Nhật Bản thành lập Liên minh nghị sỹ về an ninh hàng hải
Nhật Bản cần liên kết với các nước Châu Á khác để xây dựng trật tự luật pháp quốc tế.
Một nhóm nghị sỹ của Nhật Bản đã thành lập Liên minh nghị sỹ đa đảng phái về an ninh hàng hải nhằm kêu gọi xây dựng một Liên minh nghị sỹ quốc tế với mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa nghị sỹ các nước trong lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng hải.
Cuộc họp đầu tiên của Liên minh nghị sỹ về an ninh hàng hải được tổ chức ngày hôm qua (29/10) tại Quốc hội Nhật Bản đã thu hút sự tham gia của 34 nghị sỹ thuộc 6 chính đảng của nước này. Tại cuộc họp, nghị sỹ Takeo Hiranuma Chủ tịch Đảng Thế hệ tương lai, đồng thời là Chủ tịch Liên minh nghị sỹ về an ninh hàng hải cho rằng việc tàu Trung Quốc thường xuyên thâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là mối đe dọa lớn đối với Nhật Bản. Nhật Bản cần liên kết với các nước Châu Á khác để xây dựng trật tự luật pháp quốc tế.
Liên minh nghị sỹ về an ninh hàng hải cho biết sẽ kêu gọi nghị sỹ các nước Châu Á như Philippines, Việt Nam, Indonesia tham gia xây dựng Liên minh nghị sỹ quốc tế nhằm tạo dư luật quốc tế phản đối các hành động của Trung Quốc đang tác động xấu đến an ninh hàng hải./.
Theo_VOV
Trung Quốc thở phào vì Nhật không phát triển vũ khí hạt nhân
Theo tin của Kyodo News, năm nay Nhật Bản cũng sẽ bày tỏ thái độ tán đồng với nội dung của tuyên bố chung về giải trừ vũ khí hạt nhân.
Theo nguồn tin cho biết, tại hội nghị Ủy ban thứ nhất (Ủy ban an ninh quốc tế và giải trừ quân bị) của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 10 này, dự kiến sẽ thảo luận và thúc đẩy các nước ra "Tuyên bố chung về không sử dụng vũ khí hạt nhân".
Video đang HOT
Cũng giống như tôn chỉ của 4 lần trước, "Tuyên bố chung không sử dụng vũ khí hạt nhân" chuẩn bị được công bố trong năm nay cũng lên án bản chất vô nhân đạo của vũ khí hạt nhân và kêu gọi không sử dụng vũ khí hạt nhân.
Theo nguồn tin từ các quan chức Nhật Bản, Tokyo hoàn toàn tán thành tuyên bố chung năm nay.
Bài báo viết, dưới "cái ô bảo vệ hạt nhân" của Mỹ, năm ngoái Nhật Bản đã lần đầu tiên bày tỏ thái độ tán thành bản tuyên bố chung này. Ngoài ra, với 125 quốc gia tham gia ký kết, đây cũng là con số cao nhất trong lịch sử. Năm nay, con số này có thể vượt so với năm ngoái hay không cũng đang là tiêu điểm chú ý của các bên.
Đồng thời, bản tuyên bố này đã lấy nội dung giải trừ vũ khí hạt nhân làm cú hích để chào đón hội nghị thẩm định "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân" (NPT), được tổ chức vào tháng 4 năm 2015.
Hãng thông tấn Kyodo cho biết, theo dự thảo, tuyên bố sẽ được đưa ra trong phiên họp "Hội nghị quốc tế liên quan đến bản chất vô nhân đạo của vũ khí hạt nhân" lần thứ 3, diễn ra vào tháng 12 năm nay tại Vienna - Austria.
Nhật Bản sở hữu công nghệ tên lửa đẩy vệ tinh rất tiên tiến
Bản tuyên bố cho rằng, "tham dự hội nghị là điều rất có lợi đối với nhiều quốc gia", đồng thời lại một lần nữa nhấn mạnh vấn đề yêu cầu các nước không sử dụng vũ khí hạt nhân trong bất cứ tình huống nào.
"Trong bất kỳ trường hợp nào, không sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ có lợi đối với cuộc sống của nhân loại và cách duy nhất để đảm bảo không sử dụng là hoàn toàn loại bỏ vũ khí hạt nhân" - Bản tuyên bố có đoạn viết.
Hiện nay, trước sức ép ngày càng lớn của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, không ít quan chức và học giả Nhật Bản đang kêu gọi nước này phát triển vũ khí hạt nhân để răn đe Trung Quốc.
