Nhật Bản ứng dụng AI để phát hiện chất thải nhựa
NEC và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển – Trái đất Nhật Bản (JAMSTEC) đã phát triển một hệ thống sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động phát hiện các vi hạt từ các mẫu nước biển và trầm tích.
Kỹ thuật nhận dạng hình ảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ứng dụng giải quyết các vấn đề rác thải nhựa
Theo Nippon Electric Company (NEC), hệ thống này đã được phát triển bằng cách sử dụng công nghệ máy học nhanh (Rapid machine learning) kết hợp với phương pháp của JAMSTEC để nhuộm vi chất bằng cách sử dụng thuốc nhuộm huỳnh quang trong các mẫu thử, trước khi tiến hành ghi lại video cho các vi mạch nhuộm.
Phần mềm sau đó sẽ tự động trích xuất dữ liệu hình ảnh cho từng microplastic xuất hiện trong video và sử dụng công nghệ nhận dạng AI để sắp xếp các vi mạch dựa trên kích thước và hình dạng với tốc độ xử lý 60 đơn vị mỗi phút.
Tập đoàn Nhật Bản đã mời chào hệ thống mới có thể cải thiện phương pháp phân tích microplastic để xác định chất thải nhựa tác động đến sinh vật biển. Thông thường, quá trình phân tích microplastic bao gồm quét nước biển và trầm tích bằng lưới mịn, trước khi sử dụng kính hiển vi để chọn và phân tích từng microplastic bằng tay nhằm xác định số lượng, kích thước và các loại tồn tại trong đại dương.
Video đang HOT
Phó trưởng nhóm nghiên cứu rác thải nhựa biển của JAMSTEC – Masashi Tsuchiya cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng bằng cách thiết lập và phổ biến phương pháp đo lường này cùng với việc làm rõ thực trạng ô nhiễm vi mô, chúng tôi sẽ có thể đóng góp vào việc xây dựng các quy định phát thải phù hợp”.
Gần đây, Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã ký kết hợp tác với Microsoft để xem xét việc ứng dụng AI vào xử lý rác thải nhựa, phát hiện đánh bắt cá bất hợp pháp và một số giải pháp giúp thúc đẩy nông nghiệp. Bằng cách thu thập dữ liệu về sự lây lan và nồng độ của nhựa, CSIRO đang sử dụng AI và công nghệ máy học (ML) để phân tích nơi đến của nhựa nhằm kịp thời thực hiện các giải pháp ngăn chặn nhựa trên đất liền thải vào sông và đại dương.
Khó của Huawei - cơ hội cho những 'người chơi' khác
Theo giới quan sát, trong bối cảnh Washington đang ngày càng gia tăng áp lực để ngăn chặn Huawei của Trung Quốc tham gia phát triển mạng 5G, đây có thể là thời điểm các công ty như NEC của Nhật Bản và Samsung của Hàn Quốc 'tỏa sáng'.
Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn đang 'chờ đón' những công ty này.
Khó của Huawei - cơ hội cho những 'người chơi' khác.
Trong một thời gian dài, Washington đã thúc đẩy các đồng minh loại bỏ "người khổng lồ" viễn thông Trung Quốc khỏi các dự án xây dựng mạng di động 5G, cáo buộc rằng thiết bị của Huawei có thể được sử dụng cho mục đích do thám và tình báo. Huawei đã phủ nhận các cáo buộc, nhưng áp lực của Mỹ đã phần nào thúc đẩy sự thay đổi, như ở tại nước Anh.
Chính phủ Anh hồi đầu năm nay đã cam kết loại Huawei khỏi các yếu tố "cốt lõi" nhạy cảm nhất của mạng 5G, đồng thời thúc đẩy các kế hoạch chấm dứt sự tham gia của Huawei vào cơ sở hạ tầng 5G của Anh vào năm 2023.
