Nhật bắt tay Australia, hình thành khối đồng minh chống Trung Quốc?
Với cam kết chia sẻ công nghệ tàu ngầm AIP với Australia và thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ, Nhật đang xây dựng một khối đồng minh chống TQ.
Nhật Bản và Australia ngày 11-6 thông báo đã đạt được những “kết luận quan trọng” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hợp tác công nghệ và thiết bị quốc phòng giữa hai nước, dọn đường cho khả năng Tokyo chuyển giao công nghệ tàu ngầm thông thường động cơ AIP cho Canberra.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và bộ trưởng Bộ quốc phòng Itsunori Onodera đã tiến hành hội đàm vòng 5 theo cơ chế “2 2″ với ngoại trưởng Julie Bishop và bộ trưởng Bộ quốc phòng David Johnston của Australia tại Tokyo.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thông báo hai bên đã ký kết một thỏa thuận về thiết bị và công nghệ quân sự.
Bộ quốc phòng Australia cũng đang rất quan tâm tới hệ thống động cơ AIP tối tân giúp tàu ngầm lặn sâu và dài ngày hơn trong tàu ngầm điện-diesel lớp Soryu của Nhật Bản. Đây là loại tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất thế giới hiện nay, được trang bị hệ thống sonar hiệu suất cao và có khả năng tàng hình rất tốt.
Bắt đầu từ năm 2017, Australia sẽ khởi động dự án SEA 1000, chế tạo 12 tàu ngầm thế hệ mới và bắt đầu trang bị vào năm 2025 để thay thế cho 6 tàu ngầm lớp Collins cũ. Bộ quốc phòng nước này đang cân nhắc hướng phát triển SEA 1000 với 2 phương án: Thiết kế, chế tạo hoàn toàn mới, hoặc phát triển trên cơ sở tàu ngầm lớp Collins.
Ông David Johnston đã từng nhiều lần khẳng định rằng, tàu ngầm lớp Soryu là loại tàu ngầm động cơ thông thường tốt nhất trên thế giới hiện nay. Phía Nhật cũng đã mời Bộ trưởng quốc phòng Australia lên thăm tàu ngầm lớp Soryu của mình để tận mắt chứng kiến những công nghệ ưu việt của nó.
Hiện nay, hai bên đã thảo luận các bước chuẩn bị cho dự án nghiên cứu về thủy động lực học sử dụng cho tàu ngầm như là một lĩnh vực đầu tiên của hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước.
Nếu Canberra thỏa mãn được một số điều kiện mà phía Tokyo đưa ra thì họ không chỉ có thể chuyển giao công nghệ tàu ngầm lớp Soryu, mà Nhật còn có thể tiến hành cải tiến, nâng cấp công nghệ tàu ngầm hiện có của lớp này hiện đại hơn, để giúp cho Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình một cách hoàn chỉnh nhất.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu số hiệu SS-505 Zuiry của Nhật
Một trong những điều kiện mà phía Nhật đưa ra đó là ký thỏa thuận khung về chính sách an ninh giữa hai nước, xây dựng quan hệ đồng minh hoặc bán đồng minh quân sự giữa hai nước. Hiệp định quân sự giữa Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với an ninh khu vực Đông Á.
Nhật Bản đã nới lỏng nguyên tắc về chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng hồi tháng 4/2014 – một động thái được coi là thay đổi quan trọng đầu tiên, phá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vốn do chính Tokyo soạn thảo từ năm 1967, nhằm tăng cường quan hệ an ninh với các quốc gia khác.
Được biết, trước đây Nhật Bản đã ký thỏa thuận về hợp tác công nghệ và thiết bị quốc phòng với Mỹ và Anh. Dự kiến, Nhật Bản và Australia sẽ ký một thỏa thuận tương tự như vậy trong chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Australia vào tháng Bảy tới
Video đang HOT
Thỏa thuận hợp tác này được ký kết đã đưa công nghệ tàu ngầm, thậm chí cả tàu mặt nước của Nhật Bản xuất hiện trong hạm đội hải quân của Australia, mở ra một bước ngoặt mới trong quan hệ giữa 2 nước, góp phần bảo đảm an ninh khu vực Đông Á nói riêng và châu Á nói chung.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu: Vũ khí công nghệ cao của Nhật
Tàu ngầm diesel – điện lớp Soryu được Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Kawasaki thiết kế và chế tạo cho Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF). Soryu là tàu ngầm động cơ điện – diesel đầu tiên của Hải quân Nhật Bản được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP.
