Nhật chi gần nửa tỷ USD dựng “tường băng” vây nhà máy điện hạt nhân
Để ngăn chặn nguồn nước nhiễm xạ ngấm vào nước ngầm và chảy ra biển, chính phủ Nhật đã quyết định sẽ chi 47 tỷ Yên, tương đương 473 triệu USD, để dựng một bức tường bằng băng quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Theo người phát ngôn chính phủ Nhật Yoshihide Suga, hiện tình hình rò rỉ nước nhiễm xạ đang ngày càng tệ hơn, và chính phủ nước này “cảm thấy nhất thiết phải tham gia vào công việc này với mức độ cao nhất có thể”.
Chất làm lạnh (ống màu xanh) có nhiệt độ từ -20 độ C đến -40 độ C sẽ được bơm xuống đất làm đóng băng khu vực xung quanh lò phản ứng, tạo thành một bức tường sâu 27m, ngăn nước ngầm thoát ra biển
Trước đó nhà máy này đã bị hư hại nặng trong thảm họa động đất, sóng thần năm 2011.
Thảm họa đã phá hủy hệ thống làm mát của các lò phản ứng, khiến 3 trong số này xảy ra hiện tượng tan chảy thanh nhiên liệu hạt nhân.
Hiện nước đang được bơm vào để làm mát các lò phản ứng, nhưng việc cất trữ khối lượng lớn nước nhiễm xạ giờ đã trở thành một thách thức lớn đối với công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành các nhà máy này.
Video đang HOT
“Theo dõi sát”
Theo kế hoạch được chính phủ Nhật công bố chiều qua, một bức tường đất bị đóng băng sẽ được dựng lên vây quanh các lò phản ứng, bằng cách sử dụng các ống chứa đầy chất làm lạnh, để ngăn nguồn nước ngầm hòa trộn với nước nhiễm xạ được sử dụng trong quá trình làm nguội các thanh nhiên liệu.
Hệ thống xử lý nước cũng sẽ được nâng cấp để đối phó với khối lượng nước nhiễm xạ ngày càng tăng.
Tiến sỹ Tatsujiro Suzuki, phó chủ tịch của Ủy ban năng lượng nguyên tử Nhật Bản cho biết tình hình tại nhà máy điện hạt
Vào khoảng 0 giờ 18 phút (GMT) sáng 4/9, một trận động đất mạnh 6,5 độ richter với tâm chấn ở độ sâu hơn 400 km đã được Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ ghi nhận tại vị trí cách Tokyo hơn 600 km về phía Nam. Tuy nhiên không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra. Công ty điện lực TEPCO xác nhận không có hư hại nào xảy ra đối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
nhân trên đang “khủng hoảng chưa từng có”, và tình hình “đang ngày càng xấu đi”.
Ông khẳng định kế hoạch đóng băng vùng đất xung quanh nhà máy là “khó khăn” và cần có một giải pháp lâu dài.
Kỹ thuật này trước đây mới chỉ được sử dụng ở quy mô nhỏ để kiểm soát ô nhiễm nhưng chưa từng được sử dụng đối với ô nhiễm phóng xạ, ông Suzuki cho biết.
Những hư hại với nhà máy đã khiến việc bơm nước liên tục vào để làm mát lò phản ứng là cần thiết, nhưng mỗi ngày sẽ có thêm 400 tấn nước nhiễm xạ bị tạo ra.
Số nước này đang được tích trữ trong các bồn chứa tạm thời tại nhà máy. Tháng trước TEPCO cho biết 300 tấn nước nhiễm xạ cao đã bị rò rỉ khỏi một trong các bồn , và là sự cố nghiêm trọng nhất đến nay.
Nhưng trong những tháng gần đây, hiện tượng rò rỉ nước nhiễm xạ còn xảy ra với các đường ống, và có lo ngại rằng nước nhiễm xạ có thể ngấm vào nước ngầm.
“ Thế giới đang theo dõi sát liệu chúng ta có thể xử lý nhà máy (Fukushima) này, bao gồm cả vấn đề nước nhiễm bẩn”, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói. “Chính phủ quyết tâm làm việc tích cực để giải quyết vấn đề này”.
Cam kết dành ngân sách xử lý sự cố trên được đưa ra chỉ ít ngày trước khi nước chủ nhà cho Thế vận hội mùa Hè 2020 được công bố, trong đó Tokyo là một ứng viên xin đăng cai.
Theo hãng tin Kyodo, chính phủ Nhật hy vọng bức tường băng kể trên sẽ đi vào hoạt động trước tháng 3/2015, với một nghiên cứu khả thi đang được thực hiện.
Theo Dantri
Lại rò rỉ phóng xạ tại Fukushima
Ngày 6/4, Cty Điện lực Tokyo (Tepco), đơn vị quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản, chuyển hàng tấn nước nhiễm xạ ở mức cao từ một bể chứa trong lòng đất sang chỗ khác, vì nước nhiễm xạ có khả năng đã rò rỉ.
Tối 5/4, Tepco thông báo, có tới 120 tấn nước nhiễm xạ có khả năng đã ngấm vào lòng đất, vì một trong bảy bể chứa bị rò rỉ.
Sử dụng đồng thời năm máy bơm, Tepco hy vọng rằng, đầu tuần tới sẽ chuyển hết 13.000 tấn nước nhiễm xạ trong bể chứa rò rỉ sang bể chứa gần đó.
Vài ngày sau trận động đất, sóng thần tháng 3/2011, nhà máy Fukushima xảy ra vài vụ nổ, chất phóng xạ phát tán vào không khí, nước biển và đất, gây ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ năm 1986.
Theo Dantri
Nhật phát hiện 18 trẻ em ở Fukushima bị ung thư Đài NHK của Nhật ngày 20/8 đưa tin, qua kiểm tra y tế, giới chức trách đã phát hiện 18 trẻ em bị ung thư tuyến giáp sau cuộc khủng hoảng hạt nhân năm 2011, cuộc khủng hoảng do thảm họa động đất/sóng thần gây ra. Thảm họa động đất/sóng thần ở Nhật hồi tháng 3/2011 đã khiến nhà máy điện hạt nhân...