Nhật Bản sản xuất màng silicon dày một nguyên tử
Trường đại học Hokuriku, Nhật Bản ngày 30/5 cho biết, nhóm nghiên cứu của trường này vừa phát triển công nghệ Silicene sản xuất màng silicon có diện tích lớn.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Loại màng này có độ dày chỉ bằng một nguyên tử, có tính chất của chất bán dẫn và có thể được dùng để chế tạo mạch điện tử tốc độ cao.
Nhóm nghiên cứu này đã phủ màng gốm trên một bề mặt chất nền silicon dài 2cm, rộng 1cm, sau đó tăng nhiệt lên 900 độ C trong môi trường chân không đặc biệt.
Kết quả là, các yếu tố silicon có trong chất nền silicon đã thâm nhập và xuất hiện trên bề mặt màng gốm, hình thành màng silicon. Nếu chất nền lớn hơn sẽ có thể chế tạo ra màng silicon với diện tích lớn hơn.
Video đang HOT
Chỉ có graphene có độ dày 1 nguyên tử cacbon là vật liệu mỏng nhất được biết đến trên thế giới hiện nay. Người phát minh ra nó đã đạt giải nobel vật lý năm 2010 vì loại vật chất có nhiều tính chất thần kỳ này.
Silicene được coi như là graphene phiên bản silicon và thu hút nhiều sự chú ý của giới vật lý.
Phó giáo sư Komura Yukiko của trường đại học này cho biết, thách thức tiếp theo của họ là làm sáng tỏ cơ chế hình thành silicene, đồng thời phát triển công nghệ bóc tách loại màng này từ chất nền./.
Theo TTXVN
Đề tài đoạt giải nhất Hội thi Intel ISEF Quảng Trị 2012
Nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, đề tài "Hệ thống cảnh báo và rào chắn đóng mở tự động tại nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ" đã đoạt giải nhất cuộc thi này.
Nhóm nghiên cứu đề tài nói trên gồm các HS Hoàng Quang Trung, Nguyễn Quang Hưng và Lê Nguyễn Hoàng, lớp 11A3, Trường THPT Đông Hà đã xuất sắc vượt qua khoảng 80 đề tài khác nhau trong các cuộc thi cấp tỉnh để giành cú "đúp" hai giải nhất ngoạn mục (giải nhất vật lý kỹ thuật điện tử và giải nhất cuộc thi) Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Intel ISEF tỉnh Quảng Trị năm 2012.
Về mặt khoa học, ý tưởng của ba em học sinh này chủ yếu dựa trên hai mạch điện tử, mạch cảm biến ánh sáng để khi đoàn đi tàu qua che khuất ánh sáng làm quang trở tăng giá trị kích hoạt đóng rào chắn và mạch cảm biến rung động để khi đoàn tàu đi qua tạo rung động lớn kích hoạt hệ thống đèn và chuông cảnh báo người đi đường giảm tốc độ.
Khi tàu cách vị trí gác chắn khoảng 2.000 m, hệ thống đèn tự động bật sáng khi tàu cách 1.000 m, hệ thống barie rào chắn sẽ tự động hạ xuống đến khi tàu đi qua từ 3-5 phút mới mở lại. Kết quả nghiên cứu này đã thể hiện sự tìm tòi nghiên cứu và say mê sáng tạo của nhóm tác giả.
Nhóm tác giả cùng mô hình đề tài của mình. (Ảnh: Nguyễn Lệ Xuân)
Đại diện của nhóm cho biết: "Đề tài của chúng em trước hết là nghiên cứu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia giao thông ở đoạn đi ngang qua đường sắt. Thứ hai là làm giảm thiểu các chi phí đầu tư vào thiết bị dùng để đóng, mở gác chắn và một điều quan trọng nữa là làm giảm lượng khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông khi dừng lại ở gác chắn đợi tàu đi qua nhằm bảo vệ môi trường thân thiện".
Em Lê Nguyễn Hoàng cho biết thêm: "Qua các phương tiện thông tin đại chúng mà chúng em được biết, hàng ngày xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt, gây hậu quả rất lớn về người và của và vị trí xảy ra tai nạn thường là nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ. Bằng những kiến thức học được từ thầy, cô giáo, chúng em mong muốn làm được một điều gì đó để hạn chế những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, góp phần làm cho cuộc sống này ngày một tốt đẹp hơn".
Thầy giáo của các em nhận xét: "Qua việc tuyên truyền, giáo dục chấp hành luật lệ giao thông, nhà trường yêu cầu các em học sinh đưa ra những ý tưởng có tính sáng tạo, đặc biệt là những ý tưởng đó phải thiết thực trong việc ngăn ngừa tai nạn giao thông. Và các em học sinh lớp 11A3 đã tìm tòi nghiên cứu và thực hiện được đề tài "Hệ thống cảnh báo và rào chắn đóng mở tự động tại nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ".
Để thực hiện được đề tài này, các em phải vận dụng nhiều kiến thức ở trường trung học phổ thông kết hợp với kiến thức học thêm ở trung tâm dạy nghề và còn xử lý rất nhiều yếu tố kỹ thuật phức tạp. Hy vọng, với sự hỗ trợ của các nhà khoa học và sự quan tâm của nhà trường, đề tài có tính khả thi của các em sớm được áp dụng vào thực tế và mang lại kết quả cao".
Đề tài: "Hệ thống cảnh báo và rào chắn đóng mở tự động tại nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ" đã được hội đồng giám khảo đánh giá cao về khả năng ứng dụng thực tế và được chọn để dự thi cuộc thi cấp quốc gia. Đến nay, bộ ba tác giả: Trung - Hưng - Hoàng đã hoàn tất những công việc cuối cùng cho đề tài của mình, sẵn sàng tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật Intel ISEF toàn quốc diễn ra tại TP Huế vào tháng 3/2012.
Dù chỉ là ý tưởng, nhưng các em đã cống hiến tâm huyết, trí tuệ của mình vào việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Đề tài của các em càng có ý nghĩa thiết thực hơn khi Chính phủ chọn 2012 làm năm "An toàn giao thông quốc gia".
Lê Tấn Lộc
Theo dân trí
Tút lại bàn phím máy tính thành đèn ngủ độc đáo Chiếc đèn dành riêng cho những tín đồ của 2tek đây!!!! Chuẩn bị những "đạo cụ" này nhé: - Bàn phím máy tính đã hỏng - Đèn LED dùng nguồn USB - 2 nắp hộp kim loại - Keo, băng dính Đến phần hành động này: Bước 1: - Gỡ các phím ra khỏi bàn phím và lấy tấm bảng vi mạch điện...