Nhật ký chống dịch Covid-19 tại Ý của các chuyên gia Trung Quốc
“Từ quê hương của những chú gấu trúc khổng lồ đến Ý, chúng tôi đã mang đến đây” kinh nghiệm Trung Quốc ” trong việc chống dịch và tôi tin rằng chúng tôi sẽ cùng nhau vượt qua những khó khăn.”- Đây là một câu trong nhật ký của (Tang Menglin), một chuyên gia y tế được cử đến Ý.
22 giờ 31 ngày 12 tháng 3 giờ Ý, một nhóm gồm 9 chuyên gia y tế chống dịch bệnh được thành lập bởi Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc và Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã đến Rome và mang theo một số vật tư y tế của Trung Quốc. Sau khi đến Ý, Đường Mộng Lâm đã viết ra những gì cô thấy trong nhật ký của mình mỗi ngày.
Nhóm chuyên gia Trung Quốc tại Ý đang họp qua Weixin
Lần đầu tiên đến Ý: sứ mệnh chống dịch không biên giới
Sau khi đến Ý, Nhóm chuyên gia Trung Quốc đã hoàn tất việc sắp xếp công việc tiếp theo thông qua một cuộc họp video dưới sự lãnh đạo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý. Họ đã làm việc chặt chẽ với Bộ Y tế Ý, Hội Chữ thập đỏ và các bộ phận liên quan khác để trao đổi và chia sẻ đầy đủ quan điểm, kinh nghiệm chống dịch của Trung Quốc, và cùng nhau thúc đẩy công tác phòng chống và kiểm soát tình hình dịch bệnh ở Ý.
Nhiệm vụ chính của Đương Mộng Lâm ở đây là giới thiệu kinh nghiệm chăm sóc y tế và làm tốt công tác phòng chống lây nhiễm cho toàn đội. Cô viết trong nhật ký: “ Nhiệm vụ này, trọng lượng của nó vượt xa cả về mặt chữ nghĩa. Chỉ có một lần nữa đem kinh nghiệm quản lý công tác phòng chống dịch bệnh, kết hợp với việc hỏi hỏi các tư liệu của đồng nghiệp, mới có thể mặc áo giáp mà nghênh chiến.”
Triển khai hỗ trợ nước Ý và truyền lại kinh nghiệm của Trung Quốc
Vào ngày 14 tháng 3, nhóm chuyên gia Trung Quốc đã đến Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Ý để thăm một cặp vợ chồng người Vũ Hán Trung Quốc đang điều trị tại đây do phát bệnh trong khi du lịch nước này. Họ đã từng được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt vì tình trạng nguy kịch, nhưng hiện nay đang phục hồi tích cực dưới sự chăm sóc của nhân viên y tế Ý.
Sau đó, nhóm các chuyên gia đã đến Bệnh viện Đại học Rome để tìm hiểu về hệ thống chính sách y tế công cộng hiện tại của Ý, hệ thống chỉ huy phòng chống dịch bệnh và các biện pháp chẩn đoán và điều trị phân cấp. Lương Tông An (Liang Zong’an), chủ nhiệm Khoa Hồi sức và Chăm sóc đặc biệt, Bệnh viện Hoa Tây của Đại học Tứ Xuyên, đã giới thiệu với phía Ý “Phiên bản thứ bảy của Chương trình Chẩn đoán và Điều trị Covid” của Trung Quốc và trao đổi thêm về các vấn đề được quan tâm.
“ Nhân viên người Ý nói rõ rằng họ đã chấp nhận đề xuất của chúng tôi và sẽ bắt đầu chuyển đổi các thiết lập bảo vệ cấp ba của phòng truyền nhiễm và nâng cao nhận thức của công chúng và y tế về phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Đó là một quá trình chuyển giao kinh nghiệm thành công.”
Vào ngày 15 tháng 3, nhóm chuyên gia viện trợ đã nhanh chóng đến kho của Hội Chữ thập đỏ Ý để thảo luận về kế hoạch làm việc và sắp xếp với Hội Chữ thập đỏ Ý.
Video đang HOT
Đội chuyên gia Trung Quốc tổ chức livestream tại Ý, phổ biến kiến thức về cách phòng chống dịch
Nhiệm vụ quan trọng trong chuyến đi này: giới thiệu kiến thức phòng chống dịch bệnh cho người Trung Quốc ở Ý
Một nhiệm vụ quan trọng khác của nhóm viện trợ là giới thiệu kiến thức về các triệu chứng lâm sàng, phương pháp phòng ngừa và điều trị Covid cho các sinh viên Hoa kiều và nước ngoài ở Ý.
