Nhật Bản quyết định không giới hạn đối tượng tiêm mũi vaccine tăng cường
Bộ Y tế Nhật Bản ngày 28/10 đã quyết định triển khai tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả những ai đã tiêm đủ 2 mũi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ibaraki, miền đông Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Ban đầu, Nhật Bản cân nhắc triển khai mũi tăng cường cho nhân viên y tế tuyến đầu và những người trong diện ưu tiên.
* Cùng ngày, trả lời phỏng vấn báo giới trước thềm Hội nghị sức khỏe toàn diện, do Reuters tổ chức theo hình thức trực tuyến, dự kiến diễn ra từ ngày 15 – 18/11 tới, Giám đốc điều hành hãng dược phẩm Moderna Staphane Bancel cho biết Mỹ có thể phê duyệt và bắt đầu sử dụng vaccine của hãng này tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 12-17 trong vài tuần tới.
Video đang HOT
Moderna cũng có kế hoạch sớm triển khai việc xin phê duyệt sử dụng vaccine để tiêm cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Ông Bancel hy vọng nhóm trẻ trong độ tuổi này có thể được tiêm vaccine của Moderna từ cuối năm nay. Bên cạnh đó, Moderna cũng dự kiến công bố dữ liệu thử nghiệm vaccine cho trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2022.
Tháng 6 vừa qua, Moderna đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng vaccine cho trẻ trong độ tuổi từ 12-17. Trong tuần này, hãng cũng đã trình dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho kết quả tích cực đối với trẻ trong độ tuổi từ 6-11, song chưa nộp hồ sơ xin phê duyệt việc sử dụng vaccine cho nhóm tuổi này.
Mặc dù tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 bị tiến triển nặng hoặc tử vong tương đối thấp so với người lớn, tuy nhiên, do sự xuất hiện của biến thể Delta, số trẻ chưa tiêm chủng mắc bệnh và xuất hiện biến chứng phức tạp đã tăng lên.
Trước tình hình trên, ngày 26/10, nhóm cố vấn của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã ủng hộ việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11. Tuy nhiên, để được sử dụng, vaccine này cần được FDA và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) phê duyệt.
Tuần trước, FDA đã cho phép tiêm mũi tăng cường vaccine của Moderna đối với các nhóm: người trên 65 tuổi; người ở độ tuổi 18-64 tuổi có nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi nhiễm virus; và người làm việc trong các ngành có nguy cơ lây nhiễm cao như nhân viên siêu thị, nhân viên y tế, nhân viên trong trung tâm bảo trợ người vô gia cư. Những người trong các nhóm đối tượng trên sẽ được tiêm mũi tăng cường 6 tháng sau khi hoàn thành tiêm 2 mũi vaccine của Moderna. Liều lượng mũi tiêm thứ 3 là 50 microgram/mũi, chỉ bằng một nửa so với hai mũi đầu tiên.
Trước đó, hồi tháng 9, FDA cũng đã phê duyệt việc sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi tăng cường cho các nhóm trên.
Ông Bancel hy vọng những người trên 50 tuổi sẽ được tiêm mũi tăng cường hằng năm, bắt đầu từ năm 2023, do khả năng bảo vệ của vaccine giảm theo thời gian. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng hiện chưa thể chắc chắn việc tiêm mũi tăng cường một cách rộng rãi có thực sự cần thiết hay không.
Nhật Bản có thể cấp phép lưu hành vaccine nội địa vào đầu năm sau
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, công ty dược phẩm Shionogi có trụ sở tại tỉnh Osaka vừa thông báo về kế hoạch thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đối với vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên của Nhật Bản do công ty này nghiên cứu, sản xuất, sau kết quả khả quan của giai đoạn thử nghiệm đầu tiên.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ichihara, tỉnh Chiba, Nhật Bản ngày 17/2/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo đó, có 3.000 tình nguyện viên sẽ tham gia quá trình thử nghiệm lần này nhằm đánh giá hiệu quả và độ an toàn của vaccine do Shionogi nghiên cứu, phát triển. Công ty cũng dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối cùng trong năm nay và nếu mọi việc thuận lợi, sẽ khẩn trương hoàn tất thủ tục xin cấp phép phê duyệt lên Chính phủ Nhật Bản vào đầu năm sau.
Từ tháng 8 năm nay, Shionogi đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu vaccine ngừa COVID-19 trên 60 người trưởng thành tại Nhật Bản. Kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine làm gia tăng đáng kể kháng thể trung hòa, giúp ngăn chặn hiệu quả hoạt động của virus SARS-CoV-2. Với thành công bước đầu này, từ ngày 20/10, Shionogi tiếp tục bước vào giai đoạn thử nghiệm tiếp theo đối với 3.000 người trưởng thành ở Nhật Bản. Các tình nguyện viên sẽ được tiêm 2 mũi để theo dõi hiệu quả và tính an toàn của vaccine.
Dự kiến nếu giai đoạn thử nghiệm cuối cùng vào cuối năm nay cho kết quả tích cực, công ty sẽ gửi đơn xin cấp phép phê duyệt lưu hành lên Chính phủ Nhật Bản vào đầu năm 2022. Trong trường hợp được phê duyệt, sản phẩm của Shionogi sẽ là vaccine ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên do Nhật Bản nghiên cứu, sản xuất được cấp phép lưu hành tại quốc gia này.
Cho đến nay, chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Nhật Bản vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vaccine ngoại nhập như của các hãng Pfizer, Astrazeneca, Modena. Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ hoàn thành tiêm chủng đủ 2 mũi cho những người đăng ký vào cuối năm nay và bắt đầu tiêm mũi thứ 3 cho đối tượng ưu tiên từ đầu năm 2022.
Nhật Bản cân nhắc dỡ bỏ nhiều hạn chế từ tháng 11 Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ dỡ bỏ hoàn toàn quy định yêu cầu các nhà hàng và quán bar rút ngắn thời gian hoạt động kể từ tháng 11 tới trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu cho thấy dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã nằm trong tầm kiểm soát ở nước này....