Nhật Bản: Sẽ hành động nếu lợi ích các công ty bị tổn hại
Hãng Reuters đưa tin người dân Hàn Quốc bắt đầu tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ từ Nhật Bản trong bối cảnh quan hệ chính trị và kinh tế 2 nước đang xấu.
Người dân Hàn Quốc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Ảnh: EPA
Theo Hiệp hội Các siêu thị Hàn Quốc, hơn 200 siêu thị và cửa hàng tạp hóa tại nước này đã tự nguyện rút tất cả các sản phẩm của Nhật Bản ra khỏi kệ hàng của họ. Việc hủy các tour du lịch sang Nhật Bản cũng đang trở nên phổ biến. Công ty lữ hành Hanatour cho biết họ hiện chỉ nhận được 500 lượt đặt tour du lịch sang Nhật Bản mỗi ngày, giảm mạnh từ mức trung bình 1.100 lượt trước đó. Công ty Very Good Tour cũng cho biết lượng đặt tour du lịch Nhật Bản mới đã giảm 10%…
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định Tokyo sẽ triển khai các biện pháp cần thiết chống lại Hàn Quốc nếu lợi ích của các công ty Nhật Bản bị tổn hại. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, nếu cần thiết, ông sẵn lòng giúp giải quyết tình hình căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Video đang HOT
MINH CHÂU
Theo SGGP
Leo thang tranh chấp Hàn - Nhật, người dân tự thiêu trước đại sứ quán
Mối quan hệ giữa 2 đồng minh châu Á lâu năm của Mỹ từ lâu đã căng thẳng về các vấn đề liên quan đến sự cai trị thực dân tàn bạo giai đoạn 1910-45 của Tokyo trên bán đảo Triều Tiên.
Người dân Hàn Quốc biểu tình trước đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul với khẩu hiệu phản đối Thủ tướng Abe Shinzo.
Một người đàn ông Hàn Quốc 70 tuổi đã qua đời hôm nay (19/7) sau khi tự thiêu bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul, được cho có liên quan đến cuộc tranh chấp ngoại giao căng thẳng về vấn đề bồi thường lao động bị cưỡng bức trong Thế chiến II.
Người đàn ông quá cố đã nói chuyện với người quen qua điện thoại trước khi lái xe đến đại sứ quán Nhật rằng ông châm lửa vì "sự căm thù địch Nhật Bản" của bản thân, trong khi bố vợ của ông này được biết cũng là một nạn nhân của chế độ nô lệ thời chiến.
Vụ tự sát của người đàn ông Hàn Quốc diễn ra đúng vào thời điểm Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono triệu tập đại sứ Hàn Quốc tại Tokyo về những tranh chấp, mà các nhà phân tích cho rằng có thể phá hỏng thị trường công nghệ toàn cầu.
Diễn biến xung đột một tháng qua đã chứng kiến việc Tokyo hạn chế xuất khẩu vật liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp điện thoại thông minh và chip hàng đầu thế giới của Seoul, sau khi tòa án cấp cao của Hàn Quốc buộc các DN Nhật Bản phải sử dụng lao động nước này như một cách bồi thường tranh chấp lịch sử.
Nhật Bản nhấn mạnh vấn đề tranh chấp đã từng được giải quyết theo một thỏa thuận được ký sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, bao gồm một gói các khoản vay. Trong khi Seoul đe dọa sẽ khiếu nại các hạn chế của Tokyo lên Tổ chức Thương mại Thế giới, đồng thời kêu gọi Washington can thiệp.
Theo Kinhtedothi
Nhật Bản - Hàn Quốc lại căng thẳng về lao động thời chiến Ngày 19-7, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã triệu ông Nam Gwan Pyo, Đại sứ Hàn Quốc tại nước này tới để phản đối việc Seoul từ chối đề nghị của Tokyo tham gia hội đồng trọng tài nhằm giải quyết bất đồng giữa 2 nước về lao động thời chiến. Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono. Nguồn: Reuters Trước đó, đến...