“ Tại thời điểm này, khi dịch Covid đang rất nghiêm trọng ở Ý, nhiệm vụ không thể thiếu của chúng tôi là giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn.” Đường Mộng Lâm viết vào ngày 16 tháng 3. Để hạn chế tập trung đông người, nhóm chuyên gia đã dùng phương pháp livestream để giới thiệu, 130.000 người Trung Quốc đang du lịch tại Ý đã xem chương trình trực tuyến.
“ Chúng tôi cần nói với họ cách bảo vệ bản thân và những người khác, để mọi người có thể đối mặt với dịch bệnh nghiêm trọng bằng thái độ và phương pháp khoa học, và chiến thắng” dịch bệnh “. Đường Mộng Lâm nói trong nhật ký của mình rằng mặc dù khả năng cá nhân của cô bị hạn chế, nhưng cô muốn những việc gì có thể làm, cô sẽ làm được một cách tốt nhất.
Cô đã giới thiệu phương pháp rửa tay 7 bước một cách chi tiết trong buổi phát sóng trực tiếp. “ Từ kinh nghiệm điều trị của Trung Quốc, hiệu quả của việc rửa tay rất rõ ràng.” Trong vài ngày tới, nhóm chuyên gia dự định đi đến miền bắc Italy, nơi dịch bệnh nghiêm trọng hơn.
Đường Mộng Lâm (bên trái) bước vào khu cách ly
Là một người Tứ Xuyên, trợ giúp Ý nghĩa là báo đáp
Vào ngày 17 tháng 3, Đường Mộng Lâm đã thấy trên điện thoại một bức vẽ manga của một cô gái người Ý. Phần chính của bức vẽ là bản đồ của Ý. Hình ảnh y tá bên trái tượng trưng cho Ý và bác sĩ ở phía dưới bên phải đại diện cho Trung Quốc. Bức vẽ kèm lời đề “ Dành tặng cho các y tá bác sĩ, và những người đã đến để giúp chúng tôi từ Trung Quốc, hy vọng họ – những người chiến đấu ở tiền tuyến có thể nhìn thấy.”
“ Bức vẽ đơn giản khiến tôi cảm nhận được long biết ơn chân thành từ phía họ.” Đường Mộng Lâm nói rằng, khi nhìn thấy bức vẽ, những gì hiện ra trong đầu cô, là hình ảnh trận động đất Vấn Xuyên năm 2008, Ý cũng đã từng cử 14 chuyên gia tới Trung Quốc để hỗ trợ giúp đỡ các nạn nhân. Là một người Tứ Xuyên, tôi rất may mắn có thể được báo đáp lại họ trong lúc họ gặp nạn.”
Trong một bức vẽ khác, “Bác sĩ gấu trúc” đang đỡ Tháp nghiêng Pisa của Ý. Đường Mộng Lâm thẳng thắn thừa nhận rằng cô đã nhìn thấy chính mình trong đó. “ Từ quê hương của những con gấu trúc khổng lồ đến Ý, chúng tôi đã mang đến đây” kinh nghiệm Trung Quốc “trong việc chống dịch và tôi tin rằng chúng tôi sẽ cùng nhau vượt qua những khó khăn.
Những anh Tây ở Việt Nam chung tay chống dịch COVID-19
Một người Anh đứng ra kêu gọi thành lập "biệt đội" kỹ sư sản xuất các thiết bị y tế hỗ trợ Việt Nam chống dịch.
Một người Nigeria bỏ tiền túi mua 500 khẩu trang phát miễn phí cho người Việt. Một người Mỹ mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí.
Anh Nnadozie Uzor Nadis phát khẩu trang cho người dân ở TP.HCM - Ảnh: Nam Đen/Afro Viet TV
Họ là ba trong số nhiều người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam và mong muốn đóng góp vào phong trào chống dịch COVID-19 ở Việt Nam.
Sản xuất thiết bị y tế miễn phí
Anh Rafael Masters, người Anh, sống ở Việt Nam gần 11 năm và là một trong hai nhà sáng lập Công ty Vulcan Augmetics, hoạt động trong mảng công nghệ phần cứng và phục vụ cho cộng đồng người khuyết tật.
Rafael đã đứng ra kêu gọi thành lập một "biệt đội" kỹ sư Việt chống virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19 gồm những người có khả năng sử dụng máy in 3D, máy CNC (dùng máy tính điều khiển các bộ phận kim khí phức tạp), lập trình Arduino... để cùng nhau sản xuất các thiết bị mà các bệnh viện ở Việt Nam đang cần.
Rafael tâm sự với Tuổi Trẻ rằng dịch bệnh đang hoành hành ở quê nhà và tác động không nhỏ đến "quê hương thứ hai" Việt Nam đã thôi thúc anh sử dụng chuyên môn của mình đóng góp cho cộng đồng.
Công ty anh có xin được một khoản ngân sách từ các nhà tài trợ để trong thời gian tới, dự báo nhiều máy móc thiết bị y tế bị hư hỏng thì phía công ty anh có thể sản xuất các linh kiện thay thế hoàn toàn miễn phí.
