Nhật Bản và các nước Thái Bình Dương nhất trí thắt chặt quan hệ quốc phòng
Ngày 2/9, tại cuộc “Đối thoại Quốc phòng Nhật Bản – các đảo quốc Thái Bình Dương” lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tuyến, các bộ trưởng quốc phòng đến từ Nhật Bản và 13 quốc đảo Thái Bình Dương đã cam kết siết chặt quan hệ hợp tác để duy trì trật tự hàng hải.
Chủ trì cuộc đối thoại là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết thúc đối thoại, các bộ trưởng quốc phòng ra tuyên bố chung tái khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở – một sáng kiến của Mỹ và Nhật Bản.
Theo tuyên bố chung, các đại biểu nhất trí về sự cần thiết phải có được “nhận chức chung và xây dựng niềm tin giữa các bên nhằm giải quyết các thách thức an ninh trong khu vực”.
Video đang HOT
Ngoài nội dung trên, bộ trưởng quốc phòng các nước cũng thảo luận về hợp tác cứu trợ thiên tai và biến đổi khí hậu trong bối cảnh các quốc đảo ngày càng lo ngại về mực nước biển dâng cao. Các nước cũng khẳng định cam kết đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa một cách toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược về các chương trình hạt nhân và vũ khí của Triều Tiên.
Cuộc đối thoại này diễn ra tiếp sau cuộc họp giữa lãnh đạo Nhật Bản và các nước Thái Bình Dương hồi tháng 7, trong đó các nước nhất trí hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. 13 đảo quốc ở Thái Bình Dương gồm Quần đảo Cook, Fiji, Kiribati, Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, Niue, Palau, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu và Vanuatu. Các đại diện đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Austalia, Canada và New Zealand cũng tham dự cuộc đối thoại này.
Lòng tin của đồng minh châu Á với Mỹ ra sao sau biến cố Afghanistan?
Những đồng minh của Mỹ tại khu vực bác bỏ thông tin cho rằng thoái lui bất ổn ở Afghanistan gây rúng động quan hệ quốc phòng song phương với Mỹ.
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận quân sự. Ảnh: AFP
Đồng minh của Mỹ ở châu Á đã rút ra sự khác biệt then chốt giữa cú thoái lui biến động của Mỹ khỏi Afghanistan với cam kết của Washington trước các đối tác ở khu vực. Họ phủ nhận những đánh giá cho rằng việc rút quân đã hủy hoại lòng tin vào việc Mỹ sẵn lòng bảo vệ các nước bạn bè.
Một số nhà bình luận dự báo sụp đổ uy tín của Mỹ sau khủng hoảng ở Afghanistan và việc Trung Quốc nhanh chóng khai thác các biến cố dạng này là biểu hiện của suy giảm quyền lực Mỹ. Nhưng trong trao đổi với tờ Financial Times, giới chức chính phủ và quan chức quốc phòng các nước tại châu Á đều cho rằng việc so sánh diễn biến ở Afghanistan với quan hệ hợp tác của Mỹ và phần còn lại ở châu Á là không phù hợp.
Nhật Bản, nước tiếp nhận lượng binh sĩ Mỹ đồn trú nhiều nhất tại khu vực, tin rằng việc chính quyền Tổng thống Joe Biden sẵn lòng mở rộng hợp tác bảo đảm an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và nâng cấp vai trò của nhóm Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia) là minh chứng cho thấy mức độ vững chắc của liên minh. "Chính quyền Mỹ tái khẳng định cam kết phòng thủ chung áp dụng cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đi vào cả lĩnh vực ngăn ngừa tấn công mạng", một quan chức cấp cao của Nhật Bản cho biết.
Tại Australia, chính phủ cầm quyền lẫn phe đối lập đều ủng hộ cam kết trong liên minh với Mỹ. Theo Sam Roggeveen, giám đốc phụ trách chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy có trụ sở ở Sydney, việc Mỹ chấm dứt can thiệp quân sự ở Afghanistan không làm thay đổi hay gây ra tác động đáng kể nào về vai trò trung tâm của liên minh.
Giới chuyên gia an ninh nhìn nhận các liên minh của Mỹ thậm chí còn có vai trò ngày càng quan trọng hơn nhằm chống lại nguy cơ đến từ một Trung Quốc hành xử ngày càng quyết đoán, một mục tiêu ông Biden đã nêu rõ khi nói về quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan. Phó Tổng thống Kamala Harris trong chuyến công du Đông Nam Á vừa qua cũng nhấn mạnh thông điệp trấn an các đối tác của Washington trước mối nguy mà Trung Quốc tạo ra.
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của nhóm Bộ Tứ bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản ngày 12/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
"Rút quân khỏi Afghanistan đồng nghĩa với việc Mỹ có sự điều chỉnh nguồn lực, chuyển từ Trung Đông sang Đông Á và đó không phải là điều gì tiêu cực với Nhật Bản", Kazuhiro Maeshima, chuyên gia về chính trị Mỹ tại Đại học Sophia ở Tokyo, bình luận.
Tuy nhiên, việc thoái lui lộn xộn của Mỹ ở Afghanistan cũng tạo ra luồng dư luận về việc các đồng minh của Mỹ cần tự chủ hơn trong quan hệ an ninh. Giới chính trị theo đường lối bảo thủ ở Nhật Bản - số muốn thúc đẩy thay đổi hiến pháp hòa bình, cho rằng diễn biến ở Afghanistan sẽ giúp củng cố luận điểm Tokyo cần chủ động hơn trong nâng cao năng lực tự bảo vệ.
Một số nhà quan sát nhìn nhận thất bại của Mỹ khi không tạo dựng được chiến thắng ở Afghanistan cũng khiến đồng minh phải suy tính lại trước khi gia nhập các chiến dịch quân sự của Mỹ trong tương lai. "Mỹ có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong tạo dựng liên minh sẵn sàng tham gia các chiến dịch quân sự bên ngoài châu Âu và Đông Á trong tương lai", một quan chức cấp cao giấu tên đến từ một nước đồng minh của Mỹ chia sẻ.
Ở một vài nước, thoái lui của Mỹ khỏi Afghanistan làm gia tăng chia rẽ chính trị. Tại Hàn Quốc, diễn biến ở Afghanistan đã kích thích làn sóng bất bình trước việc đồn trú của hàng chục nghìn lính Mỹ. Những người theo trường phái này kêu gọi giới chính trị đảng cầm quyền đẩy nhanh quá trình độc lập quân sự. Nhưng phái đối lập lại phản bác điều này, cho rằng sự sụp đổ của Kabul cho thấy cần thiết phải duy trì ổn định liên minh với Mỹ và Seoul không nên nóng vội trong việc giành quyền kiểm soát tác chiến trong thời chiến đối với lực lượng Mỹ-Hàn.
Tuy nhiên, vượt khỏi những yếu tố chính trị này, giới chuyên gia đều bác bỏ mối liên hệ giữa liên minh của Mỹ với chính sách của Washington đối với Afghanistan. "Chủ đề đó có thể khá thú vị, nhưng nó không phải là so sánh phản ánh đúng thực tế", một quan chức Nhật Bản nói.
Việt Nam lên tiếng việc Anh triển khai chiến hạm ở châu Á Các hoạt động trên biển cần tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế, đóng góp vào ổn định và an ninh khu vực, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. "Chủ trương nhất quán của Việt Nam là hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ những quy định liên quan của luật...