Nhật Bản thành lập Cục trang bị phòng vệ để thúc đẩy xuất khẩu vũ khí
Nghị quyết nội các Nhật Bản đã phê chuẩn dự luật sửa đổi tổ chức Bộ Quốc phòng, giúp Nhật Bản gia nhập thị trường cạnh tranh xuất khẩu vũ khí thế giới.
Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 7 tháng 3 đưa tin, Chính phủ Nhật Bản ngày 6 tháng 3 thông qua hình thức nghị quyết nội các, đã phê chuẩn dự luật sửa đổi Luật tổ chức Bộ Quốc phòng, luật này đề xuất thành lập mới Cục trang bị phòng vệ, vì vậy, Nhật Bản sẽ chính thức gia nhập thị trường cạnh tranh xuất khẩu vũ khí thế giới. Nhật Bản hiện nay đang đàm phán với Chính phủ Ấn Độ về vấn đề bán thủy phi cơ US-2, nhưng đang tính toán để xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản có thể đi vào quỹ đạo chính – xâm nhập thị trường châu Âu.
Theo bài báo, là nước xuất khẩu vũ khí, kinh nghiệm của Nhật Bản còn tương đối thấp, nếu mở được thị trường châu Âu thì có thể nâng cao hình tượng của Nhật Bản trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới. Nhưng, triển vọng hầu như hoàn toàn không thuận lợi.
Trong dự luật tổ chức Bộ Quốc phòng sửa đổi lần này, Chính phủ Nhật Bản đã bổ sung thêm một nội dung mới về vấn đề quản lý của Bộ Quốc phòng – đó là “hợp tác quốc tế”, bổ sung nội dung xuất khẩu vũ khí cho Cục trang bị. Nếu nhà máy sản xuất trang bị quốc phòng của Nhật Bản trực tiếp đàm phán với chính phủ một nước nào đó, thì có thể gây ra phản cảm cho đối thủ cạnh tranh của nước này, dẫn đến việc xuất khẩu hàng hóa khác của nước này bị ảnh hưởng.
Máy bay tuần tra P-3C Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản dự định trực tiếp “ra mặt” tiến hành đàm phán với chính phủ các nước khác. Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trên các phương diện như đào tạo cán bộ và truyền thụ tri thức sửa chữa, bảo dưỡng, cùng các doanh nghiệp tư nhân thúc đẩy xuất khẩu trang bị.
Hoạt động tiếp thị của Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu. Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị thông qua “lô cốt đầu cầu” Anh để xâm nhập thị trường châu Âu. Trong một bài phát biểu ở London vào tháng 1 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã nói về máy bay tuần tra mới P-1 do Công nghiệp nặng Kawasaki Nhật Bản chế tạo, cho biết, máy bay tuần tra này có tính năng điều khiển xuất sắc trên phương diện tốc độ cao và bay ở tầng trời thấp, Nhật-Anh có thể tiến hành hợp tác trên lĩnh vực máy bay.
Ngày 21 tháng 1 năm 2015, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cũng đã giới thiệu máy bay tuần tra P-1 với Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon, đáp lại từ phía Anh là “sẽ tiến hành thảo luận riêng về vấn đề này”.
Nhiệm vụ chủ yếu của máy bay tuần tra P-1 là phụ trách giám sát tàu ngầm, so với máy bay tuần tra P-3C phiên bản thế hệ thứ nhất, độ cao và tốc độ khi bay đều gấp 1,3 lần so với P-3C, cự ly hoạt động liên tục gấp 1,2 lần P-3C. Bộ Quốc phòng Nhật Bản chuẩn bị mua sắm khoảng 70 chiếc máy bay tuần tra P-1. Một chiếc máy bay tuần tra P-1 khoảng 20 tỷ yên (1 USD khoảng 120 yên), nếu có thể xuất khẩu thì thông qua sản xuất lượng lớn sẽ giảm thấp giá cả.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 Nhật Bản
Tuy nhiên, triển vọng trở thành đối tượng mua sắm máy bay tuần tra thế hệ tiếp theo của Anh là máy bay tuần tra P-8 của Công ty Boeing Mỹ. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, nguyên mẫu của P-8 là máy bay dân dụng, việc tiêu hao nhiên liệu khi bay ở tầng trời thấp hơn hẳn P-1.