Rafael nhấn mạnh bản thân anh chỉ có vai trò kêu gọi ban đầu và chia sẻ những thiết kế tốt để mọi người hoạt động trong một cộng đồng chung bao gồm: kỹ sư, nhà sản xuất, bác sĩ, tình nguyện viên.
Chàng trai người Anh cho biết thêm ở Mỹ, do thiếu một số thiết bị bảo hộ, như mặt nạ bảo hộ, ngành y tế đã kêu gọi những người biết về kỹ thuật in 3D in chúng. Ở Ý, các công ty in 3D đã sản xuất được van thở cho bệnh nhân khi phải thở oxy nhờ công nghệ 3D.
"Việt Nam đã và đang kiểm soát rất tốt, tuy nhiên chúng ta cần trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu tình hình tại Việt Nam vẫn ổn, thì các mẫu thiết kế và các trang thiết bị này đến khắp các nơi trên thế giới" - Rafael nói.
Rafael nhấn mạnh dự án là hoàn toàn phi lợi nhuận và kêu gọi những người trong lĩnh vực in 3D và tình nguyện viên cùng tham gia vào "biệt đội" kỹ sư Việt chống virus corona.
Phát khẩu trang miễn phí
Nghệ sĩ hài độc thoại Ben Betterby, sống ở TP.HCM, cho biết do dịch bệnh COVID-19, trong vài tháng tới anh sẽ cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt, "ở đâu yên đó" xem như một cách đóng góp cho nỗ lực chống dịch ở Việt Nam. Ben cho biết nhân lúc rảnh rỗi, anh sẽ tổ chức các lớp học tiếng Anh online miễn phí cho những người bạn Việt Nam.
"Học viên không cần điều kiện gì ngoài điều kiện cam kết muốn học và tiến bộ hơn về tiếng Anh. Đây cũng là cơ hội để các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam tự thử thách mình trong việc học online, ứng dụng công nghệ trong việc học... và cảm thấy tự tin và sẽ quen dần việc học onine hơn" - Ben nói.
Giống Ben Betterby, nhiều người nước ngoài đang sống ở Việt Nam cũng kêu gọi cộng đồng mình nên ở nhà, tránh đi ra ngoài để hạn chế lây nhiễm bệnh, đỡ vất vả cho lực lượng phòng chống dịch.
Anh Nnadozie Uzor Nadis, người Nigeria, sống ở TP.HCM, cho biết trong hai ngày 15 và 18-3 vừa qua, anh và một số người bạn người Việt của mình đã đi đến nhiều nơi để phát 500 khẩu trang miễn phí cho người dân.
Do nhận thấy có nhiều người còn chưa có ý thức đeo khẩu trang nơi công cộng, anh quyết định thực hiện hành động này để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng của người dân thành phố.
"Chúng tôi mỗi người một đôi găng tay y tế, rửa tay bằng nước rửa tay rồi đến nhiều nơi phát tặng khẩu trang. Có nhiều người nhận nhưng cũng có người không lấy. Thấy một số người không đeo khẩu trang, tôi chạy theo đưa nhưng họ từ chối. Tôi nghĩ đây không phải là vấn đề ngại hay không, đây là vấn đề bảo vệ sức khỏe của bạn và cộng đồng" - Nadis nói.
"Ở đâu yên đó" nghĩa là đóng góp rồi
Nadis sống ở Việt Nam hơn 10 năm và luôn coi đây là mái nhà thứ hai của mình. Anh bày tỏ mong muốn có thể giúp đỡ nhiều hơn nữa.
"Dịch bệnh COVID-19 đã đẩy nhiều người vào hoàn cảnh khó khăn ở đây trong khi virus corona chủng mới không phân biệt quốc tịch, già trẻ, ai cũng có thể nhiễm bệnh, vì vậy tôi cho rằng chúng ta cần sát cánh cùng nhau, ai có thể đóng góp gì thì đóng góp.
Không nhất thiết phải đóng góp bằng tiền, bạn chịu khó ở trong nhà, đừng đi ra ngoài cũng là đóng góp rồi. Hãy bảo vệ mình và những người xung quanh khỏi dịch bệnh" - chàng trai Nigeria chia sẻ với Tuổi Trẻ.
HỒNG VÂN
Chuyên gia WHO nói gì về lệnh phong tỏa ở một số nước để chống Covid-19? Theo một chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các quốc gia không thể chỉ đơn giản phong tỏa toàn bộ đất nước của mình để phòng ngừa dịch Covid-19. "Điều chúng ta thực sự cần tập trung là tìm kiếm những người mắc bệnh, những người bị nhiễm virus, truy tìm địa chỉ liên lạc...