Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) mới đưa ra thông báo sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế nước ngoài.
Quyết định này đến trong trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc và các nước mới nổi đang suy giảm, gây ra những bất lợi đối với kinh tế Nhật Bản.
Cũng trong tuyên bố lần này, BOJ khẳng định kinh tế Nhật Bản đang tiếp tục phục hồi, tuy nhiên xuất khẩu và sản xuất còn tăng trưởng chậm.
Video đang HOT
Mặc dù triển vọng kinh tế nội địa của Nhật Bản còn nhiều yếu tố không ổn định, BOJ vẫn dự đoán các động lực chính của nền kinh tế Nhật, như hợp tác đầu tư và tiêu dùng có thể hồi phục khi thu nhập và tiền lương tăng trở lại.
Theo_VTV
USD tăng mạnh nhất 30 năm - Tốt hơn hay xấu hơn
USD đang tăng mạnh nhất kể từ năm 1984 và khác với trước kia, giờ đây, dường như không ai có thể ngăn được đà tăng này.
30 năm trước, cũng vào tháng 9, nước Mỹ khi đó đủ mạnh để thoát ra khỏi tình trạng mất cân bằng thương mại bằng Hiệp ước Plaza. Theo hiệp ước này, Mỹ đã thuyết phục Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh cùng hành động để làm suy yếu USD.
Giờ đây, việc Fed sẵn sàng tăng lãi suất cùng với xu hướng nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương khác trên thế giới đã khiến USD mạnh lên, đe dọa triển vọng lạm phát cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
"Fed đã sẵn sàng tăng lãi suất nhưng vẫn cực kỳ thận trọng và Fed cũng nên tính tới tác động của USD mạnh đối với các nhà xuất khẩu Mỹ", ông Makoto Utsumi, cựu công sứ tại Đại sức quán Nhật Bản ở Washington vào thời điểm các bên ký kết Hiệp định Plaza và hiện là Chủ tịch Ban cố vấn toàn cầu cho Công ty tài chính Tokai Tokyo Financial Holdings, nhận định.
USD đã tăng 20% so với yên trong 2 năm qua và tăng 17% so với euro do triển vọng Fed nâng lãi suất trái ngược với xu hướng nới lỏng tiền tệ tại Nhật Bản và châu Âu.
Chỉ số Đôla của Fed, đo sức mạnh của USD với 26 đồng tiền của các đối tác thương mại với Mỹ, tăng hơn 18% kể từ cuối năm 2013, lên mức kỷ lục vào tháng 2/2002. Chỉ số này đang hướng đến mức tăng lũy kế 2 năm mạnh nhất kể từ 1984 - thời điểm tăng tới 32%.
Đồng thời, IMF trong báo cáo ra hồi tháng 7 đã cho rằng mất cân bằng toàn cầu đang là trở ngại cho sự tăng trưởng kinh tế và USD đang được giao dịch "cao hơn" so với những yếu tố cơ bản của nó.
Tuy nhiên, cuộc họp G20 diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 9 này kết thúc mà không đưa ra được bất kỳ chính sách cụ thể nào về cách thức đối phó với tình trạng kinh tế Trung Quốc giảm tốc, kể cả sau khi Trung Quốc bất ngờ phá giá nhân dân tệ, khiến thị trường toàn cầu biến động.
Điều này trái ngược với những gì diễn ra tháng 9/1985 khi các bộ trưởng tài chính thế giới nhóm họp tại Khách sạn Plaza ở New York. Ngày 22/9, các bộ trưởng tài chính đã ký thỏa thuận cùng nhau hạ giá USD và kết quả là chỉ sau 2 năm, USD đã giảm 50% so với yên và 30% so với đồng mác Tây Đức thời đó.
Theo Nhịp cầu đô thị
Fed sắp lặp lại sai lầm lớn nhất thời kỳ Đại suy thoái? Trước thềm Fed nhóm họp, có nhiều nhận định trái ngược về tác động của việc Mỹ thoát khỏi mức lãi suất cận 0%. Một trong số đó là ý kiến cho rằng Fed đang trên đà lặp lại sai lầm lớn nhất trong thời kỳ Đại suy thoái thập niên 1930. Bức ảnh nổi tiếng chụp tại công trình xây dựng Trung...