Nhật Bản sẽ giúp Hà Nội làm sạch sông Tô Lịch
Phía Nhật Bản đã điều tra, khảo sát trong 2 năm để đưa ra đề nghị xư ly ô nhiêm cua sông Tô Lich…
Sông Tô Lịch co chiêu dài khoảng 14 km, chảy qua nhiêu quận, huyên cua Ha Nôi như Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì.
“Cac chuyên gia chung tôi dự kiến se mang thiết bị công nghệ hiện đại đến đặt dưới lòng sông Tô Lịch để làm sạch lòng sông. Đây là công nghệ bio-nano, tốc độ xử lý siêu nhanh, sau 3 ngày thì mùi sẽ giảm nhiều”.
Thông tin trên đươc TS. Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản nêu ra khi ông dân đâu đoan chuyên gia Nhât Ban vê môi trương co buôi lam viêc vơi Thu tương Nguyên Xuân Phuc, chiêu 11/4 tai Ha Nôi.
Tai buôi lam viêc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến môi trường, vấn đề lớn trong quá trình phát triển đất nước. Do đó, những lĩnh vực mà TS.Tadashi Yamamura trao đổi trong chuyến thăm lần này rất thiết thực đối với Việt Nam . Thủ tướng hy vọng, chuyến thăm này của đoàn đóng góp việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược sâu rộng, quan hệ phát triển mạnh mẽ, tin cậy trên nhiều lĩnh vực, do đó, đây là lĩnh vực hợp tác rất tiềm năng.
Về đề nghị tài trợ miễn phí thí điểm xử lý ô nhiễm nước một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ mới, Thủ tướng hoan nghênh đề xuất này, cho rằng, đây là một ý tưởng tốt, phù hợp chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc; đánh giá cao việc các bạn Nhật Bản đã vận động nguồn kinh phí để thực hiện công việc này từ nguồn xã hội hóa.
Thủ tướng đề nghị các chuyên gia Nhật Bản và Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) trao đổi và làm việc cụ thể với Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội để nghiên cứu, quyết định phương án và tổ chức thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Video đang HOT
Đây là nền tảng tốt để xử lý ô nhiễm nước ở những địa phương khác. Thủ tướng tin tưởng với kinh nghiệm, phía Nhật Bản sẽ thành công trong xử lý nước thải ở Hà Nội. Sau khi thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét để quyết định chủ trương.
Noi thêm vê kê hoach va tinh ưu viêt cua công nghê, TS.Tadashi Yamamura cho biết, công nghệ ma cac chuyên gia dư kiên mang sang Viêt Nam gồm máy sục khí công nghệ nano, sử dụng vật liệu thiên nhiên… Ông cũng cho biết, phía Nhật Bản đã điều tra, khảo sát trong 2 năm để đưa ra đề nghị này; hy vọng công nghệ hiện đại này sẽ hỗ trợ tích cực Việt Nam trong vấn đề xử lý nước thải.
Sông Tô Lịch co chiêu dài khoảng 14 km, chảy qua nhiêu quận, huyên cua Ha Nôi như Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Dong sông nay bi ô nhiêm nghiêm trong do ngươi dân thanh phô xa nươc thai sinh hoat trưc tiêp chưa qua xư ly xuông long sông.
Theo VNEconomy
Ảnh : Đường Láng nới rộng vẫn tắc, làn cho người đi bộ vắng tanh
Sau khi được xén vỉa hè, đường Láng giờ cao điểm vẫn còn tình trạng ách tắc, đối lập hoàn toàn với cảnh ế ẩm, vắng bóng người qua trên làn đường mới cho người đi bộ.
Gần một tháng sau khi được xén vỉa hè, dải phân cách, tình trạng ùn tắc trên đường Láng dù đã giảm đi đôi chút nhưng về cơ bản vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Trong khi đó, làn đường mới được mở dành riêng cho người đi bộ và xe đạp lại "ế ẩm", thưa thớt người qua.
Nằm bên bờ sông Tô Lịch, tuyến đường dành cho người đi bộ kéo dài 4km, chạy dọc theo đường Láng từ đoạn giao với Cầu Giấy. Kể từ khi được mở ra, lượng người qua lại trên làn đường này vẫn còn hết sức khiêm tốn, thậm chí nhiều thời điểm cả đoạn đường vắng không một bóng người.
Trái lại, làn đường dành cho xe máy và ô tô dù đã được nới rộng nhưng vào giờ cao điểm vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ, ách tắc.
Để tránh đi qua đường Láng vào những thời điểm xảy ra tắc đường, nhiều người đi ô tô, xe máy chọn đi qua đường Nguyễn Khang ở bờ bên kia sông khiến con đường này cũng thường xuyên chật cứng.
Trước đây, khi tuyến đường mới thi công xong, nhiều người điều khiển xe gắn máy còn đi vào làn đường này trong giờ cao điểm. Tuy nhiên hiện tại nhiều lớp rào chắn đã được dựng lên ở hai đầu đoạn đường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đi bộ tại đây.
Nhằm tạo ra không gian dạo chơi, qua lại cho người đi bộ và người đi xe đạp nhưng hiện tại, tuyến đường này vẫn hoạt động chưa thực sự hiệu quả do còn tồn tại một số bất cập.
Thường xuyên chạy bộ trên con đường này sau giờ làm, anh Thành Luân (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, tuyến đường khá đẹp và có một chiều dài lý tưởng cho những ai có ý định tập thể dục, đi bộ, chạy bộ...
"Tuy nhiên, tôi cho rằng do làn đường nằm cạnh sông Tô Lịch, một con sông cống đầy rác và thường xuyên bốc mùi hôi thối nên chưa thu hút được nhiều người", anh Luân nói thêm.
Hàng ngày đưa con dạo chơi trên tuyến đường này, chị Phan Thị Thu (sinh sống tại đường Láng, Hà Nội) cho biết, việc di chuyển từ bên kia đường sang làn đi bộ này khá bất tiện. Từ nhà, chị phải đi một đoạn khá dài tới ngã tư, nơi có vạch kẻ đường cho người đi bộ để có thể sang được làn đường này.
Dự kiến trong thời gian tới, công tác dọn dẹp vệ sinh sông Tô Lịch cũng sẽ được đẩy nhanh tiến độ để làn đường đi bộ đạt được hiệu quả tối đa, mang đến bộ mặt mới cho đường Láng.
Theo Danviet
Lắp rào chắn xe máy vào làn đường đi bộ ven sông Tô Lịch Ngày 23/3, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã lắp đặt rào chắn ở hai đầu đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ ven sông Tô Lịch, để ngăn chặn tình trạng xe máy cố tình đi vào. Việc làm này nhằm ngăn chặn tình trạng xe máy cố tình đi vào làn đường dành cho phương tiện thô...