Nhưng việc loại Huawei không phải là không có thách thức, bởi vì hiện tại chỉ có hai lựa chọn thay thế ở châu Âu cho các thiết bị 5G như ăng-ten và cột tiếp sóng là Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển.
Ông Sylvain Chevallier, phụ trách ngành viễn thông tại công ty tư vấn BearingPoint, cho biết phần lớn các thiết bị mạng viễn thông thương mại trên thế giới đến từ ba "ông lớn" Huawei, Nokia và Ericsson. Vốn chỉ có ba nhà cung cấp thiết bị mạng như vậy đã không tốt cho các nhà khai thác, việc giảm xuống hai thậm chí còn tệ hơn.
Tình hình đó đang mở ra một cơ hội tiềm năng hấp dẫn cho các công ty viễn thông như Samsung của Hàn Quốc và NEC của Nhật Bản. Tuy nhiên, việc xây dựng mạng 5G thành công không phải là nhiệm vụ đơn giản.
Đó là một bài học Samsung đã tự mình trải nghiệm. Mặc dù là một "người chơi" lớn trong giai đoạn phát triển mạng 3G, Samsung đã không thể cạnh tranh với ba "ông lớn" nêu trên trong phát triển mạng 4G và phải chật vật để giành được các hợp đồng thương mại.
Ông Daryl Schoolar, một chuyên gia công nghệ di động tại tập đoàn tư vấn Omdia, nói rằng quá trình phát triển mạng 5G sẽ rất nhiều chông gai đối với Samsung. Cho đến nay, Samsung vẫn tập trung phát triển mạng 5G tại Bắc Mỹ và một phần của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Dù vậy, chuyên gia Schoolar cho hay trong khi các nhà khai thác có thể cảm thấy không chắc chắn về Samsung Networks, họ vẫn tiến xa hơn trong quá trình trở thành một "người chơi" toàn cầu trong lĩnh vực 5G so với NEC của Nhật Bản.
NEC có một số lợi thế, bao gồm quan hệ đối tác tại Nhật Bản với nhà điều hành di động Rakuten. Hai công ty này đã hợp tác về xây dựng mạng 4G và hiện đang cùng phát triển hệ thống 5G. NEC cũng là công ty hàng đầu về cáp ngầm, mạng cáp quang và phần mềm quản lý logistics như Netcracker - vốn khá phổ biến với các nhà khai thác mạng ở châu Âu.
Hôm 25/6, NEC đã công bố quan hệ hợp tác với nhà điều hành mạng NTT của Nhật Bản như một phần để tăng tốc độ phát triển mạng 5G của mình.
Tuy nhiên, ông Schoolar nói rằng con đường phía trước của NEC sẽ còn nhiều khó khăn. Việc phát triển mạng 5G đòi hỏi nhiều yếu tố khác ngoài kỹ thuật, như đầu tư vào những người có thể tích hợp hệ thống, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, thiết kế mạng và điều hướng kỹ thuật. Thêm vào đó, NEC sẽ cần xây dựng niềm tin của nhà điều hành rằng họ sẽ ở đó để hỗ trợ những nhà điều hành này sau 5 - 10 năm nữa, khi các mạng 5G đó sẽ còn tiếp tục phát triển.
Song giới quan sát cho rằng việc Washington ủng hộ sử dụng các công nghệ không độc quyền như Open RAN trong phát triển mạng 5G vẫn mở ra cơ hội cho NEC trong việc tạo ra một mô hình làm "rung chuyển" các nhà sản xuất thiết bị truyền thống.
NEC xây cáp ngầm 9.400km nối khu vực Đông Á Đông Nam Á Hiệp hội Cáp Trực tiếp châu Á (ADC) chỉ định NEC xây tuyến cáp ngầm 9.400km nối Hồng Kông, Quảng Đông (Trung Quốc), Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Bản đồ tuyến cáp ADC do NEC xây dựng. Tuyến cáp dự kiến hoàn thành vào quý IV/2022, có băng thông lên tới 140 Tb/giây, truyền dẫn dữ liệu từ khu...