Nhật hỗ trợ ASEAN 20 tỉ USD
Nhật Bản nỗ lực thắt chặt hợp tác nhiều mặt với ASEAN trong bối cảnh tình hình an ninh và địa chiến lược khu vực có nhiều biến động.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị ASEAN – Nhật Bản ngày 14.12 – Ảnh: TTXVN
Theo TTXVN, ngày 14.12, tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 40 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN – Nhật Bản. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo chia sẻ đánh giá tích cực về sự phát triển mạnh mẽ và những thành quả quan trọng đạt được 40 năm qua trong quan hệ và hợp tác hai bên trên nhiều lĩnh vực, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và đang tiếp tục được triển khai tích cực.
Hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo cấp cao các nước Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan dự hội nghị Mê Kông – Nhật Bản, với sự chủ trì của Thủ tướng Shinzo Abe. Nhân dịp này, Nhật cam kết tăng vốn ODA lên 600 tỉ yen (gần 6 tỉ USD) cho 5 nước Mê Kông từ 2013-2015, theo Kyodo News. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Yuji Kuroiwa, Tỉnh trưởng tỉnh Kanagawa lớn thứ hai Nhật Bản.
Đến nay, Nhật luôn là một trong những đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư quan trọng và nước cung cấp viện trợ và hợp tác phát triển lớn nhất ASEAN. Hiện, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, với tổng kim ngạch song phương đạt 262,4 tỉ USD năm 2012. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN năm 2012 đạt hơn 20 tỉ USD. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ở Trung Quốc không còn thuận lợi do căng thẳng giữa hai nước, đại diện các doanh nghiệp Nhật hôm qua khẳng định ASEAN là điểm đầu tư lớn nhất của họ, theo Kyodo News.
Video đang HOT
Với cam kết duy trì và tăng cường hợp tác tích cực và hỗ trợ ASEAN, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cam kết hỗ trợ 20 tỉ USD cho các dự án kết nối và thu hẹp khoảng cách của hiệp hội trong 5 năm, cùng nhiều khoản hỗ trợ khác. “Từ khi nhậm chức, trọng tâm chiến lược ngoại giao của tôi là cái nhìn toàn cục cả thế giới. Trong đó, ASEAN luôn đóng vai trò đối tác đặc biệt”, AFP dẫn lời Thủ tướng Abe phát biểu.
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao tầm quan trọng chiến lược của quan hệ ASEAN – Nhật Bản và nhấn mạnh cần tập trung nguồn lực triển khai các cam kết, thỏa thuận và chương trình hợp tác đã thỏa thuận; hoan nghênh Nhật Bản tiếp tục đóng góp tích cực và xây dựng cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Trao đổi về các vấn đề khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc Tuyên bố DOC và nỗ lực để sớm đạt COC, bảo đảm tự do và an toàn hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực tiễn và các chuẩn mực của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, theo TTXVN.
Cùng ngày, hội nghị đã thông qua Tuyên bố tầm nhìn về Quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN – Nhật Bản, Kế hoạch triển khai hợp tác đối phó với các vấn đề khu vực và toàn cầu, đề ra định hướng lớn và các biện pháp triển khai cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN – Nhật Bản vì hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng ở khu vực. AFP dẫn lời giới quan sát đánh giá các kết quả hội nghị lần này là minh chứng cho thành công bước đầu của Thủ tướng Abe trong nỗ lực tranh thủ ASEAN, khu vực tăng trưởng năng động và có vị thế ngày càng quan trọng về đối ngoại và an ninh đối với các cường quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc đang căng thẳng với Nhật Bản và có tranh chấp chủ quyền với một số nước ASEAN, ông Abe đã thăm đủ 10 thành viên của khối chỉ trong vòng gần một năm qua.
Kêu gọi duy trì tự do lưu thông trên không, trên biển Ngày 14.12, lãnh đạo Nhật Bản và các nước ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do đi lại và giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế như UNCLOS. Đó là một trong những nội dung của tuyên bố chung được đưa ra ngay sau hội nghị thượng đỉnh Nhật – ASEAN tại thủ đô Tokyo. Kyodo News dẫn lời Phó chánh văn phòng Nội các Nhật Katsunobu Kato cho hay, Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng các bên tham gia tranh chấp ở biển Đông sẽ sớm cho ra Bộ quy tắc ứng xử (COC) để giảm nguy cơ xung đột. Cũng theo tuyên bố chung, các lãnh đạo Nhật – ASEAN nhất trí sẽ hợp tác để bảo đảm tự do lưu thông trên bầu trời. Quyết định được đưa ra sau khi Trung Quốc đơn phương lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông gây nhiều phản đối và làm nảy sinh lo ngại nước này sẽ lập thêm ADIZ trên biển Đông.
