Nhật Bản lần đầu tiên đưa ra mức cảnh báo cao nhất về mưa lũ trong năm
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản lần đầu tiên đưa ra mức cảnh báo cao nhất về mưa lũ trong năm nay đối với các tỉnh Fukuoka và Oita, kêu gọi người dân ngay lập tức thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Mashiki, tỉnh Kumamoto, Nhật Bản, ngày 3/7/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo cơ quan khí tượng, tại vùng Kurume, tỉnh Fukuoka đã ghi được lượng mưa kỷ lục trong 6 giờ ở mức 316 mm tính đến 10 giờ sáng ngày 10/7. Trong 24 giờ tính đến 6 giờ sáng ngày 11/7, cơ quan khí tượng dự báo lượng mưa lên tới 200 mm ở khu vực phía Bắc Kyushu, lên đến 100 mm ở khu vực Chugoku ở phía Tây Nhật Bản và lên đến 80 mm ở khu vực Hokuriku ở miền Trung Nhật Bản.
Do lượng mưa lớn dự kiến từ các khu vực phía Tây và phía Đông đối diện với Biển Nhật Bản cho đến ngày 11/7, cơ quan khí tượng kêu gọi người dân cảnh giác, thực hiện các biện pháp chống sạt lở đất, đối phó với lũ lụt ở các vùng trũng thấp và đề phòng lũ trên sông tràn về.
Mưa lớn trút xuống nhiều nơi ở khu vực Tây Nam Nhật Bản ngày 10/7, gây ra lở đất và lũ khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 8 người khác mất tích.
Do mưa lớn, các dịch vụ tàu cao tốc nối ga Hiroshima với Hakata trên tuyến Sanyo Shinkansen cũng như tuyến Kyushu Shinkansen nối ga Hakata với Kumamoto đã tạm ngừng hoạt động.
Nhật Bản hứng chịu đợt mưa lớn kỷ lục trong 100 năm qua
Theo Viện Nghiên cứu về Khoa học Trái Đất và Phòng chống Thảm họa thiên tai Nhật Bản, đợt mưa lớn diễn ra vào cuối tuần qua là rất hiếm gặp trong vòng 100 năm qua, gây thiệt hại lớn cho các tỉnh Aichi, Shizuoka, Ibaraki và Wakayama.
Cảnh ngập lụt sau mưa lớn do ảnh hưởng của bão Mawar tại thành phố Toyokawa, tỉnh Aichi, Nhật Bản ngày 3/6/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tổng lượng mưa đo được của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản trong cuối tuần qua tập trung ở phía Đông của tỉnh Aichi và phía Tây của tỉnh Shizuoka là khoảng 400-500 mm, gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Đây là hình thái thời tiết với tần suất xuất hiện 100 năm mới có 1 lần. Trong khi đó, khu vực tỉnh Ibaraki, tỉnh Saitama và thủ đô Tokyo cũng xảy ra mưa lớn kéo dài với tần suất xuất hiện khoảng 30 năm mới có 1 lần. Riêng lượng mưa đo được tại tỉnh Shizuoka đã cao gấp 1,5 lần lượng mưa trung bình trong tháng 6, vốn là tháng cao điểm về mưa lũ ở Nhật Bản.
Theo Giáo sư Motoyuki Ushiyama, Đại học Shizuoka, một chuyên gia trong lĩnh vực thảm họa thiên tai của Nhật Bản, ngày càng có xu hướng xuất hiện các hình thái thời tiết cực đoan, khó có thể dự báo trước, đặc biệt là mưa lớn liên lục tập trung vào một khu vực nhất định gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Sắp tới, Nhật Bản sẽ bước vào mùa mưa nên người dân cần phải đề cao cảnh giác, theo dõi sát các thông tin dự báo từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin ngày 5/6, lũ lụt do sau khi mưa lớn trút xuống khu vực rộng lớn ở phần bờ biển Thái Bình Dương của nước này đã khiến 3 người thiệt mạng và khoảng 900 ngôi nhà bị hư hại. Hiện chính quyền các địa phương đang gấp rút triển khai công việc khắc phục hậu quả của trận lũ lụt lịch sử này.
Bão Nanmadol gây thiệt hại về người và của tại Nhật Bản Truyền thông Nhật Bản đưa tin 2 người đã thiệt mạng và 1 người mất tích trong ngày 19/9 sau khi cơn bão mạnh Nanmadol đổ bộ khu vực Kyushu, miền Tây Nam nước này gây mưa lớn và gió mạnh. Một biển báo bị gió quật đổ do ảnh hưởng của bão Nanmadol tại Fukuoka, thuộc đảo Kyushu, Nhật Bản ngày 19/9/2022....