Nhật điều 12 tàu tuần tra quanh Senkaku/Điếu Ngư
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (JCG) đã điều 12 tàu đến tuần tra tại các khu vực quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà nước này đang có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Nhật Bản điều thêm 12 tàu đến tuần tra tại khu vực quần đảo Senkaku tranh chấp với Trung Quốc và Đài Loan – Ảnh: Tuần duyên Nhật
Số tàu này gồm 10 tàu tuần tra loại mới có lượng choán nước 1.500 tấn và 2 tàu tuần tra chở trực thăng. Các tàu sẽ tuần tra nhằm tăng cường bảo vệ vùng biển xung quanh các đảo không người ở Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) mà cả Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền, theo hãng tin Kyodo ngày 4.4.
Trong số 12 tàu, 10 tàu tuần tra mới được trang bị pháo 20 mm và súng phun nước. Mỗi tàu loại này dài 96 m và có khả năng tuần tra, truy đuổi ở tốc độ cao. Hai tàu còn lại được chuyển từ đơn vị ở khu vực khác đến và đã được tu sửa.
Khu vực tuần tra này thuộc quản lý của đơn vị số 11 thuộc JCG, trụ sở tại Okinawa. Ngoài 12 tàu tuần tra mới được điều đến, đơn vị ở Okinawa còn có 6 tàu tuần tra với lượng choán nước 1.000 tấn hoặc lớn hơn và một tàu tuần tra có trực thăng. Số quân nhân tại đơn vị số 11 đã tăng lên thành 1.722 người, trong đó 606 người được giao nhiệm vụ đặc biệt là tuần tra tại Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Sau khi chính phủ Nhật Bản mua lại hầu hết các đảo tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ một chủ sở hữu người Nhật vào tháng 9.2012, căng thẳng đã nổ ra giữa nước này với Trung Quốc.
Sau thời điểm đó, nhiều tàu của Trung Quốc bị phát hiện xâm nhập vùng biển xung quanh các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Số lượng tàu Trung Quốc lúc cao điểm đạt 20 chiếc mỗi tháng, nhưng thời gian gần đây giảm xuống còn chưa đầy 10 chiếc.
Tuy nhiên, căng thẳng vẫn chưa được giảm bớt. Ngày 4.4, ba tàu hải cảnh Trung Quốc bị phát hiện di chuyển gần quần đảo Senkaku. Các tàu này được cho là đi vào vùng tiếp giáp, ngay bên ngoài lãnh hải Nhật Bản và đây là ngày thứ 9 liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ sẽ tuần tra ở Biển Đông vào đầu tháng 4
Hải quân Mỹ dự định tiến hành tuần tra trên Biển Đông vào đầu tháng 4 năm nay, lần thách thức trực tiếp thứ 3 của Washington với tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.
Theo Reuters, một nguồn tin thân cận với kế hoạch trên của Hải quân Mỹ xác nhận thông tin trên ngày 1/4. Theo đó, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành tuần tra trên Biển Đông trong đầu tháng này.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ thời gian chính xác của hoạt động này và loại tàu nào sẽ đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lấp trái phép.
Thông tin trên được đưa ra một ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh coi những hành động nhằm thực hiện quyền tự do hàng hải của Mỹ là "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Trong cuộc trao đổi ngày 31/3 với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân ở Washington, Mỹ, ông Tập cho rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ hành vi nào núp dưới danh nghĩa tự do hàng hải để "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc". Đây được coi là cách nói khác của ông Tập khi đề cập tới sự can thiệp của Mỹ với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới.
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ. Ảnh: Reuters
Washington nhiều lần thể hiện quyết tâm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực thông qua việc điều tàu chiến và oanh tạc cơ tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Bắc Kinh bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Việc làm này là hành động thực tế cho thấy Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Trước đó, các quan chức quân sự Mỹ ngày 4/3 cho biết tàu sân bay John C. Stennis gia nhập với các đội tàu gồm tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay trang bị tên lửa dẫn đường, cùng các tàu khu trục Chung Hoon và Stockdale đã hoạt động ở Biển Đông. Các nguồn tin Mỹ cho biết, tàu Antietam khi đó đang tiến hành "tuần tra thường kỳ" và tách bạch với hoạt động của tàu Stennis, để tiếp nối những cuộc tuần tra của tàu khu trục McCambell và tàu đổ bộ Ashland hồi cuối tháng 2.
Bản đồ các thực thể Trung Quốc chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm đá Xu Bi, đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn, bãi Chữ Thập và đá Châu Viên. Đồ họa: NASA
Tháng 10/2015, việc tàu USS Lassen tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từng khiến Bắc Kinh nổi giận.
Sự xuất hiện của các tàu Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây lo ngại ở Biển Đông, bao gồm việc triển khai tên lửa đất đối không trái phép đến quần đảo Hoàng Sa, và lắp đặt các trạm radar ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một số chuyên gia nhận định sự hiện diện của các tàu là tín hiệu rõ ràng gửi đến Trung Quốc và khu vực.
Hoàng Anh
Theo Zing News
Quần đảo tranh chấp Falklands/Malvinas: Phán quyết bất ngờ Ủy ban LHQ về xác định ranh giới thềm lục địa (CLCS) đã làm Argentina vui mừng và khiến Anh thất vọng với phán quyết mới. Quần đảo Falklands/Malvinas cách Anh hơn 14.000 km trong khi cách Argentina 400 km và tranh chấp giữa 2 nước đã dẫn tới cuộc chiến năm 1982 - Ảnh: AFP CLCS chấp thuận đề nghị của Argentina...