hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi hợp tác. Trước đó, Philippines cũng đã...