Nhật khoe căn cứ sẽ dùng khi động binh với Trung Quốc
Trước sự quyết đoán của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, Nhật Bản tỏ rõ sự lo ngại. Họ đã tiến hành diễn giải lại hiến pháp để tăng khả năng phòng vệ trong trường hợp xấu nhất.
Thanh niên Nhật bắt đầu yêu hình tượng người lính
Trong một lần đặc biệt hiếm hoi mà chỉ một số ít phóng viên nước ngoài tham gia, phóng viên Matt Carney của kênh ABC được tiếp cận các căn cứ quân sự Nhật dùng để đề phòng trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Không quân là tuyến đầu phòng thủ
Carney khẳng định lực lượng không quân Nhật sẽ là tuyến đầu trên trận địa. Cụ thể hơn, căn cứ không quân Nhật Bản tại Naha thuộc đảo Okinawa sẽ là điểm cao nhất trong phòng tuyến của Nhật trước Trung Quốc.
Các máy bay chiến đấu tại căn cứ Naha chỉ mất 20 phút để bay từ quần đảo Senkaku – nơi được coi là ngòi nổ chiến tranh tại Đông Á. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền lịch sử đối với các đảo mà họ gọi là Điếu Ngư nhưng quần đảo này do Nhật Bản quản lý và họ tuyên bố đó là lãnh thổ của Nhật.
Căng thẳng ở khu vực này ngày càng tăng. Các phi công tại Naha đã chứng kiến dày đặc các cuộc gọi yêu cầu điều máy bay ra cản máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong năm qua. Riêng trong năm ngoái là 810 lần điều động, còn nhiều hơn cả số lần trong thập kỷ trước. Chỉ trong buổi sáng, các phóng viên nước ngoài đến thăm căn cứ thì đã có 2 lệnh điều động chống máy bay Trung Quốc được phát ra.
Video đang HOT
Phi công Sho Yoshida nói rằng anh luôn trong trạng thái căng thẳng vào những ngày này, khi anh không “biết mục đích và ý định của một chiếc máy bay đang tiến gần không phận của Nhật Bản”.
Yoshida thừa nhận công việc của mình “là một trách nhiệm nặng nề”, nhưng nói rằng anh sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho đất nước. “Công việc của tôi là rất quan trọng – để bảo vệ hòa bình và an ninh cho đất nước chúng tôi”, Yoshida nói.
Tàu khu trục phản ứng nhanh đề phòng chiến tranh
Các phóng viên được xuống thăm tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Myoko. Họ có dịp hiếm hoi được tiếp cận Trung tâm thông tin chiến đấu (CIC). Rất nhiều màn hình máy tính, bản đồ, và mã số bí mật đập vào mắt, nó là trung tâm của hệ thống phòng thủ của Nhật Bản.
CIC có thể theo dõi và tiêu diệt bất cứ điều gì trên khắp Bắc Á. Nếu Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên phóng tên lửa hoặc triển khai một máy bay chiến đấu, Nhật Bản sẽ thấy nó ở đây đầu tiên và lệnh tấn công đầu tiên cũng được phát từ CIC.
Thuyền trưởng Tsuyoshi Sato, nói rằng một hệ thống bệ phóng thẳng đứng đặc biệt đã được phát triển để khởi động 90 tên lửa trong vòng vài phút. Đại úy Sato nói rằng họ chỉ đơn giản là chờ đợi lệnh để ấn vào nút. “Khi đất nước của chúng tôi bị tấn công, thủ tướng sẽ ra lệnh cho Bộ Quốc phòng. Chúng tôi sẽ tìm thấy mục tiêu và tấn công nó”, ông nói.
Việc hiện đại và tăng cường đầu tư cho lực lượng phòng vệ được người dân Nhật ủng hộ. Trước đây, họ coi quân đội là những kẻ ăn cắp tiền thuế của người dân. Một thập kỷ trước, chỉ 1/10 thanh niên Nhật muốn đi lính để thể hiện tình yêu nước nhưng giờ con số đã tăng lên 1/3.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc phản ứng với Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã vẽ lên cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc".
Ngày 5/8, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng quốc phòng năm 2014 thể hiện sự quan ngại sâu sắc với những động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngay lập tức, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản đồng thời cáo buộc Tokyo đang sử dụng cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc" như một cái cớ để tăng cường sức mạnh quân sự.
