Nhật Bản ứng phó với diễn biến bất thường của bão Khanun
Mặc dù bão Khanun đã giảm cường độ và đang di chuyển trên biển Hoa Đông trong ngày 4/8, các chuyên gia khí tượng vẫn đánh giá đây là cơn bão “rất khác thường” và có khả năng sẽ quay trở lại quần đảo Okinawa của Nhật Bản, thậm chí hướng về các đảo chính của nước này.
Cây bị quật đổ sau khi bão Khanun tràn qua Naha, tỉnh Okinawa, Nhật Bản, ngày 2/8/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết bão Khanun gần như không di chuyển trong ngày 4/8. Đến 7h cùng ngày (theo giờ địa phương), bão Khanun ở vị trí cách đảo Miyako thuộc quần đảo Okinawa 270 km về hướng Bắc Tây Bắc. Dự báo bão có thể đột ngột chuyển sang hướng Đông vào tối cùng ngày và bắt đầu di chuyển theo hướng Bắc về phía các đảo chính của Nhật Bản.
Chuyên gia khí tượng Miho Oda thuộc Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản cho rằng các cơn bão mùa hè di chuyển rất phức tạp, nhưng kể cả như vậy, bão Khanun cũng có điểm khác lạ. Việc cơn bão này quay trở lại, gây ảnh hưởng đến Nhật Bản như lúc đầu là điều không bình thường.
Video đang HOT
Đường di chuyển của bão Khanun chủ yếu được xác định do sự hiện diện của các hệ thống áp suất cao, theo đó ban đầu bão hướng về phía Tây dọc theo hệ thống áp suất mạnh đang bao trùm phần lớn Nhật Bản.
Khi hệ thống này suy yếu, hệ thống khác sẽ chặn hướng di chuyển về phía Tây và Bắc, dẫn đến bão Khanun đứng im cho đến khi bắt đầu chuyển hướng về phía Đông vào khoảng trưa 4/8.
Một đặc điểm bất thường khác của bão Khanun là cơn bão này được dự báo sẽ mạnh lên một chút, khi di chuyển về phía Bắc hướng về phía Nhật Bản, nơi nước biển mát hơn sẽ khiến bão suy yếu. Ông Oda cho hay trong khi nhiệt độ nước biển xung quanh quần đảo Okinawa ở mức bình thường, thì nhiệt độ xung quanh 4 đảo chính của Nhật Bản cao hơn mức bình thường từ 1 đến 5 độ.
Giáo sư Yoshihiro Tachibana của Đại học Mie cho biết những thay đổi về gió hướng Tây và nước ấm đã khiến cơn bão mạnh lên và di chuyển chậm lại. Theo ông, nhiệt độ nước biển cao và sự ấm lên toàn cầu được cho là nguyên nhân dẫn tới sự khác thường của bão Khanun.
Trong khi đó, một quan chức tại Cơ quan Khí tượng Nhật Bản lại tin rằng mỗi cơn bão lại có đặc điểm riêng, rất khó để đánh giá về độ bất thường của bão Kanun. Theo quan chức này, việc nhiệt độ mặt nước cao hơn bình thường không đồng nghĩa rằng đây là tác động của biến đổi khí hậu.
Cùng ngày, tại vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), nhà chức trách đã dỡ bỏ cảnh báo bão trên đất liền, đồng thời mở lại các địa điểm kinh doanh và trường học. Tuy nhiên, chính quyền vẫn cảnh giác trước nguy cơ mưa lớn sau bão vào cuối tuần tại khu vực trung tâm và phía Nam Đài Loan.
Nhật Bản cảnh báo về tình trạng 'nắng nóng nhất trong một thập kỷ'
Tại Nhật Bản, đợt nắng nóng oi ả đã quay trở lại với mức độ khắc nghiệt hơn.
Người dân di chuyển dưới tiết trời nắng nóng tại Nagoya, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) mới đây đã cảnh báo về nguy cơ nhiệt độ cao chưa từng có trong một thập kỷ trên khắp lãnh thổ nước này từ ngày 26/7 đến ngày 3/8.
Theo JMA, từ ngày 26/7, nguy cơ xảy ra tình trạng sốc nhiệt dự kiến sẽ tăng lên trên toàn quốc, ngoại trừ khu vực dọc theo Biển Nhật Bản ở vùng Đông Bắc, do hệ thống áp suất cao kéo dài ở Thái Bình Dương. Cơ quan này cho biết một số địa điểm sẽ có nhiệt độ lên mức kỷ lục chỉ xảy ra một lần trong cùng một thập kỷ vào cùng thời điểm đó trong năm. Thủ đô Tokyo đang có một ngày 26/7 ở mức "ngày cực nóng" với nhiệt độ ghi nhận được là 35,4 độ C vào lúc 11h (giờ địa phương). Thời tiết của một địa điểm sẽ được xếp vào diện "ngày cực nóng" khi nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trên 35 độ C.
Trước đó, ngày 20/7, JMA đã đưa ra cảnh báo sớm, kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ mùa màng và phòng ngừa nguy cơ sốc nhiệt trong thời tiết cực đoan.
JMA đưa ra các cảnh báo sớm khi có ít nhất 3 lần nhiệt độ trung bình trong 5 ngày có khả năng "cao hơn đáng kể" so với bình thường. Cảnh báo cuối cùng được đưa ra cho tỉnh Okinawa và đảo Amami-Oshima của Nhật Bản là vào ngày 18/7.
Trước đó, hồi giữa tháng 7, Nhật Bản cũng bị bao phủ bởi một đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày trên khắp đất nước, mức cao kỷ lục trong năm ở nhiều địa điểm có nhiệt độ trên 38 độ C.
Thủ đô Tokyo và một số khu vực có nhiệt độ cao trên 35 độ C trong vài ngày ngày liên tiếp. Hachioji, thành phố vệ tinh của Tokyo từng ghi nhận nhiệt độ kỷ lục lên tới 39,1 độ C vào trưa 12/7.
Có người chết khi bão Khanun tiến gần Nhật, Trung Quốc ra báo động Một người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người không có điện ở miền nam Nhật Bản trong hôm nay 2.8, khi bão Khanun đang tiến gần nước này. Bão Khanun, được cơ quan thời tiết Nhật Bản mô tả là "rất mạnh", mang theo sức gió tối đa là 180 km/giờ. Bão Khanun cách đảo Kumejima xa xôi thuộc tỉnh Okinawa khoảng...