Được biết, tính đến cuối năm 2013, Nhật Bản đang sở hữu 29,5 tấn nhiên liệu hạt nhân làm giàu, trong đó 6,3 tấn được cất trữ trong nước, 23,2 tấn đang được Nhật ủy thác cho Anh và Pháp tái chế. Tuy mới chỉ đạt tới độ tinh chế 65% nhưng Nhật thể nhanh chóng nâng nó lên cấp độ vũ khí.
Theo quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), độ tinh khiết uranium hoặc plutonium của nguyên liệu bom hạt nhân đạt 92-93% được gọi là "cấp độ vũ khí". Sử dụng 12-16 kg uranium, 6-9 kg plutonium cấp vũ khí thì có thể chế tạo được thiết bị nổ hạt nhân.
Tuy nhiên có chuyên gia cho rằng, sử dụng phương pháp công nghệ cao, chỉ cần dùng từ 1-3 kg plutonium, 2,5-5 kg uranium là có thể chế tạo được vũ khí hạt nhân.
Một số chính khách cánh hữu của Nhật còn tuyên bố, nước này thừa nhiên liệu và trình độ công nghệ để chế tạo vũ khí hạt nhân trong vòng 3 tháng.
Nhật đang sở hữu công nghệ phản ứng nhiệt hạch hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, đây là công nghệ then chốt trong nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử.
Hiện Nhật Bản đã nghiên cứu thành công siêu máy tính với tốc độ tính toán đạt 600 tỷ lần/giây, hoàn toàn có khả năng tiến hành thử nghiệm mô phỏng máy tính đối với các vụ nổ hạt nhân. Đây là phương pháp mà các cường quốc như Nga, Mỹ... đang sử dụng để nghiên cứu chế tạo các vũ khí hạt nhân kiểu mới.
Ngoài ra, Tokyo cũng là quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ tên lửa đẩy vệ tinh - loại công nghệ lưỡng dụng có thể hoán chuyển trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa. Các loại tên lửa đẩy vệ tinh của nước này như H2 hoàn toàn có thể sử dụng làm các ICBM mà chỉ cần thay đổi một chút về tham số kỹ thuật.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu muốn, Nhật có thể nhanh chóng chế tạo được vũ khí hạt nhân (Ảnh: Bom hạt nhân B-61 của Mỹ)
Tháng 6/2012, Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật sửa đổi "Luật cơ bản năng lượng nguyên tử". Đây là bộ luật quy định phương châm nghiên cứu, khai thác, sử dụng năng lượng hạt nhân, trong đó luôn khẳng định "Nhật Bản khai thác năng lượng hạt nhân giới hạn ở mục đích hòa bình".
Tuy nhiên, trong Luật sửa đổi "Luật cơ bản năng lượng nguyên tử" năm 2012, phương châm cơ bản trong nghiên cứu, sử dụng và khai thác năng lượng hạt nhân đã được bổ sung thêm một cụm từ cực kỳ quan trọng là "...có lợi cho bảo đảm an ninh của quốc gia".
Động thái này của Nhật Bản hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Các nhà phân tích lo ngại, mấy chục năm qua, lần đầu tiên Nhật Bản sửa đổi Luật này, rất có thể là để mở đường cho ứng dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích quân sự. Bởi vì, ở Nhật Bản, bảo đảm an ninh thường được hiểu là "phòng vệ và quân sự".
Vì vậy, có thể khẳng định là nếu vượt qua các cửa ải về pháp lý và tâm lý xã hội, Nhật Bản hoàn toàn có thể thành công trong lĩnh vực chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa trong thời gian rất ngắn để trở thành một cường quốc hạt nhân trên thế giới.
Với tư thế là một đối thủ trực tiếp lớn nhất, việc Tokyo vẫn tuyên bố ủng hộ tuyên bố chung về giải trừ vũ khí hạt nhân, tức là cam kết không phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ khiến cho Bắc Kinh cảm thấy rất vui mừng.
Theo Đất Việt
Các nước rất vui khi Việt Nam tăng cường năng lực hàng hải, trừ Trung Quốc Một điều mà tất cả họ đều mong muốn là tìm ra những thứ quái quỉ gì Trung Quốc vẫn thực hiện hàng ngày ở Biển Đông. Bắc Kinh sẽ không vui. Giáo sư Carl Thayer. Bưu điện Hoa Nam ngày 4/10 bình luận, việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là quyết định có khả...