Tàu ngầm lớp Soryu được chế tạo trên cơ sở tàu ngần thông thường lớp “Oyashio” của Nhật. Lực lượng tự vệ trên biển của nước này dự định sẽ chế tạo tổng cộng 10 chiếc tàu ngầm loại này. Đến nay, đã có tổng cộng 6 chiếc được hạ thủy, đánh số lần lượt từ 501-506, chỉ riêng trong năm 2013, Nhật đã hạ thủy liền 2 chiếc mang số hiệu 505 và 506.
Tàu ngầm lớp Soryu thuộc dòng tàu ngầm động cơ thông thường, có chiều dài 84m, lượng giãn nước khi nổi là 2950 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 3300 tấn, lượng giãn nước tối đa 4000 tấn. Nó được lắp đặt 4 động cơ Stirling, tốc độ dưới nước 20 hải lý/h. Chi phí cho việc đóng con tàu này là 53,4 tỷ Yên, tương đương với 3,34 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 523 triệu USD).
Tàu ngầm AIP lớp Soryu số hiệu 501 Soryu của Nhật
Tàu ngầm Soryu thiết kế với 2 cánh ổn định ở 2 bên tháp chỉ huy, đuôi tàu được trang bị hệ thống bánh lái hình chữ X. Thiết kế này được đánh giá là tối ưu, giúp tàu ngầm có tính năng cơ động cao hơn. Nội thất của tàu cũng được thiết kế với khả năng cách âm tốt nhằm ngăn âm thanh từ các hoạt động bên trong tàu lọt ra ngoài.
Động cơ đẩy không khí độc lập (Air-independent propulsion) là giải pháp công nghệ phi hạt nhân giúp động cơ tàu ngầm có thể hoạt động mà không cần phải nổi lên mặt nước hay sử dụng ống thông khí để hoạt động. Hệ thống động lực AIP giúp tàu ngầm hoạt động lâu hơn dưới nước, giảm tiếng ồn khi hoạt động so với động cơ thường.
Tàu ngầm Soryu được trang bị 4 động cơ AIP Stirling, đây là một loại động cơ nhiệt hoạt động bằng cách nén tuần hoàn oxy lỏng và nhiên liệu diesel. Nó bao gồm 2 xy lanh chứa nhiên liệu lỏng, một được duy trì ở nhiệt độ cao, một được duy trì ở nhiệt độ thấp. Hai xy lanh được nối thông với nhau, sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất giữa 2 xy lanh tạo nên quá trình nén và xả trong một chu trình khép kín nên được gọi là động cơ tuần hoàn khép kín.
Công nghệ động lực không cần không khí (AIP), hay còn gọi là động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh ôxy, vì vậy giúp cho tàu có khả năng tác chiến ngầm rất lâu mà không cần nổi lên hoặc sử dụng các thiết bị lấy không khí, giảm thiểu khả năng bị các phương tiện trinh sát chống ngầm phát hiện.
Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn, kết hợp với vỏ tàu được làm bằng thép cường độ cao và bao phủ bằng lớp ngói không phản xạ sóng âm thanh để làm giảm và tán xạ tín hiệu của các hệ thống định vị thủy âm, dùng để phát hiện tàu ngầm.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị thêm 2 động cơ diesel Kawasaki 12V25/25SB cùng với 2 động cơ điện chính để cung cấp điện năng cho tàu. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ 23,4km/h (khi nổi) và 36km/h (khi chìm), tầm hoạt động tối đa tới 11.300km (nếu chỉ chạy với tốc độ 12km/h).
Tàu ngầm lớp Soryu được trang bị hệ thống điện tử rất hiện đại với khả năng tự động hóa cao, gồm: radar trinh sát mặt nước ở độ cao thấp ZPS-6F; hệ thống định vị thủy âm Hughes/Oki ZQQ-7 bao gồm 1 gắn ở phía trước mũi tàu, 4 gắn ở sườn tàu và 1 hệ thống kiểu mảng kéo rê phía sau; hệ thống chiến tranh điện tử ZLR-3-6; hệ thống phóng mồi bẫy đối phó với ngư lôi.
Tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon
Soryu được trang bị 2 loại vũ khí chính là 6 ống phóng ngư lôi HU-606 533mm có thể dùng để phóng ngư lôi Type 89 và tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 Harpoon.
