Nhật có những con bài khiến Trung Quốc e ngại
Trong khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang gây sự chú ý thì Lực Lượng Phòng vệ Nhật Bản được đánh giá là có đủ sức để tung ra những “cú đấm” choáng váng nhằm vào nước láng giềng khổng lồ.
Ảnh minh hoạ
Quan hệ Trung-Nhật đang xấu đi nghiêm trọng kể từ năm 2010. Bắt đầu từ vụ một ngư dân Trung Quốc bị bắt trong vùng lãnh hải của Nhật Bản, một loạt vụ việc gây khó chịu khác đã diễn ra giữa hainuwocs, chủ yếu ở khu vực quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Cuộc tranh chấp này đang leo thang từng ngày và giờ đây, tàu thuyền và máy bay của hai nước Trung-Nhật thường xuyên vờn đuổi, đối đầu nhau. Nếu không được kiểm soát, những vụ va chạm nhỏ đó có thể bùng phát thành một cuộc xung đột vũ trang bất kỳ lúc nào. Trong trường hợp như vậy, có một số vũ khí của Nhật Bản mà Bắc Kinh phải kiêng dè, nể sợ.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản là một vài trong số những chiếc tàu ngầm tấn công tối tân nhất trên thế giới. Chiếc tàu ngầm chạy bằng điện-diesel với trọng tải 2.950 tấn này cũng là mô hình tàu ngầm hiện đại nhất trong hạm đội 16 chiếc tàu ngầm của Nhật Bản hiện nay. Tàu ngầm lớp Soryu được trang bị công nghệ động cơ đẩy không phụ thuộc vào không khí của Thụy Điển. Với 4 động cơ đẩy Stirling, tàu ngầm lớp Soryu có thể ở dưới nước lâu hơn hầu hết các tàu ngầm chạy bằng điện diesel khác.
Tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi với tổng số 20 ngư lôi tốc độ cao lớp Type và các tên lửa Harpoon của Mỹ. Tàu ngầm của Nhật Bản có thể phóng tên lửa hành trình nếu như khả năng được phép tấn công phủ đầu của nước này trở thành sự thật. Hiện tại, vấn đề này vẫn còn đang được tranh luận nóng bỏng trên chính trường Nhật.
Nhật Bản đang sở hữu trong tay 8 tàu ngầm lớp Soryu và thêm nhiều tàu ngầm loại này đang được đóng. Để đối phó với cuộc tranh chấp căng thẳng ở biển Hoa Đông với Trung Quốc và việc Hải quân Trung Quốc tăng cường sức mạnh của hạm đội tàu ngầm, Tokyo năm 2010 đã quyết định tăng lực lượng tàu ngầm từ 16 đến 22.
Video đang HOT
Hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản đặc biệt gây lo ngại cho Trung Quốc bởi Bắc Kinh vốn có điểm yếu truyền thống trong lĩnh vực chiến tranh chống tàu ngầm. Trung Quốc chưa từng thực hành hoạt động chiến tranh chống tàu ngầm trên thực tế và nước này thiếu cả kỹ năng lẫn phương tiện trong cuộc chiến chống tàu ngầm. Trong khi đó, Nhật Bản đã sử dụng tàu ngầm trong nhiều thập kỷ nay và lực lượng trên tàu ngầm Nhật được đào tạo bài bản, không thua kém gì các đối tác Mỹ.
Chiến đấu cơ F-15J
Chiến đấu cơ F-15J là vũ khí “tinh hoa” trong lực lượng máy bay chiến đấu của Không quân Nhật Bản.
Phi cơ chiến đấu động cơ đôi F-15J là một phiên bản của loại máy bay chiến đấu F-15 Eagle của Mỹ. Phiên bản của Nhật Bản có một chút khác biệt nhỏ và nó được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries.
F-15J được trang bị tên lửa dẫn đường hồng ngoại AAM-5, tương tự như loại tên lửa Sidewinder của Mỹ. Ngoài ra, F-15J còn được bổ sung tên lửa dẫn đường radar tầm trung AAM-4B. Trung Quốc không sở hữu tên lửa nào có tính năng như vậy. F-15J rõ ràng sở hữu lợi thế hơn hẳn trước các đối thủ Trung Quốc.
Hơn 200 chiếc F-15J đã được sản xuất. Để duy trì tính cạnh tranh và ưu thế của những chiếc máy bay có tuổi đời hơn 30 này trước các loai máy bay thế hệ mới của Trung Quốc, cứ mỗi năm, có hơn một chục chiếc F-15J được nâng cấp để nâng cao năng lực.
The F-15J là vụ khí hàng đầu để quân đội Nhật Bản đáp trả các lực lượng quân sự nước ngoài. Nhật Bản thường xuyên phái những chiếc chiến đấu cơ F-15J của mình đi chặn các máy bay nước ngoài tiếp cận vào không phận của họ. Mặc dù là thiết kế cũ, F-15J vẫn là một thách thức đáng sợ đối với Không quân Trung Quốc. Trên thế giới, F-15 vốn nổi danh là một loại chiến đấu cơ huỷ diệt khi tiêu diệt 104 chiếc máy bay mà không hề bị tổn thất gì.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Atago
Hai tàu khu trục lớp Atago là những chiếc tàu chiến nổi uy lực nhất của Nhật Bản với vũ khí được trang bị để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Với trọng tải 10.000 tấn, tàu khu trục Atago nặng bằng những chiếc tàu tuần dương thời thế chiến II của Nhật Bản. Hệ thống vũ khí tối tân Aegis của Mỹ đã biến tàu Atago trở thành một vũ khí phòng không di động đầy sức mạnh, có khả năng bắn hạ cả máy bay lẫn tên lửa đạn đạo.