Theo TNO
Myanmar chi 34 triệu USD đăng cai hội nghị ASEAN
Văn phòng Tổng thống Myanmar vừa chi 33,4 tỉ kyat (34 triệu USD) để tổ chức các hội nghị ASEAN năm 2014, Bộ Ngoại giao nước này vừa tiết lộ.
Tổng thống Myanmar Thein Sein (trái) nhận "ghế" Chủ tịch ASEAN 2014 từ Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Myanmar cấp kinh phí 34 triệu USD cho việc tổ chức các hội nghị ASEAN năm tới - Ảnh: Thục Minh/ASEAN 2013
Tờ Eleven trích lời ông Aung Htoo - Vụ phó Vụ ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao - cho biết: "Chúng tôi vừa nhận được 33,4 tỉ kyat làm kinh phí cho việc tổ chức các hội nghị ASEAN. Số tiền này có lẽ không đủ, nhưng cũng có thể dư".
Trong vai trò chủ tịch ASEAN năm 2014, quốc gia vừa thoát khỏi thể chế quân sự này sẽ phải tổ chức trên 100 hội nghị lớn nhỏ trong năm tới.
Tại Thượng đỉnh ASEAN thứ 23 ở Brunei hồi tháng 10 năm nay - khi ghế chủ tịch luân phiên năm 2014 được chính thức trao cho Myanamar - nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại về khả năng gánh vác trách nhiệm của quốc gia này.
Chia sẻ với Thanh Niên, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh, thừa nhận sự thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như nhân lực của Myanmar hiện nay. Tuy nhiên, "Ban thư ký ASEAN đã cử người hỗ trợ Myanmar liên tục để nước này có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình", ông Minh nói.
Bình luận về khoản ngân sách 34 triệu USD, một chuyên gia kinh tế giấu tên nói với báo Eleven rằng nó "không mang lại mấy lợi ích cho kinh tế địa phương".
Đáp lại các chỉ trích trong nước, Vụ phó Aung Htoo nói: "Bạn không thể nói việc này không đem lại lợi ích. Du khách từ khu vực ASEAN đang đổ về Myanamar. Đây cũng là cơ hội để Myanmar tiếp cận thị trường ASEAN".
Chuyên gia Moe Thuzar tại Viện nghiên cứ Đông Nam Á của Singapore nhận định Myanmar có rất ít quan hệ với bên ngoài dưới chính quyền quân sự.
Nhưng từ cuối năm 2011, sau khi được ASEAN đồng ý cho phép đảm nhận vai trò chủ tịch khối, nước này thu hút sự quan tâm lớn của cả thế giới.
"Trách nhiệm chủ tịch ASEAN cũng là trách nhiệm của toàn dân Myanmar", bà Moe Thuzar phát biểu.
Vài con số Chi phí tổ chức hội nghị ASEAN thường ít được các quốc gia thành viên công bố. Báo Cambodia Daily năm 2002 cho hay Brunei đã chi 5 triệu USD để tổ chức các cuộc họp của ASEAN năm 2001, và Campuchia trong vai trò đăng cai ASEAN năm 2002 dự kiến cũng không chi ít hơn con số đó. Nay ASEAN ngày càng lớn. Nhiều dự án, nhiều cơ cấu hợp tác trong và ngoài khối hình thành gần đây, khiến số cuộc họp tăng lên gấp bội. Riêng cuộc họp Thượng đỉnh của các nguyên thủ trước đây chỉ diễn ra mỗi năm 1 lần, nay tăng lên 2 lần/năm kể từ năm 2008. Văn phòng Tổng thống Philippines cho biết, Tổng thống Benigno Aquino III được cấp 7 triệu peso (160.000 USD) làm kinh phí cho việc tham dự Thượng đỉnh ASEAN thứ 22 ở Brunei trong 2 ngày 24-25.4.2013, với phái đoàn 51 người. Tại Thượng đỉnh thứ 23 trong 2 ngày 9-10.10.2013 cũng ở Brunei, đoàn của Tổng thống Aquino gồm 84 người được cấp kinh phí 14,3 triệu peso.
Theo TNO
Trung Quốc dùng chính COC để 'tấn công' ASEAN Ngày 6/7, tờ The Nation của Thái Lan đăng tải bài bình luận cho rằng ASEAN đã đạt được "thành tựu" lớn khi bước thêm một bước trong tiến trình hình thành khối liên minh đồng thời thúc ép được Trung Quốc đồng ý tham vấn Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Song, ẩn sau nước cờ này của Bắc...