Nhặt được chú ‘cún lai cáo’ siêu yêu sau vườn nhà, người phụ nữ ngỡ ngàng khi biết sự thật
Lần đầu tiên trông thấy Wandi, nữ chủ nhân đã ngờ ngợ nhận ra hình như con vật đáng yêu mình nhặt được không phải là cún nhà.
Định mệnh đẩy đưa khiến cặp đôi gặp nhau hết sức tình cờ. Tờ mờ sáng, người phụ nữ ở thị trấn Wandiligong, phía đông bắc Melbourne (Australia) giật mình khi nghe tiếng động vật rên ư ử sau vườn nhà. Rón rén bước ra xem thử, cô thấy một con vật bông xù trông vừa giống chó con, vừa giống cáo đã bị đại bàng thả vào vườn nhà mình.
Nhìn mặt Wandi đã thấy yêu đời phơi phới rồi.
Người phụ nữ đặt tên cho chú cún “từ trên trời rơi xuống” là Wandi để gợi nhớ về nơi cô nhặt được nó. “Sáng sớm thức dậy đã nghe tiếng động kỳ lạ trong bụi rậm. Tôi không dám chắc đó là cún con hay cáo nữa”, cô viết trên Facebook. Một cư dân mạng bình luận dưới bài viết của người phụ nữ nhặt được chú “cún” lạ kỳ: “Tôi nghĩ nó là cáo đấy, bạn gặp rắc rối rồi”. Tuy nhiên, tranh cãi hồi lâu thì cộng đồng cũng đành bó tay chịu trói vì quá nhiều luồng ý kiến trái chiều. Người phụ nữ đành đưa bé cún đến Bệnh viện Thú y Alpine để xét nghiệm DNA.
Hóa ra Wandi không phải là cún nhà ngoan ngoãn, cũng không phải cáo hoang nghịch ngợm…
Trong thời gian chờ đợi, chú được chăm sóc tại khu bảo tồn của Tổ chức Bảo vệ Chó Dingo tại Australia. “Sau nhiều tuần đợi kết quả, phòng thí nghiệm di truyền học của Đại học New South Wales đã xác nhận Wandi là một chú chó Dingo thuần chủng 100% từ vùng cao nguyên ở Victoria”, cơ quan này viết trên Instagram hôm 1/11. “Wandi sẽ là thành viên trong chương trình nhân giống của chúng tôi, bổ sung các gene mới để tăng cường sức mạnh và quy mô của quần thể Dingo thuần chủng mà chúng tôi đang nuôi dưỡng tại đây”.
..mà là chó hoang thuần chủng 100%.
Tổ chức này cho biết thương tích trên người Wandi xuất hiện do bị đại bàng tấn công và quắp đi: “Phần lưng của Wandi bị thương, móng vuốt thì mòn cụt, chứng tỏ nó đã bị đại bàng cắp lên trên không nhưng lại may mắn thoát được, sau đó lang thang một quãng xa mới được con người tìm thấy”.
Dingo là loài chó hoang chỉ sống ở lục địa Australia, thường xuất hiện ở những khu vực hẻo lánh. Đây là loài chó bản địa duy nhất của xứ sở chuột túi và được bảo vệ trong các công viên quốc gia theo Đạo luật Bảo tồn Thiên nhiên năm 1992. Tuy nhiên, tại một số khu vực ở bang Queensland, chúng lại bị xem là loài gây hại.
Thanh Vân
Theo saostar.vn/Mirror
Bệnh lạ: Căn bệnh X- "Đại dịch toàn cầu khó xác định"
Sự có mặt của bệnh X (Disease X) sẽ sớm xảy ra với con số thương vong về người lên tới 80 triệu và lây lan toàn cầu chỉ trong 36-50 giờ, nhưng chúng ta chưa sẵn sàng!
Đó là điều thực sự đáng lo ngại trong vòng 10 năm trở lại đây khi những căn bệnh vô danh đột nhiên bùng phát không có nguyên do và khiến các nhà khoa học đau đầu không thể tìm ra cách chữa trị.
Danh sách các bệnh trên rất đa dạng, bao gồm bệnh từ virus gây chết người như Ebola, Zika, SARS đến những chứng bệnh hiếm hơn nhưng chưa từng bùng phát thành dịch như sốt Lassa hay virus Marburg.
