Nhật-Hàn căng thẳng, Trung Quốc đắc lợi?
Mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul gần đây có những diễn biến làm nổi rõ sự thù địch. Những hy vọng của Washington về một “mặt trận ba bên” Mỹ-Nhật-Hàn để đối phó với Triều Tiên và sức mạnh đang lên của Trung Quốc hiện có nguy cơ tiêu tan. Ngược lại Trung Quốc đang có cơ hội khai thác mâu thuẫn ngày càng tăng giữa hai quốc gia láng giềng Đông Á này.
Mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul gần đây có những diễn biến làm nổi rõ sự thù địch. Tất cả những xích mích bắt nguồn từ sự oán giận của người dân Hàn Quốc đối với “sự ngạo mạn và hành vi vô cảm” của Nhật Bản. Trung Quốc đang có cơ hội khai thác mâu thuẫn ngày càng tăng giữa hai quốc gia láng giềng Đông Á này. Ngược lại, những hy vọng của Washington về một “mặt trận ba bên” Mỹ-Nhật-Hàn để đối phó với Triều Tiên và sức mạnh đang lên của Trung Quốc hiện có nguy cơ tiêu tan.
Một phần của những căng thẳng Nhật-Hàn là tranh chấp chủ quyền đối với hòn đảo nhỏ Takeshima/Dokdo. Mặc dù mâu thuẫn chủ yếu liên quan đến việc kiểm soát các ngư trường, nhưng do sức phá hoại mà tranh cãi này gây ra đối với mối quan hệ song phương giữa hai đồng minh nổi tiếng của Mỹ nên đã trở thành một tranh cãi lớn.
Seoul đã thiết lập sự kiểm soát hành chính chính thức đối với hòn đảo đá chủ yếu không có người ở từ năm 1954, bỏ qua sự phản đối của Tokyo rằng khu vực này chính thức thuộc lãnh thổ Nhật Bản từ năm 1905. Tranh chấp giữa hai nước vẫn âm ỉ từ năm 1954, nhưng leo thang thêm vào thập kỷ trước khi Tokyo khẳng định chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này trong Sách trắng Quốc phòng thường niên. Đổi lại, năm 2012, ông Lee Myung-bak trở thành vị Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên chính thức đến thăm hòn đảo này.
Không dừng lại ở đó, ngày 12/2 vừa qua, trong bài phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản, Ngoại trưởng nước này Fumio Kishida đã miêu tả Takeshima là “lãnh thổ bản địa của Nhật Bản”. Lập trường này là rõ ràng và không thỏa hiệp hơn so với những người tiền nhiệm của ông Kishida. Chính phủ Hàn Quốc đã phản ứng ngay lập tức và tuyên bố Dokdo là lãnh thổ không thể tranh cãi của Hàn Quốc về lịch sử, địa lý và theo luật pháp quốc tế.
Thái độ tức giận của người dân Hàn Quốc cũng đang trở thành một nhân tố quan trọng. Một người làm bánh mì đã quyết định làm một loại “bánh mì Dokdo” có hình dạng của hòn đảo, để trả đũa một người làm bánh mì tại Nhật Bản đã làm “bánh mì Takeshima” năm 2014.
Robert Dujarric, Giám đốc Viện nghiên cứu châu Á đương đại thuộc Đại học Temple ở Nhật Bản nói rằng Tokyo không khôn ngoan khi gây sức ép vấn đề này bởi Nhật Bản hoàn toàn không có cơ hội đạt được bất kỳ nhượng bộ nào từ Hàn Quốc. Ông Dujarric nói thêm rằng Trung Quốc đang được lợi từ tranh cãi tăng lên giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, rằng tuyên bố chủ quyền của Tokyo đối với Takeshima chỉ giúp Trung Quốc và Triều Tiên gây thêm khó khăn cho Mỹ.