Tàu khu trục lớp Atago được trang bị 96 ống phóng tên lửa thẳng đứng Mk.41, mỗi ống có khả năng chứa một tên lửa đất đối không SM-2, tên lửa đánh chặn đạn đạo SM-3 hay tên lửa chống tàu ngầm ASROC. Vũ khí chống hạm của tàu khu trục Atago gồm 9 tên lửa chống hạm SSM-1B, tương đương với loại tên lửa Harpoon của Mỹ. Cuối cùng, mỗi chiếc tàu chiến Atago có thể mang tàu ngầm, máy bay trực thăng SH-60 Seahawk và sáu ngư lôi chống ngầm tầm ngắn lớp Type 73.
Trong bối cảnh mối đe doạ từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và Trung Quốc, Nhật Bản đang đóng thêm 2 tàu lớp Atago. Cả 4 tàu khu trục loại này của Nhật sẽ được nâng cấp. Một khi được nâng cấp, tàu lớp Atago sẽ là một lực lượng phòng không đáng sợ. Trong trường hợp chiến tranh nổ ra, Trung Quốc có thể phóng một loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung vào tàu của Nhật và Mỹ. Hạm đội được trang bị hệ thống Aegis của Nhật Bản sẽ đóng vai trò là một rào chắn chặn những cuộc tấn công từ Trung Quốc. Tàu khu trục Atago cũng có thể đóng vai trò là một hệ thống phòng không uy lực ở quần đảo Senkaku và Ryukyu.
Theo_VnMedia
Nhật muốn đẩy mạnh hỗ trợ lực lượng Mỹ trong tình huống bất ngờ
Nhật Bản và Mỹ dự kiến sẽ mở rộng quy mô trợ giúp hậu phương của Lực lượng phòng vệ Nhật cho quân đội Mỹ trong các tình huống bất ngờ trong bối cảnh hai nước tìm cách điều chỉnh các quy định hợp tác quốc phòng vào cuối năm nay.
Tàu chiến Mỹ, Hàn trong cuộc tập trận chung hồi năm 2011.
Một nguồn tin chính phủ tại Tokyo ngày 21/6 tiết lộ, trong các quy định được sửa đổi, hai nước cũng phác thảo sự bảo vệ của lực lượng phòng vệ Nhật (SDP) đối với các tàu Mỹ đề phòng các vụ phóng tên lửa hoặc công tác sơ tán các công dân Nhật trong trường hợp Mỹ bị tấn công có vũ trang.
Trong lần sửa đổi đầu tiên của các quy định hợp tác quốc phòng trong 17 năm qua, hai bên cũng cân nhắc đẩy mạnh việc sử dụng chung các căn cứ quân sự của SDP và các lực lượng Mỹ, giám sát và theo dõi chặt chẽ hơn các khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Hoa Đông và sự hợp tác về các vụ tấn công mạng và thiết bị quốc phòng.
Những điểm nói trên dự kiến sẽ được đưa vào một báo cáo sơ bộ dự kiến hoàn thành vào tháng 9 tới để làm cơ sở cho khung sửa đổi các quy định hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh liên minh cầm quyền Nhật thực hiện các nỗ lực nhằm xét lại khung pháp lý liên quan tới an ninh quốc gia, trong đó có khả năng sửa đổi hiến pháp hòa bình để cho phép Tokyo thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Song song với báo cáo sơ bộ, chính phủ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe còn có kế hoạch trình lên quốc hội các dự luật để sửa đổi các bộ luận liên quan tới an ninh, như luật về xử lý các tình huống bất ngờ tại các khu vực quanh Nhật Bản và luật SDF.
Hiện tại, luật các tình huống bất ngờ của Nhật giới hạn SDF nhằm trợ giúp Mỹ tại "các khu vực hậu phương", nơi không có mối đe dọa chiến sự.
Nhưng theo một nguồn tin của chính phủ Nhật, các quy định hợp tác phòng thủ được sửa đổi cũng tìm cách mở rộng quy mô sự trợ giúp các khu vực hậu phương như vậy để bao gồm việc cung cấp nhiên liệu và trợ giúp y tế tại các vùng ngoài khu vực chiến sự.
Sự giám sát chặt chẽ hơn các vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư và các biện pháp chống lại các vụ tấn công mạng phản ánh ý định của Tokyo nhằm đề phòng Bắc Kinh. Trung Quốc thường bị cáo buộc là thủ phạm của các vụ tấn công mạng quy mô lớn.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí tại các cuộc đàm phán an ninh 2 2 nhằm sửa đổi các quy định hợp tác phòng thủ song phương vào cuối năm nay.
An Bình
Theo Dantri/Kyodo
5 vũ khí của Nhật khiến Trung Quốc khiếp sợ-Kỳ cuối Hai tàu khu trục lớp Atago là những chiến hạm có khả năng chiến đấu tốt nhất của Nhật Bản. Loại tàu khu trục này có thể mang theo 10.000 tấn vũ khí. Nó cũng được trang bị hệ thống radar Aegis do Mỹ thiết kế, giúp tăng cường khả năng phòng không di động và có thể bắn hạ máy bay cũng...