Nhật Bản tạo ra sợi cáp truyền điện không thất thoát
Công nghệ cáp siêu dẫn giúp giảm mức thất thoát khi truyền tải điện gần về không, giúp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống tàu và bảo vệ môi trường.
Viện Nghiên cứu Kỹ thuật đường sắt tại Tokyo thuộc công ty Japan Railway vừa công bố cáp điện dùng công nghệ siêu dẫn tản nhiệt bằng nitơ lỏng. Mẫu thử của dây dẫn hiện chịu tải được dòng 1.500 V và hàng trăm A.
Theo Nikkei Asia, công nghệ siêu dẫn của Nhật Bản đem lại công suất truyền tải điện tuyệt đối, do đó tăng hiệu suất cho mạng điện và có thể trở thành giải pháp hữu hiệu cho hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Viện Nghiên cứu Kỹ thuật đường sắt của Nhật Bản đang thử nghiệm cáp siêu dẫn dài 1,5 km tại Miyazaki Prefecture.
Mặc dù quy trình làm lạnh sẽ tiêu tốn năng lượng, chỉ cần 1 dây cáp dẫn đi xa hơn 1 km, chi phí giảm thiểu được sẽ đủ để bù cho khoản điện làm lạnh.
Hiện tượng tổn thất điện năng xảy ra do dây dẫn luôn có điện trở và tỏa nhiệt. Do đó, điện năng truyền tải càng lớn thì lượng thất thoát càng cao.
Khi hệ thống cáp điện tản nhiệt bằng heli hóa lỏng ở nhiệt độ -269 oC, hiện tượng siêu dẫn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, loại cáp dẫn làm mát bằng heli lỏng chưa thể ứng dụng rộng rãi vì chi phí sản xuất đắt đỏ.
Video đang HOT
Vì thế, các nhà khoa học đã tạo ra loại vật liệu có thể đạt được tính năng siêu dẫn chỉ với việc làm lạnh nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 oC, với giá thành vật liệu rẻ hơn 10% so với heli.
Trang Nikkei Asia cho biết công nghệ siêu dẫn của Nhật Bản còn giúp giảm số lượng trạm biến áp, dùng để biến đổi hiệu điện thể trên toàn hệ thống.
Nếu sử dụng đường dây trước đây, cứ 3 km lại phải có một trạm biến áp, buộc Nhật Bản phải chi 20 triệu yên (gần 4 tỷ VNĐ) cho hệ thống này. Viện nghiên cứu kỹ thuật đường sắt cũng đang nghiên cứu sản xuất cáp điện dẫn dài hơn 1,5 km, cải thiện chi phí dành cho công nghệ siêu dẫn.
Công nghệ siêu dẫn hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế
Theo Viện Kinh tế và Năng lượng Nhật Bản, quốc gia này đã thất thoát 4% lượng điện truyền tải, tức khoảng 700 triệu kWh. Số năng lượng này có thể cung cấp nhu cầu cho 160.000 hộ gia đình. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), đến tháng 9/2021, tổn thất điện năng của Tổng công ty đạt mức 5%.
Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất nghiên cứu về công nghệ truyền tải này. Một công ty điện quốc doanh của Trung Quốc cũng sử dụng cáp siêu dẫn dài 1,2 km tại Thượng Hải. Ở Munich (Đức), Bộ Kinh tế và Năng lượng cũng đề ra kế hoạch xây dựng đường dây dài 12 km ứng dụng công nghệ siêu dẫn.
Nhiều công ty Nhật Bản đang nghiên cứu những công nghệ truyền dẫn điện ít suy hao. Công ty SWCC Showa Holdings chuyên cung cấp đường dây cho công nghệ siêu dẫn. Linear Chuo Shinkansen, tàu đệm từ siêu tốc đi từ Tokyo đến Nagoya của Đường sắt Trung tâm Nhật Bản cũng tận dụng vật liệu siêu dẫn trong ngành đường sắt.
Giá Bitcoin tăng khi độ khó đào sắp giảm khoảng 24%
Độ khó khai thác Bitcoin, giá trị giúp xác định các thợ đào mất bao lâu để giải một khối mới, sắp có mức giảm kỷ lục trong khi giá Bitcoin lại bật tăng trở lại.