Các học giả nước ngoài có thể không hiểu sự coi trọng của các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc đối với một tranh chấp lãnh thổ nhỏ như vậy. Nhưng tranh cãi trên là triệu chứng của sự thù địch sâu sắc hơn trong mối quan hệ song phương, bắt nguồn từ lịch sử có liên quan đến việc Nhật Bản thôn tính bán đảo Triều Tiên năm 1910 và những hành vi của thực dân Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Theo quan điểm của người dân Hàn Quốc, cũng như người dân Trung Quốc và các dân tộc khác ở Đông Á, lập trường của Tokyo đối với những vấn đề lịch sử đang phản ánh việc tiếp tục không muốn nhận trách nhiệm đối với các tội ác chiến tranh trước đây. Bắc Kinh đã hành động khéo léo để tận dụng lợi thế từ sự tức giận của Seoul đối với hành vi của chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc đã đồng thời đưa ra cảnh báo rằng ông Abe không được “lặp lại” những tuyên bố trước đó về trách nhiệm của Nhật Bản đối với các cuộc tàn sát tại Đông Á nhân lễ kỷ niệm 70 năm Nhật Bản đầu hàng vào cuối năm nay.
Sự kết hợp nhiều sự bất bình khác nhau đã khiến Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nhiều lần từ chối các cuộc gặp cấp cao với ông Abe. Lập trường này mâu thuẫn với sự đón tiếp nhiệt tình mà bà Park Geun-hye dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2014 tại Seoul. Những động thái của Nhật Bản trong những tuần vừa qua không giúp hướng tới một hội nghị cấp cao Nhật-Hàn hay sự cải thiện trong mối quan hệ song phương. Nhật Bản chắc chắn không muốn giúp cải thiện quan hệ khi hủy bỏ một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Hàn Quốc đã có hiệu lực từ năm 2001.
Tình hình thêm tồi tệ do một tuyên bố bất cẩn của một cựu cố vấn cao cấp của ông Abe, người đã thúc giục Tokyo thực thi một hệ thống phân biệt chủng tộc và sắc tộc nếu nước này cần “nhập khẩu” những lao động kỹ năng cao từ nước ngoài. Vì có khả năng trong số các lao động này có người Hàn Quốc, nên nhận xét trên đã xác nhận giả thuyết ngày càng lan rộng tại Hàn Quốc về sự tiếp tục ngạo mạn và phân biệt chủng tộc của Nhật Bản.
Video đang HOT
Sự căng thẳng ngày càng tăng giữa Nhật Bàn và Hàn Quốc đang khiến Mỹ quan ngại. Các quan chức chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang thúc ép Seoul và Tokyo giải quyết những bất đồng của họ trong tranh chấp chủ quyền đảo Takeshima/Dokdo và các vấn đề khác. Các nhà lãnh đạo Mỹ tin rằng một sự hòa giải toàn diện giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là bắt buộc để tạo điều kiện thuận lợi cho một sự hợp tác ba bên trong khu vực.
Theo Nghiên cứu Biển Đông
Mỹ có thể ngăn Trung Quốc lộng hành ở châu Á?
Mỹ không thể ngăn Trung Quốc xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông nhưng Washigton có thể khiến Bắc Kinh phải dần dần trả giá đắt vì hành động lộng hành ở vùng biển chiến lược này.
Theo tạp chí National Interest, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã âm mưu thay đổi trật tự thế giới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi tăng tốc xây dựng các hòn đảo trái phép trên Biển Đông. Trong đó, mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là dần thay thế vị trí của Mỹ để trở thành lực lượng chiếm thế thượng phong tại đây.Tuy nhiên, Trung Quốc đã rất khôn khéo trong việc tránh để các hành động bành trướng kích động một cuộc chiến tranh hay vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Những việc làm giúp Bắc Kinh chiếm lợi thế cả về mặt chính trị, kinh tế và quân sự đã khiến các quốc gia láng giềng vô cùng quan ngại và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Cuối năm 2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập "vùng phòng không" trên biển Hoa Đông đúng thời điểm Mỹ - Nhật tiến hành một cuộc tập trận chung gần đảo Okinawa.
Song, hành động bành trướng của Bắc Kinh lại dường như vắng bóng trên các tờ báo lớn của Mỹ hoặc bị chính phủ của Tổng thống Barack Obama đưa vào danh mục báo động nguy hiểm giống như tình hình tại Ukraine và cuộc chiến chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông.
Về phần mình, trong 20 năm qua, Trung Quốc đã chú trọng tập trung phát triển năng lực quân sự quy mô lớn với sự góp mặt của các loại vũ khí "chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực" và cả các chiến thuật đối phó với Mỹ.
Liên quan tới hành động bành trướng xâm chiếm chủ quyền tại khu vực châu Á, trong năm 2013, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thiết lập "vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông bao trùm không phận quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo: Senkaku/Điếu Ngư.