Danh sách của WHO lần đầu được lập ra vào năm 2014, bởi đại dịch Ebola - đã khiến 29.000 người bị lây nhiễm và cướp đi sinh mạng của hơn 11.000 người.
Tại thời điểm ấy, không một ai biết trước tới Ebola và không thể lường được sự nguy hiểm của Ebola.
Và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến WHO đã cho công bố một chứng bệnh đặc biệt, được đặt tên là bệnh X.
Bởi không ai đoán trước được điều gì, trong tương lai một đại dịch toàn cầu có thể xuất hiện vì một căn bệnh chưa từng được ghi nhận.
Bệnh X có thể hiểu là một căn bệnh chưa được đặt tên. WHO đặt ra nó để giúp giới chuyên gia hiểu rằng dịch bệnh không phải lúc nào cũng là một nguồn đã được xác định. "Một đại dịch toàn cầu có thể xuất hiện vì một căn bệnh chưa từng được ghi nhận" - WHO cho biết.
Sự có mặt của bệnh X (Disease X) sẽ sớm xảy ra với con số thương vong về người lên tới 80 triệu, và lây lan toàn cầu chỉ trong 36-50 giờ.
Theo một báo cáo mới đây của tổ chức Global Preparedness Monitoring Board, một dịch bệnh như vậy có thể xoá sổ 50-80 triệu người cũng như 5% nền kinh tế toàn cầu, chúng ta chưa sẵn sàng cho điều đó!
Điều đó có nghĩa rằng điều cần được ưu tiên hiện nay là phải phát triển được một nền tảng công nghệ vaccine có khả năng tùy chỉnh với bất kì căn bệnh nào.
Nếu điều này biến thành sự thực, loại vaccine mới này có thể tiến hành thử nghiệm thành công chỉ trong vòng 12 tháng.
Mới đây, CEPI - cơ quan chuyên các giải pháp về vaccine nhằm đối phó với các dịch bệnh - cho biết, họ đang tìm kiếm nguồn tài chính để tạo ra các nền tảng đủ năng lực phát triển vaccine ngừa bệnh X.
Ông Richar Hatchett - Giám đốc điều hành CEPI tiết lộ thêm: "Các tiêu chí của chúng tôi rất rộng và lần kêu gọi này mở suốt 12 tháng. Chúng tôi hi vọng có thể thu hút những ý tưởng tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới. Nếu thành công, chúng ta có thể trang bị cho loài người công cụ để chống lại Bệnh X và tạo ra một thế giới mà các dịch bệnh không còn là mối đe doạ nữa".
Trong quá khứ, bệnh X đã từng xuất hiện rất nhiều lần mà con người thậm chí không biết dưới dạng những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.
Ví dụ, dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Nó có thể chỉ là một dạng đột biến từ dịch cúm thông thường đã diết chết nhiều người nhất trong lịch sử, khiến gần nửa tỷ người bị lây nhiễm và cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người.
Có tới 50 triệu người đã chết trên toàn thế giới do hậu quả của dịch cúm Tây Ban Nha tàn khốc vào năm 1918. Ảnh: Everett Collection Historical / Alamy Stock Photo
X cũng có thể là một căn bệnh lây truyền từ động vật sang người như đại dịch HIV. HIV xuất hiện lần đầu tiên ở loài tinh tinh, rồi sau đó đã lây lan và diết chết hàng chục triệu người.
Thậm chí, X có thể là vũ khí sinh học mà luật pháp quốc tế hiện đã cấm sử dụng.
Vì vậy, thông điệp mà WHO đưa ra khi đặt tên bệnh X là vô cùng rõ ràng. Các quốc gia cần tăng cường đầu tư hơn nữa trong việc nghiên cứu phát triển vaccine phòng dịch bệnh. Ngoài ra, cần chung tay hợp tác ngăn chặn chiến tranh sinh học và hóa học để bảo vệ giống loài con người.
Minh Anh
Nguồn The Economist
Theo nguoiduatin.vn
Chim cắt vào chuồng gà định kiếm chác, ngờ đâu bị "vặt lông" tới chết Việc kẻ đi săn bị chính con mồi phản công ngược lại là điều không hề hiếm thấy trong tự nhiên và con chim cắt dưới đây là một ví dụ. Ảnh: Cắt từ video trong bài Một con chim cắt đã mò vào chuồng gà với hy vọng kiếm chác chút đỉnh, thế nhưng thế sự có ai ngờ được, trong lúc...