Nhật Bản sẽ không để Google hay Facebook dễ dàng chạm tay vào dữ liệu cá nhân của người dùng
Nhật Bản cho biết sẽ áp dụng các quy định kiểm soát chặt chẽ đối với các công ty công nghệ nước ngoài.
Nhật Bản đã quyết định sẽ kiểm soát các công ty công nghệ nước ngoài, bao gồm cả Google và Facebook, theo quy tắc bảo mật thông tin cá nhân áp dụng đối với các công ty trong nước. Đây là động thái nhằm bảo vệ người dùng Nhật Bản khỏi những vụ bê bối rò rỉ dữ liệu gây chấn động gần đây.
Một hội đồng bao gồm các chuyên gia thuộc Bộ Truyền thông đã kêu gọi mở rộng luật viễn thông đối với các công ty nước ngoài. Nền tảng internet tại Nhật Bản hiện đang bị chi phối rất nhiều bởi các công ty công nghệ như Google, Facebook hay Amazon.
Tuy nhiên các công ty nước ngoài này đều được miễn tuân thủ các điều khoản bảo mật thông tin, trong khi đó các công ty trong nước lại bị kiểm soát nghiêm ngặt. Đây cũng là một động thái của Nhật Bản nhằm giúp nền công nghệ nước nhà có thể phát triển mạnh mẽ hơn.
Video đang HOT
Bộ luật Nhật Bản hiện chưa có các quy định xử phạt các công ty công nghệ nước ngoài, nếu họ làm tiết lộ dữ liệu cá nhân của người dùng. Do đó mà những quy định mới cần được đưa ra để kiểm soát, quản lý và xử phạt những hành vi vi phạm.
Theo đó, những công ty công nghệ nước ngoài sẽ không được truy cập và sử dụng những dữ liệu như tin nhắn, lịch sử vị trí của người dùng khi chưa được sự cho phép. Hội đồng chuyên gia của Bộ Truyền thông cũng khẳng định rằng thông tin cá nhân có giá trị tương đương với tiền mặt, do đó bất kỳ hành vi đánh cắp nào cũng đều là phạm tội.
Tham khảo: nikkei
Trả hàng tỷ USD để trở thành công cụ tìm kiếm trên Safari, Google vẫn bị Apple 'đá đểu'
Để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari và đượcphép hoạt động các ứng dụng có sẵn trên App Store, Google và Facebook đều phải trả cho Apple hàng chục tỷ USD trong vòng 1 năm. Thế nhưng, các 'gã khổng lồ' này vẫn bị CEO Tim Cook 'đá đểu'.
Trong cuộc phỏng vấn với Axios trên kênh HBO vừa qua, khi được phóng viên hỏi tại sao Apple lại chấp nhận cho Google trả tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên Safari, dù quan điểm về quyền riêng tư của 2 "gã khổng lồ" hoàn toàn khác nhau?
CEO Tim Cook trả lời: "Tôi nghĩ công cụ tìm kiếm của họ là tốt nhất" và nói thêm rằng Apple đã thêm các điều kiện vào trình duyệt Safari để tránh các công ty như Google theo dõi lịch sử web và thu thập dữ liệu của người dùng".
Theo CNBC, để được Apple đồng ý cho chạy các ứng dụng của Facebook và Google có sẵn trên App Store, các "gã khổng lồ" này phải trả hàng tỷ USD trong một năm, cũng như việc cho phép Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trong trình duyệt web Safari.
"Hãy nhìn vào cách chúng tôi đã làm với bộ điều khiển mà công ty xây dựng lên. Chúng tôi có công cụ để duyệt độ riêng tư trên trình duyệt web, một công cụ theo dõi thông minh. Tất cả những gì chúng tôi cố gắng làm là tìm cách để giúp người dùng có những trải nghiệm ngày càng đi lên cùng với những công cụ trên. Tuy đó chưa phải là một quá trình hoàn hảo nhưng tôi sẽ là người đầu tiên đảm bảo rằng các công cụ sẽ luôn giúp đỡ người dùng suốt cả một quãng đường lâu dài", Cook giải thích thêm.
Trong một bài phát biểu quan trọng vào tháng trước, tuy không nêu tên nhưng Tim Cook đã ủng hộ việc chống lại các hành động thu thập quyền dữ liệu người dùng từ các công ty công nghệ như Facebook và Google:
"Chúng tôi không nên nhìn thấy "miếng bánh ngọt" trước mắt mà quên đi hậu quả, bởi đó chính là sự giám sát. Những kho dữ liệu cá nhân chỉ phục vụ cho các công ty thu thập chúng mà thôi. Chính điều này làm chúng tôi vô cùng khó chịu và sẽ làm xáo trộn công ty chúng tôi".
Rõ ràng những lời phát biểu của Tim Cook chủ yếu hướng vào Facebook và Google, 2 công ty công nghệ lớn nhất và kiếm được nhiều tiền nhất từ những quảng cáo dựa trên dữ liệu người dùng. Điều đó có nghĩa là dù nhận được số tiền khổng lồ từ Facebook và Google hàng năm nhưng Apple vẫn "đá đểu" các "gã khổng lồ" này như thường.
Đây cũng là sự trớ trêu của Apple - công ty luôn lên tiếng bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng trong nhiều năm qua. Bởi chúng ta vẫn không thể chắc chắn rằng những tiện ích của Nhà Táo có tạo ra nền tảng để các công ty trung gian thu thập dữ liệu cá nhân hay không, dù có những cam kết "giám sát" mà Tim Cook đã khẳng định.
Khi mà Google, Facebook và những "gã khổng lồ" công nghệ khác đang phải vật lộn với những phản ứng dữ dội của người dùng về quyền riêng tư, Apple cũng buộc phải nghĩ ra những cách thức mới để giảm thiếu tác động của các công ty đó lên chính người dùng của mình. Liệu những lời phát biểu của Tim Cook có đủ thuyết phục và Apple có tạo nên một "lá chắn" đảm bảo về dữ liệu cá nhân cho các iFan hay không?
Theo Báo Mới
YouTube cung cấp phim miễn phí kèm quảng cáo Google đã lặng lẽ bổ sung tính năng mới cho dịch vụ YouTube của mình, cho phép người dùng trải nghiệm những bộ phim miễn phí có chứa quảng cáo. YouTube bắt đầu bước chân vào cuộc chiến phát hành phim miễn phí kèm quảng cáo Theo PhoneArena, có khoảng 100 bộ phim mà người dùng YouTube có thể xem miễn phí hiện...