Tuy nhiên, cán bộ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, do P-1 không chiếm ưu thế về giá cả, cộng với xét tới quan hệ đồng minh Mỹ-Anh, khả năng Quân đội Anh lựa chọn P-8 là rất lớn. Ngoài ra, cho dù Chính phủ Nhật Bản có thành công chào bán P-1 cho Anh, thì cũng chưa chắc có thể thúc đẩy bán nó cho các nước châu Âu khác.
Nguồn tin từ EU tiết lộ, EU hy vọng hơn với việc Nhật Bản triển khai hợp tác với châu Âu với tư cách là “khách hàng”, dù sao các doanh nghiệp trang bị quốc phòng của châu Âu cũng rất nhiều, muốn để các nước châu Âu mua trang bị quốc phòng của Nhật Bản là khá khó.
Video đang HOT
Nhật Bản phóng tên lửa đẩy H-2A mang theo vệ tinh do thám vào vũ trụ
Theo Giáo Dục
"Nhật Bản xuất khẩu vũ khí gây ảnh hưởng chiến lược đến Trung Quốc"
Nhật Bản có tiềm năng xuất khẩu và hợp tác phát triển vũ khí lớn với các nước xung quanh Trung Quốc, cản trở tham vọng bành trướng lãnh thổ của TQ.
Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực
Tờ "Thanh niên Trung Quốc" ngày 7 tháng 11 đăng bài viết "Cơ quan quân đội bình luận: Nhật Bản xuất khẩu vũ khí làm xấu đi môi trường chiến lược xung quanh của Trung Quốc" của Viện nghiên cứu trang bị hải quân Trung Quốc. Để cung cấp cái nhìn khách quan nhất về góc độ nhìn nhận của cơ quan nghiên cứu Trung Quốc, báo GDVN chuyển tải đầy đủ nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo.
Theo bài viết, ngày 16 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akinori Eto mới nhậm chức hơn 1 tháng, đã tổ chức hội đàm với Bô trương Quôc phong Australia David Johnston, đa đat đươc ý kiến nhất trí về việc Nhật Bản cung cấp hỗ trợ công nghệ tàu ngầm cho Australia. Trước đó, Australia luôn tìm cách mua sắm 12 tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.
Nếu Nhật Bản-Australia cuối cùng ký kết hợp đồng xuất khẩu tàu ngầm, đây sẽ trở thành đơn đặt hàng lơn nhât của Nhật Bản sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, cũng sẽ trở thành một sự kiện mang tính cột mốc trong lịch sử xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản.
Dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản sẽ gây ảnh hưởng to lớn đối với thị trường vũ khí quốc tế và tình hình chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương, "anh hương nghiêm trong tới môi trường chiến lược an ninh của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương" - báo Trung Quốc tưởng tượng.
Nhật Bản đang chế tạo máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 (trong hình) thay thế cho khoảng 100 máy bay săn ngầm P-3C cũ đã mua của Mỹ trước đây
Xuất khẩu vu khi tiên tiên se được nhiều nước coi trọng
Ngoài tàu ngầm thông thường, tên lửa chiến thuật, xe tăng, tàu chiến mặt nước do Nhật Bản sản xuất cũng đều thuộc trình độ hàng đầu thế giới. Nếu như Nhật Bản sẵn sàng xuất khẩu những vu khi tiên tiên này, môt sô nước có công nghệ quân sự kém phát triển đều là khách hàng tiềm năng, đặc biệt là một số quốc gia vừa và nhỏ của khu vưc châu A.
