Nhật Bản sẽ gửi tàu chiến đến Trung Đông từ đầu năm 2020
Theo kế hoạch vừa được Chính phủ Nhật Bản thông qua, Tokyo sẽ cử tàu chiến và máy bay tuần tra để bảo vệ các tàu hàng của nước này tại Trung Đông.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 27/12, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo từ tháng 1/2020, nước này sẽ gửi một tàu chiến và máy bay tuần tra để bảo vệ các tàu Nhật Bản tại Trung Đông, khu vực cung cấp gần 90% lượng dầu nhập khẩu của Tokyo.
Nhật Bản sẽ gửi một tàu chiến và máy bay tuần tra để bảo vệ các tàu của nước này tại Trung Đông.
Theo một văn kiện được Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua ngày 27/12, Tokyo sẽ cử tàu chiến và máy bay tuần tra để bảo vệ các tàu hàng của nước này tại Trung Đông.
Theo kế hoạch, một tàu chiến và 2 máy bay tuần tra P3C sẽ được triển khai để thu thập thông tin, nhằm đảm bảo tuyến đường an toàn cho các tàu Nhật Bản di chuyển trong khu vực. Nếu có bất cứ tình huống khẩn cấp nào xảy ra, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ cho phép sử dụng vũ khí để bảo vệ các tàu trong trường hợp nguy hiểm.
Video đang HOT
“Hòa bình và ổn định ở Trung Đông là vô cùng quan trọng đối với hòa bình và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế, trong đó có Nhật Bản” – ông Suga nhấn mạnh trong cuộc họp báo hôm 27/12.
Các nhà nhập khẩu và lọc dầu của Nhật Bản hoan nghênh quyết định của chính phủ.
Chủ tịch Hiệp hội Dầu khí Nhật Bản, ông Takashi Tsukioka cho biết: “Hiện tình hình tại Trung Đông vẫn không thể đoán trước được… Chúng tôi tin rằng quyết định mới nhất này sẽ đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền Nhật Bản di chuyển tại Trung Đông”.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran leo thang từ tháng 5/2018, sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt trừng phạt chốnh Tehran.
Một số vụ tấn công đã xảy ra hồi tháng 5 và 6 vừa qua trong khu vực nhằm vào các tàu thương mại quốc tế, bao gồm tàu chở dầu Kokuka Courageous thuộc sở hữu của Nhật Bản, mà Mỹ lên tiếng đổ lỗi cho Iran. Tuy nhiên chính quyền Tehran phủ nhận cáo buộc.
Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, nhưng cũng duy trì mối quan hệ thân thiện với Iran đã lựa chọn thực hiện một chiến dịch của riêng nước này thay vì tham gia vào lực lượng liên minh quân sự quốc tế do Mỹ dẫn đầu trong khu vực.
Thủ tướng Abe trong tuần này cũng đã thông báo tới Tổng thống Iran Hassan Rouhani về việc Nhật Bản sẽ cử lực lượng hải quân đến Vùng Vịnh.
Dự kiến kế hoạch của Nhật Bản sẽ bắt đầu vào tháng 1/2020. Được biết, một chiến dịch của Liên minh châu Âu nhằm đảm bảo an toàn hàng hải trong khu vực cũng sẽ diễn ra cùng thời điểm, khi một tàu chiến của Pháp sẽ bắt đầu công việc tuần tra.
Theo kinhtedothi.vn
Nhật Bản nâng cấp máy bay tuần tra hàng hải bằng trí tuệ nhân tạo
Tạp chí quân sự Jane's trích dẫn nguồn tin từ Cơ quan quản lý công nghệ và hậu cần (ATLA) thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, quân đội nước này đang có kế hoạch áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) lên một số phi đội máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1 nhằm nâng cao năng lực tình báo, giám sát, trinh sát (ISR) của máy bay.
Nguồn tin cho biết, công nghệ AI được áp dụng hỗ trợ khả năng xác định mục tiêu của radar trên máy bay Kawasaki P-1. Cụ thể, bộ dữ liệu hình ảnh thu lại bởi radar sẽ được công nghệ AI xử lý và phân tích ngay lập tức, điều mà bộ phận kỹ thuật của phi hành đoàn không thể thực hiện nhanh chóng bằng mắt thường.
Máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1 của Nhật Bản. Nguồn: Reuters.
Theo Tạp chí Nikkei Asian Review, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ dành một khoản ngân sách 900 triệu yên Nhật (khoảng 8,25 triệu USD) nhằm phát triển dự án trên. Dự kiến, công nghệ AI sẽ được tích hợp trên dòng máy bay tuần tra hàng hải nội địa Kawasaki P-1 từ năm 2024 trước khi được nghiên cứu áp dụng trên các loại vũ khí tân tiến hơn của quân đội Nhật Bản.
Tokyo đang xem xét việc triển khai các phi đội máy bay Kawasaki P-1 tới Trung Đông nhằm bảo vệ các tàu thương mại của mình trên các tuyến hàng hải tại khu vực. Việc sử dụng công nghệ AI chắc chắn sẽ giúp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Máy bay tuần tra hàng hải Kawasaki P-1 được phát triển và sản xuất bởi Kawasaki Aerospace Company, phân nhánh của của Tập đoàn Kawasaki Heavy Industries. Được biên chế cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) từ năm 2013, máy bay sẽ thay thế dần phi đội P-3 Orion do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo và đã tương đối lỗi thời.
Kawasaki P-1 có chiều dài 38m, sải cánh 35,4m, chiều cao 12,1m và trọng lượng cất cánh đối đa gần 80 tấn. Được trang bị 4 động cơ tua-bin phản lực cánh quạt F7, nó có thể đạt tốc độ tối đa 996km/h, tốc độ hành trình 833km/h, phạm vi hoạt động 8.000km, phạm vi chiến đấu 2.500km cùng trần bay 13,5km.
Máy bay được trang bị hàng loạt hệ thống điện tử hàng không hiện đại phục vụ nhiệm vụ trinh sát, chống ngầm như: Hệ thống radar mạng pha chủ động Toshiba HPS-106; hệ thống cảm biến từ trường (MAD); hệ thống cảnh báo chống tên lửa AN/AAR-60; ăng-ten liên lạc và định vị hàng không; hệ thống tác chiến điện tử độc lập... Về bộ vũ khí, Kawasaki P-1 có thể mang các ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk46, Type 97, các tên lửa AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65 Maverick.
NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC (theo Jane's, Nikkei Asian Review)
Theo qdnd.vn
Nhật Bản bộc lộ tham vọng quân sự Nhật Bản thảo luận với Mỹ việc phái tàu chiến đến Trung Đông. Phái tàu chiến tới Trung Đông Chính phủ Nhật Bản mới đây thông báo đã cùng với các đối tác Mỹ thảo luận việc gửi tàu chiến đến Trung Đông để đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển hàng hải ở eo biển Hormuz. Quyết định trên của Nhật...