Nhật Bản tuyên chiến với những kẻ biến thái chuyên chụp lén phụ nữ
Lực lượng an ninh Nhật Bản đang đẩy mạnh các biện pháp nhắm tới nhóm tội phạm biến thái chuyên dùng thiết bị điện tử chụp lén hình ảnh nhạy cảm của phụ nữ.
Các hành khách xếp hàng lên tàu điện ngầm tại khu vực được đặt biển “dành riêng cho phụ nữ” tại Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: AFP).
Theo SCMP , ngoài trấn áp những kẻ tội phạm có hành vi xâm hại phụ nữ trên các chuyến tàu điện ngầm đông đúc, cảnh sát ở một số khu vực tại Nhật Bản đang tung ra chiến dịch quy mô lớn nhằm vào một tệ nạn khác: những kẻ biến thái thích chụp lén dưới váy của nữ giới.
Trên cả nước, cảnh sát Nhật Bản ghi nhận xu hướng gia tăng các hành vi chụp lén đồi bại trong thời gian qua. Giới quan sát nhận định, sự xuất hiện của công nghệ mới giúp việc chụp lén dưới váy phụ nữ trở nên dễ dàng hơn, kết hợp với việc các cơ sở giải trí “người lớn” bị đóng cửa vì đại dịch Covid-19 và tâm lý buồn chán vì lệnh phong tỏa ngăn chặn đại dịch, đã khiến vấn nạn này có xu hướng gia tăng.
Video đang HOT
Năm 2010, có 1.741 vụ bắt giữ ở Nhật Bản liên quan tới việc chụp lén phụ nữ. Con số đó tăng lên gấp đôi vào năm 2019, với 3.953 trường hợp. Tại Osaka, khu vực cảnh sát đang tăng cường đối phó với tội phạm biến thái, ghi nhận 144 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong hầu hết các vụ chụp lén dưới váy, các tên tội phạm sử dụng điện thoại. Ngoài ra, chúng cũng sử dụng thiết bị chụp ảnh tinh vi, ví dụ như máy ảnh thu nhỏ được giấu trong giày, đầu ô, bút hoặc kính.
Tại Nhật Bản, điện thoại luôn phát ra tiếng động khi chụp ảnh, như một biện pháp để ngăn chặn chụp lén. Tuy nhiên, các tên tội phạm hiện sử dụng ứng dụng chụp ảnh im lặng trên điện thoại thông minh để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Ban đầu, ứng dụng này được ra đời để có thể chụp ảnh trẻ sơ sinh đang ngủ, nhưng nó đã bị lạm dụng để thực hiện hành vi biến thái, Goki Jojima, quan chức tại sở cảnh sát Minami ở Osaka cho biết.
Tại Osaka, cảnh sát điều động nhân lực tuần tra ở các khu vực đông đúc như ga tàu điện ngầm – nơi hoạt động ưa thích của nhóm tội phạm biến thái. Cảnh sát sẽ cảnh báo phụ nữ về nguy cơ trở thành mục tiêu của tệ nạn. Họ phát tờ rơi, tuyên truyền để phụ nữ cẩn thận hơn, cũng như mặc thường phục để theo dõi tình hình.
Hồi tháng 6, chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm ngăn chặn việc tội phạm sẽ lạm dụng tiến bộ trong khoa học công nghệ để có hành vi sai trái với nhóm người trẻ tuổi. Các biện pháp này bao gồm chương trình giáo dục tại trường học để cung cấp thông tin về những mối nguy hiểm rình rập giới trẻ, bao gồm cả những hành vi mà những kẻ lạm dụng tình dục có thể làm để tấn công, xâm hại người trẻ tuổi.
Theo chuyên gia về tội phạm Mika Kyoshi, những hình ảnh chụp trái phép có thể bị tung lên mạng internet và không thể rút lại được. Vì vậy, chuyên gia này khuyên phụ nữ nên tránh xa những người đứng sau họ ở cầu thang hoặc thang cuốn, đồng thời có các biện pháp phòng ngừa để tránh trở thành nạn nhân.
Các chuyên gia cũng cho biết, tại Nhật Bản, có một đường dây hoạt động ngầm chuyên trao đổi, buôn bán video chụp lén, quay lén dưới váy phụ nữ. Vì vậy, cảnh sát và chính quyền trong thời gian qua cũng đã và đang nỗ lực trong việc dẹp bỏ những loại hình tội phạm này.
Tìm thấy hài cốt người mất tích trong sóng thần Nhật Bản
Hài cốt của một phụ nữ mất tích trong trận sóng thần khủng khiếp ở Nhật Bản năm 2011 mới được tìm thấy và xác định danh tính.
"Hài cốt, gồm hộp sọ, được tìm thấy hôm 17/2" trên bờ biển thành phố Higashimatsushima, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, phát ngôn viên cảnh sát địa phương hôm 5/3 cho hay. Đây là lần đầu tiên hài cốt người mất tích trong thảm họa được tìm thấy ở Higashimatsushima kể từ tháng 8/2012.
Theo cảnh sát, một người đi dạo gần bờ biển phát hiện vật có vẻ là hộp sọ và báo cảnh sát. Cảnh sát tới hiện trường và phát hiện thêm gần như toàn bộ phần thân của hài cốt bị chôn vùi dưới cát.
Phân tích ADN và hồ sơ nha khoa tuần này cho thấy nạn nhân là Natsuko Okuyama, 61 tuổi. Bà mất tích khi những con sóng khổng lồ tràn vào ngày 11/3/2011.
Cảnh hoang tàn sau khi sóng thần tàn phá thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi ngày 16/3/2011 (ảnh trên) và khung cảnh hiện tại hồi tháng 1. Ảnh: AFP
Tính đến tháng 12 năm ngoái, số người chết được xác nhận trong trận động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân 10 năm trước là 15.899. Hơn 2.500 người vẫn được coi là mất tích, khiến nhiều gia đình đau buồn vì không thể lo hậu sự chu toàn cho người thân, bởi thi thể của họ không bao giờ được tìm thấy.
Truyền thông địa phương dẫn lời con trai bà Okuyama gửi lời cảm ơn đến người tìm thấy hài cốt.
"Tôi vô cùng vui mừng bởi mẹ tôi đã được tìm thấy khi sắp tới kỷ niệm 10 năm thảm họa. Điều này giúp tôi cảm thấy được nguôi ngoai", anh cho hay.
Toàn cảnh động đất, sóng thần Nhật Bản năm 2011 Lễ tưởng niệm thảm họa động đất sóng thần Nhật Bản Phòng khám đặc biệt cho nạn nhân sóng thần Nhật Bản
Chồng Nhật tự hào vì đổi sang họ vợ 96% phụ nữ Nhật đổi sang họ chồng sau khi kết hôn, còn Shu Matsuo Post làm ngược lại, anh đổi sang họ vợ. Shu Matsuo Post - một doanh nhân người Nhật 35 tuổi - tự gọi mình là nhà nữ quyền, nhưng tinh thần ấy không phải sinh ra đã có. Trong 28 năm đầu tiên của cuộc đời, người đàn...