Nhật chưa thể liên lạc với IS để cứu con tin
Ngày 22/1, chính phủ Nhật thông báo chưa thể liên lạc với tổ chức phiến quân IS để đàm phán về việc thả 2 con tin người Nhật. Dù tuyên bố không đầu hàng khủng bố,Tokyo cũng để ngỏ câu hỏi liệu nước này có trả tiền để 2 con tin Nhật trở về an toàn.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. (Ảnh: SCMP)
Telegraph dẫn lời các quan chức Nhật ngày 22/1 cho biết họ đã huy động mọi nguồn lực, tìm mọi cách để liên lạc với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhằm thương lượng việc trả tự do cho 2 con tin Kenji Goto (47 tuổi) và Haruna Yukawa (42 tuổi). Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã thừa nhận Tokyo vẫn chưa thể liên hệ được với IS, đồng thời chưa chắc liệu 2 con tin có còn sống hay không.
Trước đó, trong một đoạn video, tổ chức phiến quân IS đe dọa sẽ giết cả 2 con tin nếu trong vòng 72 giờ Tokyo không trả món tiền chuộc 200 triệu USD, bằng với khỏan viện trợ mà Thủ tướng Abe cam kết dành cho Trung Đông mới đây. Thời hạn này sẽ hết hiệu lực vào lúc 14h50 ngày 23/1 giờ Tokyo.
Ông Suga cũng cho hay chính phủ Nhật đang cố gắng giải thích với các phiến quân IS rằng yêu sách của họ đang dựa trên một sự hiểu nhầm. Bởi 200 triệu USD là nhằm giúp đỡ những người dân tị nạn và nhằm mục đích nhân đạo chứ không phải trợ giúp cho quân sự.
Chánh văn phòng Nội các Nhật khẳng định nước này vẫn đang cố gắng tìm cách liên hệ với IS thông qua các kênh thứ ba. Nhật đã cử Thứ trưởng Ngoại giao Yasuhide Nakayama đến Jordan để chỉ huy tại các hoạt động tại Trung Đông để đối phó với vụ bắt cóc này.
Video đang HOT
“Dù đang ở thế khó, nhưng chúng tôi đang làm tất cả để 2 con tin có thể được trả tự do sớm nhất”, ông Suga nhấn mạnh.
Hai con tin người Nhật bị tổ chức phiến quân IS bắt cóc. (Ảnh chụp từ clip)
Trong cuộc họp báo gần đây, Chánh văn phòng Nội các đã né tránh câu hỏi liệu Nhật có trả tiền chuộc để 2 con tin an toàn trở về. Trong quá khứ, Tokyo được cho là đã thỏa hiệp với những yêu sách của những kẻ bắt cóc các con tin Nhật ít nhất một lần. Hồi năm 1999, nước này từng chi trả 3 triệu USD để đổi lại sự tự do của 4 kỹ sư mỏ bị bắt giữ tại Kyrgyzstan.
Tuy nhiên, ông Suga cũng khẳng định rằng: “Nhật sẽ không đầu hàng những kẻ khủng bố, và sẽ đóng góp vào những nỗ lực chung nhằm ngăn chặn khủng bố của cộng đồng thế giới. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trước đó cũng kiên quyết sẽ không để nước Nhật đầu hàng trước sự hăm dọa.
Phạm Thoa
Theo Dantri/Telegraph
ASEAN yêu cầu không tái diễn hành động phức tạp trên Biển Đông
ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đồng thời yêu cầu các nước không tái diễn những hành động phức tạp trên Biển Đông.
Vấn đề biển Đông là một trong những nội dung trọng tâm được đưa ra tại cuộc họp Quan chức cao cấp (SOM) diễn ra từ ngày 5-7/8, tại Nây-Pi-Tô (Nay Pyi Taw), Mi-an-ma.
Trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã đưa một lực lượng lớn tàu hộ tống giàn khoan trái phép trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cuộc họp lần này nhằm chuẩn bị cho các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và giữa ASEAN với các Đối tác. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã tham dự các Cuộc họp.
Qua hơn hai ngày họp, các Quan chức cao cấp ASEAN và đối tác đã cơ bản hoàn tất chương trình hoạt động, nghị sự, các văn kiện quan trọng để trình các Bộ trưởng thông qua dịp này. Các Quan chức cao cấp cũng đề xuất những trọng tâm lớn thảo luận tại các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao, trong đó nổi lên một số nội dung:
Dành quyết tâm cao nhất và nỗ lực thúc đẩy các biện pháp hiệu quả nhằm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN từ nay đến 31/12/2014, cũng như chuẩn bị những định hướng chiến lược nhằm tiếp tục đưa Cộng đồng ASEAN phát triển vững mạnh sau 2015.
Tăng cường đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm, sự chủ động của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, trong việc đảm bảo môi trường hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực; xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử cũng như giá trị của các công cụ hợp tác chính trị-an ninh ở khu vực như Hiệp ước Thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), diễn đàn ARF, EAS, ADMM ...; nâng cao năng lực của ASEAN ứng phó hiệu quả với những thách thức an ninh đang đặt ra...
Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối ngoại của ASEAN và khuyến khích các đối tác tham gia, đóng góp xây dựng vào việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực; hỗ trợ ASEAN đẩy mạnh liên kết và kết nối khu vực, làm động lực để mở rộng liên kết và kết nối ra Đông Á.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, ASEAN đã cùng các đối tác trao đổi về vấn đề Biển Đông, bày tỏ quan ngại sâu sắc về các diễn biến gần đây và yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, không để tái diễn những hành động phức tạp, đồng thời cần thúc đẩy các biện pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm đạt được Bộ Qui tắc ứng xử COC; tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS); giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Về văn kiện của các Hội nghị, dự kiến, các Bộ trưởng Ngoại trưởng ASEAN sẽ thông qua Thông cáo chung về kết quả của Hội nghị AMM-47; Chủ tịch Mianma sẽ ra các Tuyên bố Chủ tịch về các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các Đối tác (ASEAN 1, ASEAN 3, EAS), và Tuyên bố Chủ tịch ARF.
Theo dự kiến, từ ngày 8-10/8, tại Nây-Pi-Tô (Nay Pyi Taw), Thủ đô của Mi-an-ma, sẽ diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 (AMM-47), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 3 lần thứ 15, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các nước Đối tác (PMC 1), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á lần thứ 3 (EAS FMM), và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 21 (ARF-21), và các Hội nghị liên quan khác.
HẢI ANH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời CNN: Đâm tàu là hành động chủ ý, vô nhân đạo Tiếp nối các hoạt động ngoại giao và truyền thông nhằm khẳng định rõ sự thật về tình hình căng thẳng hiện nay trên biển Đông liên quan đến việc TQ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) phi pháp trong vùng biển VN, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã trả lời phỏng vấn trong chương trình New Stream (tạm dịch...