Nhật Bản vừa quyết định giải thích lại Hiến pháp cho phép quân đội nước này thực hiện quyền phòng vệ tập thể (Ảnh: AP)
Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc công khai phản đối Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản, đồng thời cho rằng Tokyo đã bỏ qua các sự kiện, cố tình tạo dựng lên những gì mà nước này cho là mối đe dọa đến từ Trung Quốc và vin vào cớ đó để điều chỉnh chính sách quân sự, an ninh và tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết thêm: "Chúng tôi đang đánh giá các chi tiết về Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản và sẽ đưa ra thêm các bình luận trong thời gian sớm nhất".
Trong khi đó, Tân Hoa xã đã có bài bình luận cho rằng, những quan điểm được Chính phủ Nhật Bản thể hiện trong Sách Trắng Quốc phòng một lần nữa thổi phồng lên cái gọi là "mối đe dọa đến từ Trung Quốc".
Theo Tân Hoa xã, Nhật Bản bày tỏ mối quan tâm mạnh mẽ đến việc Trung Quốc xây dựng, củng cố sức mạnh quốc phòng và lấy đây làm một trong những lý do để cho phép quân đội nước này thực hiện quyền phòng vệ tập thể nhưng thực chất động thái này là để củng cố tham vọng và sức mạnh quân sự cho đất nước của ông Abe.
Tân Hoa xã cáo buộc rằng, Nhật Bản gọi những động thái của Trung Quốc gần đây là vô cùng nguy hiểm và có thể gây leo thang căng thẳng thậm chí là một cuộc đụng độ không mong muốn. Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Trung Quốc, những gì diễn ra đã cho thấy sự thực là chính Nhật Bản đang tăng cường sự hiện diện và gây hấn với các nước khác trong khu vực.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng cho rằng, Nhật Bản đã vẽ lên cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc" để biện minh cho việc mở rộng sức mạnh quân sự của mình. Thay vì nhìn thấy Trung Quốc đang trở thành một mối đe dọa thực sự, mọi người chứng kiến Nhật Bản như một quốc gia đã phá vỡ cam kết hòa bình và có vẻ sẵn sàng khẳng định sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Tân Hoa xã, nếu như Tokyo vẫn tiếp tục theo đuổi những nỗ lực để phát triển sức mạnh quân sự, chính bản thân Nhật Bản sẽ trở thành một nhân tố gây mất ổn định trong khu vực.
Hãng thông tấn này cũng gọi chính sách quốc phòng của Nhật Bản là "một mớ hỗn độn" và Chính phủ của ông Abe cần phải đánh giá lại một cách khách quan và toàn diện chính sách quốc phòng, đồng thời phải tôn trọng ý chí và nguyện vọng của người dân bởi đa số người dân Nhật không ủng hộ việc diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình.
Theo nội dung Sách Trắng Tokyo vừa công bố, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đặc biệt lưu ý tới nước láng giềng Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự và có những hành động độc đoán trên Biển Đông và Biển Hoa Đông như: thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng lấn với Vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản hồi tháng 11/2013, điều tàu và máy bay tuần tra tới các khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền...
Bên cạnh việc thể hiện sự quan ngại sâu sắc trước các hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc thời gian vừa qua, Sách Trắng cũng khẳng định những nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực sẽ tạo ra những thách thức toàn cầu, gây ra hậu quả xấu cho châu Á và các khu vực khác.
Sách Trắng năm 2014 cũng cho biết, Chương trình quốc phòng của Nhật Bản từ 2014 đến năm 2019 sẽ bao gồm việc bổ sung các máy bay trinh sát không người lái, khu trục hạm chống tên lửa, các trang thiết bị vận chuyển... với chi phí lên đến 247 tỷ USD./.
Hùng Cường
Theo Vietbao
Sách trắng phòng vệ Nhật Bản khiến hệ thống thần kinh của Trung Quốc giãy nảy Sách trắng phòng vệ Nhật Bản phản ánh khách quan các hành động khiêu khích của Trung Quốc, làm truyền thông và học giả nước này nhảy dựng cả lên đối phó. Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 7 có bài viết tuyên truyền cho rằng, nhà cầm quyền Nhật Bản "căm thù Trung Quốc" hầu như đã đến...