Nhật Bản săn tàu ngầm của kẻ thù như thế nào?
Nhật Bản đã tự phát triển máy bay săn ngầm dựa trên máy bay thương mại Boeing-707.
Máy bay săn ngầm P-1 của Nhật Bản.
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, tàu ngầm Mỹ đã chặn thành công các tuyến tiếp tế trên biển của Nhật Bản. Đây là một bài học đối với Tokyo và khiến họ tập trung vào các phương tiện chống ngầm.
Nhưng Nhật Bản quyết định không mua các máy bay đa nhiệm P-8 Poseidon của Mỹ, mà tự thiết kế máy bay tuần tra biển mang tên P-1.
Tên máy bay khiến nhiều người nghĩ rằng Nhật Bản dường như sử dụng công nghệ cũ, nhưng Tokyo thường đặt tên các thiết kế máy bay sau chiến tranh thế giới thứ hai theo chuỗi riêng biệt. Điều này lý giải tại sao chiến đấu cơ Phantoms và Eagles của Nhật Bản có tên F-4EJ và F-15J.
Máy bay P-1 được thiết kế dựa trên máy bay thương mại Boeing-707 với thiết bị phát hiện từ trường bất thường ở đuôi. Nhiêm vụ chính của máy bay là săn tìm các tàu ngầm của kẻ thù.
Video đang HOT
Theo các quan chức của công ty Kawasaki, P-1 được thiết kế với thân rộng và sải cánh lớn. Trong khi P-8 được thiết kế dựa trên Boeing 737 với 2 động cơ, P-1 sử dụng 4 động cơ F7-10 được thiết kế cho sứ mệnh tuần tra biển.
Máy bay P-1 có thể mang theo ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ như Mk46 do Mỹ phát triển hay Type 97 của Nhật Bản cũng như các thiết kế tương lai. Nó cũng có thể mang theo thủy lôi, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon và ASM-1C, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.
Trang tin MilitaryFactory.com cho biết máy bay P-1 có thể bay với vận tốc tối đa 1.000 km/giờ và tầm bay 8.000 km. Máy bay cũng được trang bị nhiều hệ thống để đối phó với hệ thống phòng không của kẻ thù bao gồm mảnh kim loại gây nhiễm xạ, pháo sáng và hệ thống tác chiến điện tử.
Theo Danviet
Khám phá "hầm trú ẩn trên trời" của ông Trump
Đây là nơi duy nhất trên thế giới mà Tổng thống Mỹ có thể sống sót nếu chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ nổ ra.
Chiếc máy bay được mệnh danh là "Ngày tận thế" của ông Trump.
Máy bay "Ngày tận thế" của ông Trump được xem là boongke trên bầu trời vì nó có khả năng chịu được sức ép của một vụ nổ hạt nhân. Được biết tới với tên gọi khác là Trung tâm Chỉ huy Trên không, máy bay "Ngày tận thế" của ông Trump giúp người đứng đầu Nhà Trắng đưa ra các quyết định quan trọng ở bất kì đâu.
Trong trường hợp khẩn cấp, ông Trump có thể phát động chiến tranh từ căn cứ "trên trời" này. Mẫu máy bay "Ngày tận thế" được hãng Boeing sản xuất với chi phí khoảng 250 triệu USD. Mỗi giờ bay, chiếc Boeing E-4B ngốn của ngân sách Mỹ số tiền 160.000 USD (khoảng 3,5 tỉ đồng).
Máy bay này có thể chịu được các vụ nổ hạt nhân.
Ngoài chịu được sức ép từ các vụ nổ hạt nhân, máy bay "Ngày tận thế" có cơ chế phòng thủ giúp nó tránh được lực điện từ. Thành viên phi hành đoàn vẫn sử dụng các thiết bị liên lạc truyền thống analog vì sợ tin tặc tấn công.
Chiếc máy bay này được xem là bí mật quốc gia và thông tin về nó rất ít khi được đăng tải. Không quân Mỹ cũng không chỉ ra cơ quan nào quản lý chiếc máy bay này.
Chi phí sản xuất máy bay lên tới hơn 250 triệu USD.
Kể từ khi ra đời vào năm 1970 tới nay, máy bay "Ngày tận thế" được xem là nơi duy nhất Tổng thống Mỹ có thể sống sót nếu chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ nổ ra. Thời điểm máy bay được chế tạo, các nhà thiết kế lo ngại Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ-Liên Xô có thể nổ thành một cuộc chiến hạt nhân hủy diệt.
Không giống những chiếc máy bay Không lực Một khác, chiếc E-4B này thực sự là pháo đài trên không và được hỗ trợ bởi các chuyên gia quân sự, nhà chiến lược và truyền thông. Họ sẽ giúp Tổng thống Trump đưa ra quyết định ngay khi chiến tranh hạt nhân leo thang.
Bảng điều khiển của máy bay "Ngày tận thế".
Máy bay "Ngày tận thế" trang bị ăng-ten giúp đảm bảo cho ông Trump có thể liên lạc với tàu ngầm tấn công hạt nhân ngay cả khi cơ sở liên lạc mặt đất bị phá hủy. Hiện nay, máy bay này luôn đậu ở căn cứ không quân Andrews và sẵn sàng sơ tán Tổng thống Mỹ trong 15 phút nếu sự cố xảy ra.
Hiện nay, một trong bốn chiếc "Ngày tận thế" vẫn dùng để chở Tổng thống Mỹ hoặc bay theo cùng khi có việc gấp. Khi Tổng thống Mỹ ở trong nước, một chiếc E-4B sẽ luôn trong tình trạng cảnh giác cao tại sân bay Offutt, bang Nebraska. Động cơ máy bay được chạy liên tục và sẵn sàng sơ tán khẩn cấp khi có lệnh.
Theo Danviet
Hải quân Mỹ sẽ dùng máy chơi điện tử để điều khiển kính ngắm của tàu ngầm Quân đội Mỹ vừa công bố kế hoạch sử dụng thiết bị chơi điện tử nổi tiếng thế giới Xbox 360 điều khiển một số thiết bị trên tàu ngầm nhằm mang lại hiệu quả tác chiến tốt hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo. Bộ điều khiển máy chơi điện tử Xbox 360 sắp được dùng để...