Trong đó, Type 89 là loại ngư lôi dẫn hướng bằng dây dẫn có thể hoạt động ở chế độ chủ động hoặc thụ động, tầm bắn trên 50km, tốc độ tối đa trên 130km/h. Còn tên lửa hành trình chống tàu UGM-84 có tầm bắn tới 124km dùng để tấn công các mục tiêu tàu mặt nước.
Được biết, các công nghệ có liên quan đến dự án này được bảo mật rất cao, nhưng nếu chia sẻ với Australia, Nhật sẽ đạt được 3 mục đích rất lớn. Một là, giảm bớt chi phí đầu tư nghiên cứu cơ bản; hai là tăng cường mối quan hệ hữu nghị với Australia, nước mà Nhật đã xác định sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược về quốc phòng; ba là tăng cường lực lượng và khả năng tác chiến tàu ngầm của các nước đối thủ, hợp sức đối phó với Trung Quốc.
Australia gia nhập khối đồng minh chống Trung Quốc
Xứ sở Kangoro là một trong những đồng minh quân sự quan trọng nhất và là địa điểm bố trí nhiều căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung tuần tháng 2 vừa qua, hải quân Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật đầu tiên ngoài khơi bờ biển Australia. Chưa bao giờ người ta thấy Bắc Kinh biểu dương sức mạnh quân sự lãnh thổ gần lãnh thổ Australia như vậy.
Lực lượng hải quân Trung Quốc bao gồm hai tàu khu trục và 1 tàu đổ bộ tấn công đã đi vòng theo đảo Java phía nam Indonesia và qua gần đảo Giáng sinh của Australia. Đồng thời, các chiến hạm này đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, giễu võ giương oai ngay trước cửa các căn cứ quân sự của Mỹ.
Một số học giả Trung Quốc đã nói trong cuộc phỏng vấn với báo chí Australia rằng có lẽ đây chưa phải là cuộc tập trận cuối cùng. Cuộc tập trận này đã gây ra phản ứng nghiêm trọng trên báo chí Australia làm dấy lên làn sóng tranh luận về việc nước này sẽ phải sống ra sao trong bối cảnh tiềm lực quốc phòng và các hoạt động quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Kế hoạch quân sự của Trung Quốc nhằm mục đích cuối cùng là đối đầu với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nên không có gì lạ là Bắc Kinh sẽ giành nhiều chú ý tới các lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Australia, cũng như chính bản thân nước này với tư cách là đồng minh của Hoa Kỳ.
Tàu ngầm lớp Collins của hải quân Australia
Sức mạnh quân sự Trung Quốc ngày càng gia tăng, Australia cũng như một số đồng minh khác của Mỹ trong khu vực đang ngày càng nếm trải cảm giác của các nước Tây Âu trong thời Chiến tranh lạnh khi đối đầu với Liên Xô. Hơn nữa, so với một đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là Nhật Bản hoặc Hàn Quốc thì Australia có lực lượng vũ trang rất khiêm tốn với vẻn vẹn 57.000 người, bảo vệ một lãnh thổ vô cùng rộng lớn.
Một trong các mục tiêu đối ngoại quan trọng của Trung Quốc là thuyết phục các đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương thấy được sự vô nghĩa trong chính sách thân Mỹ. Để làm điều này, Trung Quốc một mặt chỉ ra cho các nước này thấy lợi ích của việc hợp tác với Trung Quốc, mặt khác sẽ vẽ ra cho những nước này thấy được hậu quả khốc liệt nếu xảy ra cuộc xung đột.
Bắc Kinh hy vọng, sự thị uy các hệ thống vũ khí mới của Trung Quốc, chẳng hạn như tàu ngầm thế hệ mới và tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ trên mặt nước và trong lòng biển, sẽ khiến người dân Australia sẽ cảm thấy kém an toàn hơn.
Báo chí Australia đang thảo luận về các lựa chọn khác nhau để ứng phó với các tàu Trung Quốc xuất hiện tại biên giới biển của đất nước. Người ta nghi ngờ rằng, nếu Mỹ không tăng cường hiện diện và viện trợ, Australia sẽ không có đủ nguồn lực để đối phó với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, Australia chỉ có thể lựa chọn một trong 2 con đường – hoặc làm suy yếu liên minh của họ với Hoa Kỳ để đổi lấy sự cải thiện quan hệ với Trung Quốc, hoặc hoàn toàn theo đuổi chính sách thân Mỹ trong khi giải quyết các vấn đề an ninh châu Á.