Trong đó, mục đích của Trung Quốc là ngăn chặn mọi sự can thiệp từ lực lượng bên ngoài tiếp cận tới khu vực mà quốc gia này gọi là "đường chín đoạn" trên Biển Đông. Trong vùng phòng không này, Bắc Kinh đang cố gắng giành chủ quyền với những vùng biển kéo dài tới "Chuỗi đảo thứ hai" bắt đầu từ phía bắc quần đảo Nhật Bản cho đến đảo Halmahera của Indonesia. Còn trên khu vực Biển Đông, Trung Quốc đang ngang nhiên xâm chiếm nhiều bãi đá xảy ra tranh chấp chủ quyền như bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc xây cảng và sân bay trên một hòn đảo đang xảy ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Đặc biệt, Bắc Kinh còn hung hăng thách thức cả lực lượng máy bay tình báo và tàu thuyền của hải quân Mỹ, gây nguy hiểm cho tính mạng của quân nhân hai nước. Trung Quốc còn tài trợ nhiên liệu cho ngư dân nước nhà tới đánh bắt tại vùng biển nằm trong khu vực "đường chín đoạn" và trợ giá lắp đặt hệ thống GPS để hiện thực hóa dần dần âm mưu xâm chiếm chủ quyền.
Việc lắp đặt hệ thống GPS cho các tàu cá là nhằm giúp ngư dân có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc trong trường hợp vấp phải sự ngăn cản từ lực lượng chấp pháp của các nước láng giềng.
>> Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam
Hồi tháng 5/2014, Trung Quốc còn cho hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả những hành động ngang ngược của Trung Quốc đều chưa đạt tới ngưỡng khấy động một cuộc chiến trong khu vực hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng quy mô lớn buộc các nước láng giềng liên thủ để đối phó với Bắc Kinh. Và đây chính là âm mưu của chính quyền Trung Quốc.
Mỹ làm gì để ngăn Trung Quốc?
Mặc dù, trong vài năm qua, một số nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cũng triển khai các dự án xây đảo nhân tạo trái phép những rõ ràng, quy mô và tần suất của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều. Nguy hiểm hơn, Bắc Kinh còn có thể tận dụng các đảo nhân tạo này để xây dựng căn cứ hải quân, sân bay, kho chứa radar và vũ khí chống hạm, cũng như kho tiếp nhiên liệu cho các tàu cá và lực lượng bảo vệ bờ biển. Nói cách khác, Trung Quốc đang âm mưu dần biến khu vực Biển Đông thành "cái hồ của Bắc Kinh" và giành quyền bá chủ.
Ngay cả trong một cuộc họp báo gần đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi vẫn rất xảo ngôn khi cho rằng: "Trung Quốc đang có những hành động kiềm chế và trách nhiệm. Các nước bên ngoài không có quyền đưa ra những cáo buộc vô căn cứ. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng những cam kết, và thận trọng với cách phát ngôn cũng như hành động, đồng thời tăng cường cải thiện mối quan hệ Trung - Mỹ và nền hòa bình, ổn định trong khu vực".
Tàu hải cảnh Trung Quốc tới bảo vệ cho giàn khoan Hải Dương-981 hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014.
Do đó, theo National Interest để đối phó với việc Bắc Kinh ngang nhiên thay đổi trật tự quốc tế trên Biển Đông, Mỹ và các nước trong khu vực cần cho Trung Quốc thấy cái giá phải trả cho hành động này.
Cách tốt nhất là chính quyền của Tổng thống Obama cần thay đổi giọng điệu trong các cuộc đối thoại với Trung Quốc. Theo đó, Washington không nên trông chờ vào những lời hứa hẹn về việc Bắc Kinh sẽ trở thành một đối tác tốt hay theo đuổi "một mô hình mới quan hệ giữa các cường quốc". Thay vào đó, ông Obama cần thay đổi mạnh mẽ chiến lược hiện tại và cho Trung Quốc thấy rằng họ đang vượt qua giới hạn cho phép.