Bất chấp những tin tức tiêu cực gần đây như Nhật Bản tuyên bố sàn tiền số lớn nhất thế giới Binance hoạt động không phép hay Anh tuyên bố cấm sàn tiền ảo này, giá của một đồng Bitcoin lại đang có chiều hướng tăng trở lại.
Cùng với đà tăng của Bitcoin, dữ liệu phân tích trên chuỗi khối (on-chain) chỉ ra rằng độ khó đào Bitcoin sẽ tiếp tục giảm 24% xuống còn 15T, kể từ khối thứ 689.472 hoặc trong khoảng hai ngày tới.
Ở đợt điều chỉnh gần nhất vào 14/6, độ khó đào Bitcoin ở khối thứ 687.456 đã giảm 5% so với lần trước đó. Tính chung kể từ khi các mỏ đào Trung Quốc bị trấn áp, độ khó khai thác Bitcoin đã giảm từ 25T xuống còn 15T, tương đương độ khó giảm 60%.
Độ khó đào Bitcoin đã tăng kể từ năm 2010 đến nay, nhưng bắt đầu đi theo chu kỳ giảm ở giai đoạn Trung Quốc trấn áp hoạt động đào tiền ảo.
Đây được xem là lần giảm độ khó sâu nhất trong lịch sử Bitcoin kể từ lần đầu tiên mạng lưới này ghi nhận kỷ lục độ khó giảm ba lần liên tiếp vào 'mùa đông tiền số' tháng 12/2018.
Độ khó đào Bitcoin được thiết kế để tự động điều chỉnh tăng/giảm sau mỗi 2016 khối dựa trên tổng công suất khai thác (hashrate). Từ khi Trung Quốc đẩy các mỏ đào ra khỏi đại lục, hashrate của mạng lưới Bitcoin đã giảm từ 142 EH/s vào ngày 14/6 xuống còn dưới 100 EH/s ở thời điểm viết bài.
Sức mạnh xử lý của mạng lưới giúp xác định mất bao lâu một khối được giải, một quá trình dự kiến mất trung bình 10 phút theo quy tắc của mạng lưới. Nếu quá trình giải khối mất ít hơn 10 phút, độ khó đào sẽ tăng lên và ngược lại.
Khi các mỏ đào ở Trung Quốc phải tắt máy, tốc độ khai thác trung bình mỗi khối đã tăng lên gần 13 phút vào 14/6, tức chậm hơn bình thường 30%.
Tuy nhiên, tốc độ sẽ sớm trở lại bình thường khi mạng lưới điều chỉnh lại độ khó. Điều này là để cân bằng với phần thưởng cho mỗi khối khai thác lên theo cơ chế bốn năm chia nửa phần thưởng một lần gọi là Bitcoin halving.
Dữ liệu cho thấy Bitcoin đang hồi phục, dù chưa biết đà tăng có thể bị chặn đứng hay không.
Hiện tại, Bitcoin đang ở kỳ chia nửa thứ ba, tức mỗi khối đào lên sẽ chỉ được thưởng 6,25 Bitcoin. Do đó, hashrate tăng hay giảm đều không làm ảnh hưởng đến số Bitcoin cố định được đào lên.
Việc Trung Quốc trấn áp các mỏ đào ở Tân Cương hay Tứ Xuyên đã khiến công suất đào Bitcoin có lúc chạm đáy 70 EH/s vào các ngày 9 và 18/6, giảm gần 50% so với một tháng trước đó.
Hiện tại, độ khó đào của Bitcoin khoảng 20T với hashrate vào khoảng 90 EH/s trong khi giá trị của Bitcoin đang ở ngưỡng 36.000 USD với vốn hóa toàn thị trường đạt 1.475 tỷ USD.
Nhật Bản xếp cuối trong danh sách các cường quốc không gian mạng Mặc dù là nước dẫn đầu về công nghệ thông tin và truyền thông trong nhiều thập niên, nhưng năng lực không gian mạng của Nhật Bản lại bị xếp vào hàng thấp nhất so với các quốc gia có quy mô tương tự. Nhật Bản vẫn phụ thuộc phần lớn vào Mỹ về nhận thức tình huống không gian mạng và phát...