Trước khi dỡ bỏ cấm vận chính thức xuất khẩu vũ khí, nước xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản chủ yếu là Mỹ. Ngay từ trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, Nhật Bản đã lấy lý do thực hiện nghĩa vụ "Hiệp ước bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ", đã cung cấp vật tư quân dụng cho Mỹ. Sau đó, luôn lấy lý do này cung cấp công nghệ vũ khí cho Mỹ.
Hiện nay, chương trình hợp tác nghiên cứu chế tạo lớn nhất của Nhật-Mỹ là tên lửa hạm đối không SM-3 Block2A, Nhật Bản đã đảm đương nghiên cứu phát triển các bộ kiện lõi như đầu dẫn đường hồng ngoại, đầu đạn sát thương động năng, động cơ tên lửa...
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, môt sô nước vừa và nhỏ có quan hệ hữu nghị với Mỹ và chi tiêu quân sự dồi dào, đặc biệt là "những nước tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc" có khả năng nhất mua vũ khí của Nhật Bản. Hiện nay, có không ít quốc gia đã bày tỏ ý định, Australia dự định mua tàu ngầm của Nhật Bản, Philippines va Việt Nam đều có ý định mua sắm tàu tuần tra của Nhật Bản, Ấn Độ muốn mua sắm thuỷ phi cơ của Nhật Bản.
Xe tăng tiên tiến Type 10 Nhật Bản
Thẳng tiến thị trường vũ khí thế giới, cạnh tranh gay gắt hơn
Theo bài báo, công nghiệp quân sự Nhật Bản có đầy đủ các loại, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự chủ yếu sở hữu công nghệ quân sự và công nghệ chế tạo tiên tiến, trình độ công nghệ vũ khí trang bị được thế giới công nhận, Chính phủ va các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản luôn tìm cách hợp pháp hóa xuất khẩu vũ khí.
Trước khi chính thức sửa đổi Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản đã xuất khẩu vũ khí cho các nước ngoài Mỹ thông qua các phương thức như xuất khẩu "vu hồi" (thông qua Mỹ bán vũ khí trang bị mà hai nước cùng nghiên cứu phát triển cho nước thứ ba), xuất khẩu linh kiện, xuất khẩu ngầm (xuất khẩu với danh nghĩa là phi vũ khí) và xuất khẩu công nghệ.
Nhưng 4 loại phương thức này rõ ràng đều không thể thỏa mãn nhu cầu trực tiếp xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản. Vì vậy, tháng 4 năm 2014, lấy lý do thúc đẩy kinh tế và hòa bình, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức sửa đổi Ba nguyên tăc xuất khẩu vũ khí, nới lỏng xuất khẩu vũ khí.
Ngay từ cuối thập niên 1980, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản đã từng tiến hành đánh giá đối với việc hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, kết quả đánh giá cho rằng, nếu hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản ít nhất có thể chiếm lĩnh 45% thị phần xe tăng và pháo tự hành quốc tế, 40% sản phẩm điện tử quân dụng, 60% thị phần tàu chiến.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Cuối năm 2012, lại có nguồn tin từ công nghiệp quân sự Nhật Bản tiết lộ, nếu dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, trong vòng 5 năm, Nhật Bản có thể bước vào top 5 nước lớn xuất khẩu vũ khí, trong vòng 10 năm vượt Nga và Anh.
Nhật Bản có năng lực sản xuất công nghiệp vũ khí rất mạnh, tổng cộng có hơn 1.000 doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm công nghiệp quân sự, trên 90% vũ khí trang bị của Lực lượng Phòng vệ do 12 doanh nghiệp trụ cột như công nghiệp nặng Mitsubishi, công nghiệp nặng Kawasaki cung cấp.
Nhưng, do sản phẩm công nghiệp quân sự chủ yếu cung cấp cho Lực lượng Phòng vệ sử dụng, tương đối ít xuất khẩu, vì vậy, tỷ lệ khởi công của các dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghiệp quân sự của họ đều không cao.
Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp quân sự của các doanh nghiệp Nhật Bản như công nghiệp nặng Mitsubishi, công nghiệp nặng Kawasaki, công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima (IHI, Ishikawajima-Harima Heavy Industries Co., Ltd) đều không đến 10%, thấp xa so với tỷ lệ sản phẩm công nghiệp quân sự 80-90% của công ty Lockheed Martin Mỹ.
Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, cùng với thời gian thay đổi, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản sẽ được giải phóng đầy đủ, phần lớn vũ khí có thể xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt, điều này có lợi cho giảm giá thành mua sắm vũ khí đơn kiện, nâng cao hiệu suất sử dụng của kinh phí quốc phòng.
Đồng thời, thông qua xuất khẩu vũ khí để thu lợi nhuận còn có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự đầu tư nhiều vốn hơn cho nghiên cứu phát triển công nghệ mới, thúc đẩy rất lớn năng lực nghiên cứu phát triển và năng lực sản xuất vũ khí của Nhật Bản, giúp cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nhật Bản có năng lực chế tạo nhiều trang bị tiên tiến hơn.
Tàu tuần tra Nhật Bản
"Quấy rối Biển Đông, làm xấu đi môi trường chiến lược xung quanh Trung Quốc"
Đặt vấn đề xuyên tạc như vậy, báo Trung Quốc cho rằng, trước đây, do bị hạn chế bởi Ba nguyên tăc xuất khẩu vũ khí, ngoài các chương trình như cùng Mỹ hợp tác nghiên cứu chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa, Nhật Bản luôn bị gạt ra ngoài khuôn khổ hợp tác quốc tế. Do bị hạn chế bởi các nguyên tăc cũ, cho dù là sản phẩm hợp tác nghiên cứu chế tạo giữa Nhật-Mỹ, cũng không thể xuất khẩu cho nước thứ ba ngoài Mỹ.
Trong bối cảnh thực hiện Ba nguyên tăc xuất khẩu vũ khí mới, Nhật Bản sẽ có thể tham gia nhiều hơn vào các "chương trình hợp tác phát triển và sản xuất quốc tế", không chỉ có thể chia sẻ chi phí mua sắm vũ khí trang bị, mà còn có thể giành được công nghệ quân sự mũi nhọn vốn khó đạt được khi tự phát triển.
Đặc biệt, trên phương diện hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, do không còn bị hạn chế bởi các nguyên tăc cũ, các hệ thống liên quan do Mỹ-Nhật hợp tác nghiên cứu chế tạo có thể "danh chính ngôn thuận" xuất khẩu cho các nước châu Âu và các nước đối tác khác của Mỹ, cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ cho Mỹ mở rộng phạm vi bao quát của hệ thống phòng thủ tên lửa.
Báo Trung Quốc nghĩ rằng, sau khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, môi trường an ninh xung quanh của Trung Quốc tiếp tục xấu đi. Nhật Bản cho rằng, vấn đề Biển Đông liên quan đến "lợi ích quốc gia" của họ, cũng hy vọng tận dụng Biển Đông để tiến hành "kiềm chế chiến lược" đối với Trung Quốc.
Những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản không ngừng chi tiền cung cấp hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á, mục đích là nâng cao năng lực ứng phó quân sự cho các nước Đông Nam Á, "khuyến khích cổ vũ" cho các nước liên quan "đối đầu" với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Thủy phi cơ cỡ lớn US-2 do Nhật Bản sản xuất
Tháng 5 năm 2012, Chính phủ Nhật Bản đề xuất cung cấp 10 tàu tuần tra lớp 1.000 tấn hoàn toàn mới cho Philippines. Tháng 7 năm 2013, tại cuộc họp báo chung giữa Nhật Bản-Philippines, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ cho Philippines, trợ giúp Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines nâng cao năng lực.
Tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản rõ ràng cho biêt muốn xuất khẩu tàu tuần tra trên biển cho Việt Nam để "đối đầu" với Trung Quốc.
Tháng 9 năm 2014, người đứng đầu quốc phòng của Nhật Bản va các nước ASEAN đã tổ chức hội thảo tại Tokyo, thảo luận vấn đề Nhật Bản xuất khẩu trang bị phòng vệ cho các nước thành viên ASEAN. Điều này sẽ gây "ảnh hưởng tiêu cực" đối với môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp hơn.
Trên đây là toàn bộ bài báo do Trung Quốc tung lên báo điện tử để tuyên truyền xuyên tạc về chính sách xuất khẩu vũ khí và hoạt động thương mại vũ khí của Nhật Bản, nhất là quan hệ quốc phòng-an ninh giữa Nhật Bản với các nước xung quanh Trung Quốc.
Trên thực tế, Trung Quốc mới là nước đã và đang ra sức thúc đẩy xuất khẩu vũ khí trang bị trên thị trường thế giới ở tất cả các khu vực như Đông Nam Á, Nam Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh... Vũ khí của Trung Quốc được xuất khẩu cho rất nhiều quốc gia có xung đột với láng giềng, thậm chí có tin cho biết, vũ khí Trung Quốc đã trực tiếp tham gia vào các cuộc xung đột, bất ổn khu vực.
Trung Quốc đang ra sức phát triển vũ khí trang bị, thường xuyên khoe cơ bắp trên các vùng biển xung quanh, đe dọa vũ lực đối với các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines... Những hành động ngày càng hung hăng, hăm dọa, thậm chí có tính chất cướp biển, khủng bố như vậy lẽ nào có thể chấp nhận được.
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá quy mô lớn trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Chính tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, nhất là trên biển Hoa Đông và Biển Đông cùng với việc Trung Quốc ra sức phát triển tất cả các loại vũ khí trang bị và đang ra sức triển khai ở các điểm nóng xung đột, nhất là trên biển là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các nước xung quanh phải phản ứng cần thiết, mới để Nhật Bản tăng cường liên minh quân sự với Mỹ, thúc đẩy xây dựng quân đội chính quy, dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, thúc đẩy thực hiện "chủ nghĩa hòa bình tích cực", tăng cường liên kết với các nước Đông Nam Á v.v...
Thời đại đã khác, tình hình quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, Trung Quốc ra sức hiện đại hóa quân sự và gia tăng yêu sách chủ quyền bất hợp pháp, tìm cách o ép các nước láng giềng đã và đang làm mất cân bằng sức mạnh, an ninh ở khu vực. Chính Trung Quốc đang gây ra chạy đua vũ trang trong khu vực.
Khi đứng trước một mối đe dọa, các nước chắc chắn sẽ tìm cách để tăng cường thực lực cho mình để chống lại mối đe dọa đó, việc liên kết và hợp tác là điều không thể tránh khỏi và là tất yếu.
Môi trường xung quanh của Trung Quốc sẽ hòa bình, ổn định, an ninh khi Trung Quốc từ bỏ lòng tham biển đảo của nước khác. Nhưng có lẽ Trung Quốc không bao giờ từ bỏ, vì họ đã nhất quán thúc đẩy tham vọng đó từ trước tới nay.
Trung Quốc đang tiến hành "đảo hóa" phi pháp một số đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Theo Giáo Dục
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản duyệt binh kỷ niệm tròn 60 năm Thủ tướng Nhật Bản cổ vũ cho chủ nghĩa hòa bình tích cực, không nhắc đến mối đe dọa Trung Quốc, lần đầu tiên phô diễn MV-22 Osprey, trưng bày F-35... Ngày 26 tháng 10 năm 2014, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản duyệt binh nhân 60 năm ngày thành lập. Ngày 27 tháng 10, các tờ báo điện tử Trung Quốc đã...