Chia sẻ trên tạp chí Wall Street Journal, ông Richard Fontaine, Chủ tịch Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) nhận định: "Mỹ và các đối tác châu Á nên tận dụng những hành động ngang nhiên của Bắc Kinh trong thời gian gần đây tại khu vực Biển Đông để tăng cường mối quan hệ hợp tác an ninh. Đây không chỉ là phương pháp kiềm chế Trung Quốc mà quan trọng hơn là tạo thế cân bằng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh".
Nói cách khác, Tổng thống Obama nên giải thích với các quốc gia rằng bất cứ ai muốn tìm cách thay đổi trật tự thế giới sẽ không còn được coi là đối tác của Mỹ và Washington sẽ hợp tác với các nước khác trong khu vực để "cân bằng" những hành động sai trái.
Tàu cá Trung Quốc được chính phủ nước này hỗ trợ lắp đặt hệ thống GPS.
Còn theo Giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Chicago tại Mỹ, ông John J. Mearsheimer, Trung Quốc nên biết rằng họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường nếu tiếp tục bành trướng trên Biển Đông.
Các bằng chứng lịch sử là minh chứng rõ nhất cho thấy giới chính trị gia Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu như Trung Quốc cố gắng giành thế thượng phong tại châu Á. Kể từ khi trở thành cường quốc số 1 trên thế giới, Mỹ không bao giờ chấp nhận việc để một đối thủ cạnh tranh tồn tại. Do đó, trong tương lai, Mỹ sẽ có những bước tiến dài trên hành trình kiềm chế Trung Quốc và loại bỏ hoàn toàn khả năng thống lĩnh khu vực châu Á của Bắc Kinh. Nói cách khác, Mỹ sẽ cư xử với Trung Quốc theo như cách nước này đã làm với Liên Xô cũ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Trong khi đó, hoạt động mở rộng bành trướng của Trung Quốc cũng đang khiến các nước châu Á vô cùng quan ngại và họ có thể liên thủ cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài để ngăn Bắc Kinh hiện thực hóa âm mưu bá chủ khu vực. Giờ đây, không chỉ các nước lớn như Ấn Độ, Nhật Bản và Nga mà cả Singapore, Hàn Quốc cũng đang theo dõi sát sao từng động thái của Trung Quốc và tìm cách kiềm chế sức mạnh của nước này. Do đó, không loại trừ khả năng các nước trên sẽ tham gia liên minh cân bằng sức mạnh do Mỹ dẫn đầu để hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc như cách mà Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và cả Trung Quốc gia nhập lực lượng của Mỹ để kiềm chế Liên Xô cũ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.
Mỹ có thể tài trợ vũ khí và phương tiện quân sự cho các nước đồng minh châu Á trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc.
Một khi triển khai chiến lược "cân bằng", Mỹ sẽ có những hành động can thiệp và hỗ trợ sức mạnh quân sự cho các nước trong khu vực để chống lại Trung Quốc. Điển hình, Washington có thể quyết định đây chính là thời điểm để bán cho Đài Loan các chiến đấu cơ F-16 C/D mà Đài Bắc đã đề xuất hàng năm qua. Washington còn có thể giúp Đài Loan hiện đại hóa chương trình tàu ngầm nội địa và để ngỏ khả năng chuyển các tiêm kích F-35 cho Đài Bắc. Nói cách khác, Mỹ cần cho Trung Quốc thấy rằng nếu Bắc Kinh có những động thái củng cố vị trí trong khu vực, họ sẽ vấp phải sự đối đầu mạnh mẽ của liên minh mà Washington dẫn đầu.
Nói tóm lại, National Interest nhận định nếu muốn kiềm chế được Trung Quốc, Washington cần xây dựng một chiến lược tổng thể không chỉ cho nhằm tới lợi ích kinh tế mà còn phải nhắc nhở Bắc Kinh về cái giá mà nước này phải trả khi triển khai những hành động bắt nạt láng giềng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Minh Thu (Lược dịch)
Theo Infonet
Venezuela triệu hồi khẩn cấp Đại biện lâm thời tại Mỹ Ngày 9/3, Venezuela đã cho triệu hồi Đại biện lâm thời nước này tại Washington để tham vấn khẩn cấp sau khi Tổng thống Barack Obama ra lệnh áp đặt lệnh trừng phạt mới chống lại 7 quan chức Venezuela. Quan hệ Venezuela - Mỹ đang rơi xuống điểm thấp nhất kể từ khi Tổng thống Maduro lên nắm quyền năm 2013 (Ảnh:...