Nhật Bản siết an ninh trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7
Nhật Bản đang siết chặt an ninh trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7, đặc biệt là sau vụ tấn công Thủ tướng Fumio Kishida hồi tháng trước và vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe năm ngoái.
Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản từ ngày 19-21.5. AFP ngày 17.5 đưa tin nhà chức trách Nhật đã triển khai khoảng 24.000 nhân viên an ninh đến thành phố.
Cảnh sát tại một chốt kiểm soát ở Hiroshima ngày 17.5. Ảnh AFP
Cảnh sát canh gác gần một khu công viên ở Hiroshima. Ảnh AFP
Cảnh sát đang tuần tra khắp các khu vực ở thành phố miền tây Nhật Bản trong khi các trực thăng cũng thường xuyên bay lượn trên trời. Các biện pháp an ninh được áp dụng cả tại Hiroshima lẫn các khu vực khác, gồm Tokyo.
Cảnh sát đi ngang qua biển chào mừng hội nghị G7 tại khách sạn ở Hiroshima. Ảnh AFP
Nhân viên an ninh đã niêm phong những nơi tiềm ẩn nguy cơ. Các tủ khóa công cộng ở các nhà ga đã bị cho ngừng hoạt động.
Hội nghị G7 dự kiến tập trung vào Nga, Trung Quốc
Các máy bán hàng tự động tại các ga tàu điện ngầm cũng bị ngắt điện và dán băng niêm phong, kèm theo tờ thông báo xin lỗi vì sự bất tiện trong thời gian hội nghị diễn ra, vì lý do an ninh.
Nhân viên an ninh trên tàu cao tốc đến gần Hiroshima. Ảnh AFP
Nhiều khách sạn và những nơi khác tại Hiroshima dán thông báo nhắc nhở người dân địa phương và du khách rằng hội nghị sẽ gây một số bất tiện như đường phố bị phong tỏa. Đảo Miyajima, nơi các nhà lãnh đạo sẽ đến thăm, cũng ngừng tiếp khách tham quan.
Một số trường học và các cơ sở khác trong thành phố thông báo đóng cửa trong thời gian hội nghị diễn ra.
Cảnh sát canh gác trước khu tưởng niệm vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima. Ảnh AFP
An ninh được siết chặt sau khi cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị một tay súng bắn chết khi đang vận động bầu cử tại thành phố Nara hồi năm ngoái. Lãnh đạo cảnh sát quốc gia và địa phương đều từ chức sau vụ việc.
Cảnh sát canh gác gần một khu công viên ở Hiroshima. Ảnh AFP
Hồi tháng 4, một người ném thiết bị nổ về phía Thủ tướng Fumio Kishida khi nhà lãnh đạo vừa có bài phát biểu vận động bầu cử tại thành phố Wakayama.
Thủ tướng Kishida đã chỉ thị cảnh sát tăng cường an ninh quanh dịp hội nghị G7 để khách mời đến Nhật với tinh thần thư thái.
Nhật Bản cam kết tăng cường khả năng phòng thủ trong 5 năm tới
Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ Nhật Bản "đã đưa ra một loạt biện pháp cần thiết để tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này thông qua các mô phỏng rất thực tế."
Binh sỹ Mỹ tham gia cuộc tập trận chung với các thành viên lực lượng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản tại Yamato, tỉnh Kumamoto, Tây Nam Nhật Bản, ngày 28/8/2022. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Ngày 26/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cam kết tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trong 5 năm tới sau khi chính phủ nước này đã cập nhật ba văn kiện quan trọng về quốc phòng vào cuối năm ngoái.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp Học viện Quốc phòng ở thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa, phía Nam thủ đô Tokyo, Thủ tướng Kishida nói: "Chúng tôi sẽ củng cố hoàn toàn năng lực phòng thủ của đất nước trong 5 năm tới." Nhiệm vụ này "sẽ chỉ hoàn thành sau khi các biện pháp được nêu ra trong ba văn kiện về quốc phòng được triển khai thực hiện."
Theo Thủ tướng Kishida, chính phủ Nhật Bản "đã đưa ra một loạt biện pháp cần thiết để tăng cường sức mạnh phòng thủ của nước này thông qua các mô phỏng rất thực tế."
Trước đó, vào tháng 12/2022, nội các Nhật Bản đã thông qua các dự thảo sửa đổi ba văn bản quan trọng về quốc phòng, gồm bản cập nhật Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Quốc phòng Trung hạn.
Trong chiến lược mới sửa đổi, chính phủ Nhật Bản khẳng định Nhật Bản đang phải đối mặt "với môi trường an ninh phức tạp và xấu nhất" kể từ Thế chiến Thứ hai. Vì vậy, việc phòng thủ tên lửa là chưa đủ để đối phó với "sự tăng cường đáng kể các lực lượng tên lửa" của các quốc gia láng giềng.
Xuất phát từ thực trạng đó, trong NSS, chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh nước này cần sở hữu năng lực "thực hiện các cuộc phản công hiệu quả vào lãnh thổ của kẻ thù như một biện pháp tự vệ tối thiểu."
Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản trong thời hậu chiến, vốn trước đó chỉ tập trung vào phòng vệ. Để tăng cường năng lực quốc phòng, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng hằng năm lên tương đương 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào tài khóa 2027./.
Hội nghị Thượng đỉnh G7: Ngày đầu tiên thảo luận về kinh tế toàn cầu, bảo vệ khí hậu, đối ngoại và an ninh Trưa 26/6 theo giờ Đức, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ khai mạc tại lâu đài Elmau thuộc bang Bayern, miền Nam nước Đức. Tại hội nghị năm nay, ngoài lãnh đạo các nước G7 (gồm Đức, Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản, Canada và Mỹ), Đức - với vai trò Chủ tịch...