Nhật Bản sợ bị “ra rìa” vì cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Việc Tổng thống Donald Trump đồng ý gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể sẽ khiến Nhật Bản lo ngại bị “ra rìa”, mặc dù Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố không có khúc mắc ngoại giao nào giữa Tokyo và Washington.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 4. Ảnh: Reuters
Nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều trở thành hiện thực vào tháng 5 tới thì đây sẽ là bước đột phá kinh ngạc trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên.
Sau khi điện đàm với Tổng thống Donald Trump hôm 9.3, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục “bên nhau 100%”, và ông Shinzo Abe sẽ gặp ông Donald Trump vào tháng 4.
Bất chấp liên minh an ninh Mỹ-Nhật, vẫn có những lo ngại rằng ông Donald Trump có thể cắt giảm thỏa thuận để bảo vệ các thành phố của mình khỏi bị tấn công hạt nhân, trong khi để Nhật Bản dễ bị tổn thương.
Hai vụ thử tên lửa năm ngoái của Triều Tiên đã bay qua Nhật Bản, và Tokyo cũng thường xuyên là mục tiêu của những tuyên bố đe dọa của Bình Nhưỡng.
Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter là “ông Kim Jong-un đã nói về việc giải trừ hạt nhân với đại diện Hàn Quốc, chứ không phải đóng băng hạt nhân”.
Nhưng vẫn có những lo ngại rằng kết quả của các cuộc đàm phán sẽ không như kỳ vọng của Nhật Bản là Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn phát triển tên lửa và hạt nhân. Tokyo muốn Bình Nhưỡng cam kết đó là điều kiện tiên quyết để đàm phán.
Giáo sư Takahashi Kawakami, Đại học Takushoku ở Tokyo đưa ra ba kịch bản: Triều Tiên đồng ý giải trừ hạt nhân; đồng ý đóng băng hạt nhân; hoặc quay lại phóng tên lửa.
Video đang HOT
“Trong ba phương án này tôi nghĩ phương án hai là nhiều khả năng nhất” – Reuters dẫn lời ông Kawakami.
Nhưng việc Triều Tiên chỉ đóng băng hạt nhân sẽ làm Nhật Bản lo ngại, vì điều đó chỉ giới hạn năng lực hạt nhân hiện tại của Triều Tiên nhằm vào các mục tiêu của Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi Mỹ nằm ngoài tầm bắn” – giáo sư thỉnh giảng Brad Glosserman của Đại học Tama nói. “Điều đó sẽ hợp pháp hóa cho ông Kim Jong-un theo cách mà Nhật Bản không muốn thấy”.
Một nghị sĩ đảng cầm quyền Nhật Bản cho rằng Washington chắc chắn sẽ không đồng ý việc đóng băng, nhưng Bình Nhưỡng có thể có thêm thời gian để hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân và như vậy sẽ tăng thêm sức mạnh đàm phán.
Nếu Triều Tiên đạt được mục tiêu phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn đến Mỹ, thì Nhật Bản sẽ phải tăng cường khả năng ngăn chặn của mình, kể cả việc đề nghị Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân ở vùng biển lân cận.
Nhưng không phải ai cũng bi quan về việc Nhật bị bỏ rơi. “Điều lớn nhất là mục tiêu sẽ được Mỹ-Nhật-Hàn thảo luận” – ông Katsuhiko Nakamura, giám đốc điều hành Diễn đàn Châu Á Nhật Bản nhận định.
KHÁNH MINH
Theo Laodong
Điều ít biết về chuyến thăm hiếm hoi của quan chức cấp cao Mỹ tới Triều Tiên
Nếu Tổng thống Donald Trump thực sự gặp mặt nhà lãnh đạo Kim Jong-un như ông tuyên bố ngày 8/3, đây cũng không phải lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ đàm phán trực tiếp với một thành viên trong dòng họ Kim.
Cố lãnh đạo Kim Jong-il đón cựu Ngoại trưởng Abright tại Bình Nhưỡng năm 2000 (Ảnh: NYT)
Vào cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Bill Clinton, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Madeleine K. Albright đã đáp chuyến bay tới thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên và dành 6 giờ đồng hồ để thuyết phục cố lãnh đạo Kim Jong-il dừng các vụ thử nghiệm tên lửa.
Jane Perlez là một thành viên trong phái đoàn gồm đông đảo phóng viên Mỹ đi cùng bà Albright tới Bình Nhưỡng. Ngoài các phóng viên, đoàn tháp tùng cựu Ngoại trưởng Mỹ còn có các chuyên gia về hạt nhân và Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Chuyến đi tới Triều Tiên được thông báo gấp gáp và không ai trong đoàn Mỹ đoán trước được họ sẽ phải làm gì khi rời thủ đô Washington vào tháng 10/2000 - không lâu trước khi cựu Tổng thống Clinton rời nhiệm sở. Vào thời điểm đó, bầu không khí tràn đầy sự lạc quan khi Mỹ kỳ vọng sẽ đạt được bước đột phá trong việc kiềm chế chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên, và tạo dấu ấn về thành tựu chính sách đối ngoại trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ Clinton.
Sự đón tiếp của Triều Tiên
Ông Kim Jong-il mời bà Albright dự chương trình nghệ thuật hoành tráng tại sân vận động (Ảnh: Getty)
Tương tự bối cảnh hiện tại, trước khi cuộc gặp giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra, các lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã ngồi lại với nhau để lên kế hoạch trước. Tổng thống theo đường lối tự do của Hàn Quốc đã gặp cố lãnh đạo Kim Jong-il vài tháng trước khi Ngoại trưởng Albright đặt chân tới Bình Nhưỡng.
Tại Triều Tiên, ông Kim Jong-il đã dành cho bà Albright sự tiếp đón nồng hậu. Nhà lãnh đạo Triều Tiên chủ trì một bữa tiệc tối xa hoa với rượu Pháp, trong khi cựu Ngoại trưởng Mỹ tặng nguyên thủ nước chủ nhà một quả bóng rổ với chữ ký của ngôi sao nổi tiếng Michael Jordan. Ông Kim Jong-il thậm chí còn gây bất ngờ lớn cho khi mời bà Albright dự chương trình nghệ thuật hoành tráng tại sân vận động của Triều Tiên.
Các trợ lý của cựu Ngoại trưởng Albright hiểu rằng bà có thể sẽ rơi vào tình thế khó xử nếu ngồi cạnh nhà lãnh đạo Kim Jong-il trong chương trình biểu diễn của đông đảo nghệ sĩ tại sân vận động nhằm kỷ niệm 55 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Rốt cuộc họ vẫn quyết định "đánh cược" khi để bà Albright tham dự sự kiện này vì lo ngại rằng việc bà từ chối lời đề nghị của nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể khiến ông nổi giận.
Cả hai quan chức cấp cao Mỹ - Triều được bố trí ngồi cạnh nhau trên sân vận động. Sau một nửa chương trình, bức hình mô phỏng một vụ phóng tên lửa đạn đạo đã bất ngờ xuất hiện trên tường của sân vận động Triều Tiên, ngay trước mặt bà Albright. Trong khi đó, mục đích chuyến đi của cựu Ngoại trưởng Mỹ tới Triều Tiên lần này là để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ việc chế tạo tên lửa.
Theo cây bút Jane Perlez, đó thực sự là một khoảnh khắc khó xử. Truyền thông Triều Tiên sau đó chiếu hình ảnh bà Albright chăm chú theo dõi và vỗ tay theo các tiết mục biểu diễn. Còn theo lời kể của cựu Ngoại trưởng Mỹ, khi hình ảnh tên lửa xuất hiện, ông Kim Jong-il đã quay sang phía bà và "nói đùa" rằng vụ phóng tên lửa Taepodong 1 mà bà vừa nhìn thấy là vụ thử đầu tiên của loại vũ khí này, và cũng là vụ thử cuối cùng.
Các phóng viên sau đó đã hỏi bà Albright rằng liệu có phải nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã đưa ra cam kết với bà về việc sẽ không thử thêm bất kỳ tên lửa nào nữa hay không. Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng bà coi những lời nhà lãnh đạo Triều Tiên nói là "nghiêm túc", song từ chối chia sẻ thông tin chi tiết về cuộc đối thoại với ông Kim Jong-il.
Thời kỳ nồng ấm ngắn ngủi
Cựu Ngoại trưởng Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên được sắp xếp ngồi cạnh nhau khi xem chương trình nghệ thuật (Ảnh: Getty)
Trên đường trở về Mỹ, các quan chức trong chính quyền Clinton vẫn tranh cãi về việc liệu có nên chấp thuận lời mời để Tổng thống Mỹ có cơ hội thực hiện chuyến thăm tới Bình Nhưỡng, nhằm đạt được thỏa thuận với Triều Tiên về việc nước này sẽ dừng phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa và đổi lấy hàng tỷ USD viện trợ của Washington hay không. Tuy vậy, ngay cả khi Triều Tiên đồng ý dừng chương trình tên lửa tầm xa, nước này được cho là cũng không chấm dứt việc phát triển các tên lửa tầm ngắn hơn. Xét cho cùng, tên lửa tầm ngắn vẫn tạo ra mối đe dọa trực tiếp tới hai đồng minh lớn của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Kết quả đạt được sau chuyến đi của cựu Ngoại trưởng Albright tới Triều Tiên không quá nổi bật. Bản thân cố lãnh đạo Kim Jong-il cũng không muốn đưa ra sự đảm bảo về những kết quả khả quan đạt được, chừng nào cựu Tổng thống Bill Clinton chưa đích thân tới Bình Nhưỡng và đàm phán trực tiếp "ngay tại chỗ". Trong khi đó, ông Clinton khi đó đang vướng vào một vấn đề khác là làm trung gian hòa đàm giữa hai nhà lãnh đạo Palestine Yasir Arafat và Israel Ehud Barak. Tuy nhiên, ông Clinton rốt cuộc cũng không thành công trong vai trò này.
Nhiều ý kiến cho rằng cuộc gặp giữa bà Albright và ông Kim Jong-il là một thắng lợi về mặt tuyên truyền cho Bình Nhưỡng khi những hoạt động của bà được xem là dành cho chính quyền Triều Tiên sự tôn kính nhất định. Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã tới thăm lăng của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành và dừng lại một chút trước linh cữu của ông. Bà Albright cũng tới thăm một nhà trẻ - nơi tiếp nhận các khoản viện trợ lương thực của Mỹ thông qua chương trình của Liên Hợp Quốc, và chuyến thăm cho thấy rằng Bình Nhưỡng đã kiểm soát tốt vấn nạn suy dinh dưỡng sau nạn đói trên toàn quốc.
Mối quan hệ nồng ấm giữa Mỹ và Triều Tiên dưới thời cựu Tổng thống Clinton không kéo dài. Hai tháng sau chuyến thăm của bà Albright, cựu Tổng thống George W. Bush lên nắm quyền và chỉ hai năm sau đó, ông đã liệt Triều Tiên vào "Trục Ma quỷ" cùng Iran và Iraq sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Động thái này của chính quyền Bush đã nhanh chóng chấm dứt sợi dây liên lạc Mỹ - Triều.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tiết lộ hậu trường đàm phán CPTPP và yếu tố "ngôi sao" Chile Nhiều người tưởng rằng lễ ký kết CPTPP sẽ diễn ra ở Nhật Bản - "đầu tàu" của tiến trình đám phán TPP-11 sau khi Mỹ rút lui. Thế nhưng vinh dự này lại dành cho Chile. Nhật là nước đứng ra gồng gánh để Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có một hình hài mới sau khi Tổng thống...