Con đường đầu tiên tất nhiên không phải là sự lựa chọn ưa thích của Australia và đồng minh lớn Washington cũng không bao giờ để Canberra phải lựa chọn như vậy, nhưng nếu đi con đường sau, chưa đến mức chạy đua vũ trang nhưng tất yếu Australia sẽ bị cuốn vào một cuộc chạy đua tăng cường quân bị rất lớn.
Và ngay sau đó, cũng trong tháng 2, Thủ tướng Australia Tony Abbott cho biêt, chính phủ nươc nay đa phê chuân kê hoach mua 8 chiêc máy bay tuần tra hàng hải tầm xa Boeing P-8A Poseidon. Chinh phu nước này se chi 4 tỷ AUD (đô la Australia – tương đương 3,6 tỷ USD) để mua sô máy bay nay.
Boeing P-8A Poseidon là một loại máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến nhất thế giới hiện nay, đang được Hải quân Mỹ và Ấn Độ sử dụng. Các máy bay tuần tra mới này se giúp Australia tăng cường kha năng giám sát và tuân tra vung biên đăc quyên rông trên 2,5 triêu km vuông cua nươc nay, tương đương 4% diên tich đai dương trên thê giơi.
Australia đang đứng trước sức ép cực lớn của hải quân Trung Quốc
Theo kế hoạch, chiếc Boeing P-8A Poseidon đầu tiên sẽ đươc ban giao vao năm 2017, va toan bô 8 chiêc may bay nay se đươc biên chê hoat đông trươc năm 2021, tai căn cứ Edingurgh. Chinh phu Australia cung đa phê chuân lưa chon mua thêm 4 chiêc may bay loai nay nưa theo kêt qua cua viêc xem xét lai “Sach trăng quôc phong”.
Phi đội P-8A Poseidon của Australia sẽ được triên khai tai căn cứ Edingurgh, thuộc Không quân Hoàng gia Australia ở miền Nam nước này và dần thay thế cho phi đội máy bay cũ AP-3C Orion dự kiến hết hạn hoạt động vào năm 2019. Loại máy bay này có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, gồm hệ thống radar thế hệ mới nhất, bom không điều khiển, ngư lôi, tên lửa chống hạm hiện đại.
Đồng thời, cuối tháng 4 vừa qua, chính phủ nước này đã bật đèn xanh, cho phép quân đội mua 86 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ, để trang bị cho không quân Hoàng gia Australia.
Bài báo cho biết, các máy bay này sẽ được lắp ráp ở Fort Worth, bang Texas Mỹ, dự kiến sẽ hoàn tất bàn giao cho Australia từ năm 2018-2020. Tổng chi phí cho toàn bộ dự án lên tới 14 tỷ đô la Australia (tương đương 12,63 tỷ USD), bao gồm cả chi phí huấn luyện và bảo trì.
Được biết, gói mua sắm khổng lồ này này sẽ là hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu tàng hình lớn nhất trong lịch sử của quân đội Australia. Nước này còn đầu tư thêm hơn 1 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng mới cho các máy bay F-35 tại căn cứ Không quân Williamtown ở tiểu bang New South Wales và căn cứ Tindal ở lãnh thổ phía Bắc.
Quyết định ồ ạt mua sắm máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon và số lượng lớn máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cùng với kế hoạch hợp tác phát triển tàu ngầm động cơ AIP với Nhật Bản cho thấy, dường như Australia đã lựa chọn con đường thứ 2, chuẩn bị sẵn sàng cho một thử thách lớn khi đối đầu với Trung Quốc.
Về phía Tokyo, kế hoạch hợp tác chia sẻ công nghệ thủy phi cơ US-2 với New Dehli cũng thể hiện rõ ràng là nước này đã sẵn sàng chia sẻ tất cả những công nghệ vũ khí đỉnh cao cho những đối thủ của Bắc Kinh, Nhật Bản đã đưa ra tuyên ngôn rõ ràng là sẽ làm tất cả để xây dựng thế trận bao vây Trung Quốc. Một trục đồng minh mới Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ – Australia đã bắt đầu hình thành?
Theo Đất Việt