Nhật Bản thừa nhận khó đánh chặn tên lửa mới của Triều Tiên
Tên lửa mới của Triều Tiên rất khó bị đánh chặn do có quỹ đạo không đều và bay ở độ cao thấp hơn so với các tên lửa đạn đạo thông thường, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận định.
Tên lửa mới được Triều Tiên thử nghiệm hôm 25/7. Ảnh: KCNA
Theo NHK, các quan chức quốc phòng Nhật Bản thừa nhận loại tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên có thể dễ dàng chạm tới lãnh thổ nước này.
Ngoài ra, tên lửa cũng khó bị đánh chặn do có quỹ đạo không đều và bay ở độ cao thấp hơn so với tên lửa đạn đạo thông thường.
Tuyên bố được đưa ra dựa trên các báo cáo của quân đội Mỹ và Hàn Quốc, rằng tên lửa Triều Tiên đã bay khoảng 600km.
Video đang HOT
Quỹ đạo của tên lửa mới của Triều Tiên (đường màu đỏ) và quỹ đạo tên lửa thường (đường màu xám). Ảnh: NHK
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA trước đó đưa tin Bình Nhưỡng vừa phóng loại vũ khí dẫn đường chiến thuật mới hôm 25/7 dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tên lửa đầu tiên được phóng về phía biển Nhật Bản lúc 5h34′ sáng, và tên lửa thứ 2 được phóng lúc 5h57′ từ bán đảo Hodo, gần thị trấn ven biển Wonsan.
Hai tên lửa bay được quãng đường lần lượt là 430km và 690km, và đều đạt độ cao khoảng 50km.
Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc (NSC) nhận định đây là “một loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới”, có thể coi là phiên bản Triều Tiên của Iskander (Nga) – một tên lửa đạn đạo tầm ngắn, đất-đối-đất được gọi bằng tên KN-23.
MINH HẠNH
Theo TPO/NHK
Triều Tiên phóng tên lửa, ông Trump: Họ chưa thử hạt nhân, chỉ là tên lửa cỡ nhỏ
Tổng thống Trump tái khẳng định Triều Tiên không thử hạt nhân, chỉ phóng tên lửa cỡ nhỏ và muốn duy trì đối thoại, nhưng sẽ xem xét nếu tình hình thay đổi.
"Họ chưa thử hạt nhân. Họ thực sự chưa thử tên lửa nào khác ngoài những loại nhỏ, thứ mà rất nhiều người thử nghiệm", Tổng thống Trump cho biết trong cuộc phỏng vấn với Fox News, một ngày sau khi Triều Tiên thử hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Yonhap)
Đây được coi là nỗ lực của Tổng thống Mỹ nhằm cứu vãn đối thoại song phương, sau khi ông có cuộc gặp bất ngờ với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại biên giới liên Triều hôm 30/6 và hai bên nhất trí tái khởi động đàm phán hạt nhân. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng dường như cũng muốn cảnh báo Bình Nhưỡng ngừng khiêu khích.
"Tôi nghĩ chúng tôi đang làm rất tốt trong vấn đề Triều Tiên, nhưng điều đó không có nghĩa là tình hình vẫn sẽ duy trì. Chúng tôi sẽ xem xét diễn biến", Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Vụ phóng diễn ra chưa đầy 1 tháng sau cuộc gặp ngẫu hứng của ông Trump với ông Kim tại biên giới liên Triều hôm 30/6. Tại cuộc gặp, hai bên đồng ý bắt đầu lại các cuộc đàm phán cấp độ làm việc về việc phá bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Lần cuối cùng Triều Tiên phóng tên lửa tầm ngắn vào tháng 5, ông Trump cũng "nhẹ giọng" trong nỗ lực cứu vãn quá trình ngoại giao, theo Yonhap. Đối với ông Trump, sự tham gia của ông với Triều Tiên và việc đình chỉ các vụ thử tên lửa tầm xa và hạt nhân, là một trong những thành tựu chính sách đối ngoại trước cuộc tranh cử năm 2020.
Triều Tiên cho biết các cuộc thử nghiệm nhằm gửi một "cảnh báo nghiêm trọng" tới Hàn Quốc về việc triển khai "vũ khí tấn công cực đoan" và tiếp tục kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận quân sự với Mỹ vào tháng tới. Tuần trước, họ đã cảnh báo rằng việc nối lại các cuộc đàm phán ở cấp độ làm việc với Mỹ sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện các cuộc tập trận, mà họ lên án là một cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
(Nguồn: Yonhap)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên tương tự Iskander Nga Các tên lửa tầm ngắn Triều Tiên thử ngày 25/7 được cho là phiên bản giống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga dựa trên quỹ đạo bay khác biệt của tên lửa này. Loại vũ khí dẫn đường chiến thuật mới được Triều Tiên phóng thử nghiệm tại thị Wonson ngày 25/7. Ảnh: YONHAP/TTXVN Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn...