Nhật Bản xét nghiệm nước biển xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Bộ Môi trường Nhật Bản đã xét nghiệm nước biển xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi để xác định nồng độ chất triti sau khi nước đã qua xử lý và pha loãng được xả ra biển.
Thu thập mẫu nước biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi
Các mẫu được lấy từ 11 địa điểm vào ngày 25-8, một ngày sau khi việc xả nước bắt đầu. Kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã được công bố hôm 27-8.
Cụ thể, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết, triti tại tất cả các địa điểm đo được ít hơn 10 becquerels mỗi lít, mức tối thiểu mà Chính phủ Nhật Bản cho biết là có thể phát hiện được.
Video đang HOT
Cơ quan ngư nghiệp Nhật Bản đang kiểm tra cá đánh bắt trong khu vực và nói rằng nồng độ triti trong cá cũng quá thấp nên không phát hiện được.
Công ty Điện lực Tokyo ( TEPCO), cơ quan điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, đã cho phép giới truyền thông chứng kiến quy trình xả nước đã qua xử lý và pha loãng ra biển.
Màn hình trong phòng điều khiển từ xa hiển thị mực nước trong bể chứa. Người ta có thể nghe thấy tiếng động lớn bên ngoài cơ sở khổng lồ nơi lưu trữ nước pha loãng, cho thấy nước đang chảy vào 1 đường hầm ngầm để được xả ra biển.
TEPCO cho biết tính đến 17h chiều 27-8, đã có 1.420 tấn nước được xả. Các thiết bị hoạt động bình thường và những mẫu nước biển cho thấy không có bất thường về mức độ phóng xạ.
Theo công ty này, đến ngày 10-9, sẽ xả được 7.800 tấn nước theo kế hoạch, tương đương với số lượng nước tại 8 bể chứa. Hơn 1.000 bể chứa tại nhà máy hiện được sử dụng để lưu trữ nước đã qua xử lý.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã xảy ra 3 vụ thanh nhiên liệu bị nóng chảy sau trận động đất và sóng thần năm 2011. Nước được sử dụng để làm mát nhiên liệu nóng chảy tại nhà máy đã bị lẫn với mưa và nước ngầm thấm vào các tòa nhà lò phản ứng bị hư hỏng.
Số nước này được xử lý để loại bỏ hầu hết các chất phóng xạ, nhưng vẫn chứa triti. Nước đã qua xử lý này được pha loãng để giảm nồng độ triti xuống khoảng 1/7 theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về chất lượng nước uống.
Theo NHK
Cơ quan quản lý năng lượng nguyên tử Nhật Bản bắt đầu kiểm tra hệ thống xả thải của nhà máy Fukushima số 1
Ngày 28/6, Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành thẩm tra hệ thống xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 ra biển.
Các bể chứa nước thải nhiễm xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi tại Okuma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 20/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong đợt thẩm tra lần này, Ủy ban Quy chế năng lượng nguyên tử Nhật Bản sẽ kiểm tra hệ thống thiết bị sử dụng nước biển để làm loãng nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý, các thiết bị tự ngắt trong trường hợp xảy ra sự cố. Đây được coi là công tác thẩm tra lần cuối của cơ quan chức năng tại Nhật Bản trước khi hệ thống này chính thức đi vào hoạt động.
Trước đó, công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã kết thúc vận hành thử nghiệm, hoàn thành việc xây dựng hệ thống xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý của nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 ra biển. Dự kiến Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ sớm công bố báo cáo tổng hợp về tính an toàn của hệ thống này.
Chính phủ Nhật Bản chủ trương bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 từ mùa Hè năm 2023. Việc xây dựng và thẩm tra của cơ quan chức năng đã gần hoàn thành, tuy nhiên, các nghiệp đoàn nghề cá tại nước này vẫn đang phản đối do lo ngại các tác động tiêu cực.
Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 năm 2011 là sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine năm 1986. Nguồn nước thải nhiễm phóng xạ phát sinh từ 2 nguồn chính là nước bơm làm mát các thanh nhiên liệu nguyên tử bị tan chảy và nước mưa, nước ngầm chảy vào nhà máy, trực tiếp tiếp xúc với thanh nhiên liệu hoặc hòa lẫn cùng nước nhiễm chất phóng xạ.
TEPCO đã tiến hành phân tách chất phóng xạ strontium và cesium, sau đó sử dụng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để tách tiếp 62 đồng vị phóng xạ khác, trừ chất Triti không thể phân tách.
Nước sau khi xử lý được trữ trong các thùng chứa nằm trong phạm vi nhà máy và dự kiến sẽ chạm giới hạn vào mùa Thu năm nay.
Tòa án Tokyo giữ nguyên phán quyết trắng án đối với các cựu lãnh đạo TEPCO Ngày 18/1, Tòa án Cấp cao Tokyo đã giữ nguyên phán quyết trắng án đối với một số cựu lãnh đạo của Công ty Điên lực Tokyo (TEPCO) bị cáo buộc không ngăn chặn được sự cố rò rỉ phóng xạ năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Ba cựu quan chức của TEPCO (từ trái sang): Cựu Phó...