Nhật giới thiệu công nghệ quản lý bán lẻ cho siêu thị
Các hãng công nghệ hàng đầu Nhật Bản đã trình làng các giải pháp tiên tiến cho hệ thống bán lẻ tại triển lãm Retail Tech Exhibition vừa được tổ chức tại Tokyo, đáp ứng nhu cầu của một trong những ngành có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất bất chấp kinh tế thế giới suy giảm những năm qua.
Tại triển lãm, hãng NEC đã mang tới các giải pháp toàn diện cho siêu thị hoặc các cửa hàng tạp hóa. Trong các cửa hàng, hệ thống POS (Point of sale – điểm bán lẻ) do công ty cung cấp cho phép kiểm soát số lượng hàng, số lượng hàng đã bán và xu hướng tiêu thụ.
Theo đó, dữ liệu từ các ngày kinh doanh trước được lưu lại. Nhân viên cửa hàng có thể dựa vào số liệu để lựa chọn việc chuyển thêm các mặt hàng đang hút khách. Việc này sẽ giúp giảm thiểu lãng phí và hợp lý hóa hoạt động quản lý.
NEC còn đang triển khai một quy trình sử dụng công nghệ “dữ liệu lớn” và công nghệ “nhận dạng gương mặt” nhằm nhận mặt các khách hàng quen thuộc. Công nghệ này đang được sử dụng tại công viên chủ đề Universal Studio Japan để quản lý khách mà không cần sử dụng bất kỳ thẻ nhận dạng nào.
Video đang HOT
Dựa trên NEC kinh nghiệm phong phú ở Nhật Bản, NEC cũng đang tiến mạnh ra các thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Công ty thông báo hệ thống POS của mình sẽ được cung cấp cho các cửa hàng tạp hóa ở Thái Lan. Các hệ thống này rất dễ dàng sửa chữa, thay đổi ổ cứng.
Trong khi đó, hãng Toshiba giới thiệu “Mirror Signage”, công nghệ tín hiệu số thể hiện hình ảnh và các thông tin liên quan tới các bộ quần áo trên gương. Khách hàng tới mua quần áo có thể thử đồ bằng cách đứng trước gương. Trên gương sẽ hiện lên hình ảnh các bộ quần áo với kích cỡ vừa với thân hình để họ chọn.
Về phần mình, Fujitsu giới thiệu công nghệ “Individual Recognition”, cho phép nhận dạng từng cá nhân qua dấu vân tay.
Theo Vietnamplus
Nhật đưa công nghệ vào nông nghiệp để nâng cao sản lượng
Với việc Nhật Bản đang đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), tương lai của nông nghiệp nước này ngày càng nhận được sự quan tâm. Nhiều công ty công nghệ hàng đầu đã phát triển những ứng dụng tiên tiến nhất nhằm tăng cường chất lượng nông sản.
Robot thu hoạch dâu của Nhật Bản, một ví dụ cho thấy những ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của nước này (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)
Trong xu thế đó, hãng Fujitsu gần đây đã giới thiệu "AKISAI", hệ thống điện toán đám mây về nông nghiệp và thực phẩm, sẽ giúp quản lý hoạt động nông nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Ông Hiroyuki Sakai, lãnh đạo bộ phận phát triển kinh doanh và tiếp thị sản phẩm của Fujitsu cho biết hệ thống đã được 160 công ty và các tổ chức sử dụng.
Fujitsu cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát ở mô hình sản xuất nông nghiệp cá thể. Theo đó, một nông dân trồng cải bắp có thể nâng sản lượng lên 30% nhờ hệ thống giúp lên lịch làm việc phù hợp nhất và dự báo triển vọng thu hoạch.
Tương tự, các nông dân trồng lúa có thể giảm thời gian làm việc tới 23% nhờ cải thiện tiến trình lao động, thông qua phân tích quy trình trồng lúa trên máy tính.
Tại trang trại trồng cam, tỷ lệ đường trong cam được nâng từ 24% lên 60% trong vòng ba năm. Thành tích này có được nhờ việc nhận được sự tư vấn từ xa của các chuyên gia và các nông dân có kinh nghiệm.
Ông Tomihiro Yamazaki, Giám đốc cao cấp của Fujitsu, đã giới thiệu các phần mềm phụ của "AKISAI". Phần lớn các lịch trồng cấy nông nghiệp đã được tích hợp vào trong hệ thống thông qua phần mềm này. Cần biết rằng thường thì những kinh nghiệm như thế chỉ có trong đầu của các chuyên gia nông nghiệp. Điện thoán đám mây của Fujitsu đã phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm này, giúp nông dân thu hoạch ổn định hơn và mùa màng có chất lượng cao hơn.
"AKISAI" đã được giới thiệu tới Mỹ, châu Âu, Nga và các nước ASEAN, qua đó không chỉ giúp giải quyết các vấn đề của nông nghiệp Nhật Bản và đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp thế giới.
Ông Tomihiro Yamazaki, Giám đốc cao cấp của Fujitsu, đã giới thiệu các phần mềm phụ của "AKISAI".
Trong khi đó, công ty AEON Agri thuộc tập đoàn AEON đã thực hiện cuộc thử nghiệm bằng cách cho những người nghiệp dư tham gia làm nông. Dù không có kinh nghiệm cũng như kiến thức về nông nghiệp, song nhờ ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến mà những nông dân không chuyên này đã đạt thành công lớn khi tiến hành thu hoạch nông sản.
Hiện có 14 nông trại được đặt dưới sự quản lý của AEON. Điểm chủ đạo dẫn tới thành công là việc chia sẻ thông tin và phân tích dữ liệu của từng nông trại. AEON đã có kế hoạch cung cấp sản phẩm cho các thị trường nội địa và nước ngoài, gồm khối ASEAN
Theo Vietnamplus
Toshiba giới thiệu USB dung lượng lưu trữ lớn, tốc độ sao chép cao Tosiba chính thức bán ra TransMemory Pro USB 3.0 Flash Drive - chiếc USB có dung lượng 128GB với tốc độ sao chép cực cao, kèm theo khả năng bảo mật và độ an toàn tốt cho người dùng. TransMemory Pro USB 3.0 Flash Drive - một thiết bị lưu trữ dung lượng lớn, cung cấp cho người dùng khả năng truyền dữ...