Nhật Bản phát triển vaccine COVID-19 bảo vệ trọn đời
Vaccine này cung cấp khả năng miễn dịch trọn đời, lại chỉ cần tiêm một mũi duy nhất và có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Một loại vaccine như vậy có thể làm thay đổi diễn biến của đại dịch COVID-19. Ảnh: I.E
Tờ Japan Times đưa tin, các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Y tế Thủ đô Tokyo đang nghiên cứu một loại vaccine phòng COVID-19 không chỉ mang lại khả năng miễn dịch suốt đời mà còn có thể được vận chuyển ở nhiệt độ phòng, dễ dang đưa đến những nơi xa xôi trên thế giới.
Trong bối cảnh các ca nhiễm biến thể Omicron gia tăng trên toàn thế giới, các quốc gia có thể sớm phải đối mặt với lựa chọn khó khăn là áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, hoặc để biến thể này càn quét cộng đồng.
Tiêm vaccine đang giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng không hiệu quả trong ngăn chặn sự lây lan của virus. Và khi các công ty dược gấp rút phát triển những liều vaccine tăng cường riêng cho từng biến thể ở thời điểm đại dịch bước sang năm thứ ba, thì tin tức về một loại vaccine duy nhất có thể cung cấp bảo vệ trọn đời thực sự được hoan nghênh.
Loại vaccine mới đang được phát triển bởi nhà nghiên cứu Michinori Kohara và nhóm cộng sự của ông, dựa trên loại vaccine thành công nhất từng được sử dụng trong lịch sử – một loại vaccine phòng bệnh đậu mùa.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu sử dụng một dòng virus vaccinea (VACV – một loại virus lớn, phức tạp, có vỏ bọc thuộc họ poxirus gây bệnh đậu mùa) không gây bệnh nhưng thay thế một số thành phần protein của nó bằng một số thành phần từ protein gai (protein đột biến) của SARS-CoV-2.
Mặc dù tái kết hợp protein gai với một cơ chế khác là một chiến lược phổ biến được sử dụng trong thiết kế vaccine ngày nay, ông Kohara tin rằng vaccine của ông không chỉ cung cấp các kháng thể trung hòa mạnh, chỉ với một liều duy nhất, mà còn tạo ra khả năng miễn dịch tế bào mạnh mẽ, cung cấp sự bảo vệ trong dài hạn.
Thông tin từ tờ Japan Times cho hay, các thí nghiệm tiến hành trên chuột cho thấy, những con chuột được tiêm chủng duy trì lượng kháng thể cao trong hơn 20 tháng, tương đương thời gian sống trung bình của chúng. Khi tiêm hai liều, cách nhau 3 tuần, các kháng thể trung hòa trong cơ thể chuột thí nghiệm tăng gấp 10 lần.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản ngày 30/10/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Các thí nghiệm tương tự được tiến hành trên khỉ cho thấy vaccine đã bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm virus vì mức độ virus trong cơ thể khỉ được tiêm chủng vẫn thấp hơn giới hạn có thể phát hiện, dù ở thời điểm 7 ngày sau khi chúng nhiễm COVID-19.
Nhà nghiên cứu Kohara cũng cho biết, loại vaccine COVID-19 “trọn đời” sẽ mang lại một lợi thế bổ sung là gây ít tác dụng phụ hơn so với các loại vaccine khác đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Ông tuyên bố rằng chủng virus gây bệnh được sử dụng trong thiết kế vaccine này không có khả năng tái tạo ở động vật có vú và sẽ gây ra ít phản ứng phụ hơn.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã thử nghiệm vaccine nói trên chống lại 4 biến thể COVID-19 “đáng lo ngại” trước đây (theo phân loại của WHO) và nhận thấy chúng có hiệu quả.
Ông Kohara nói với các phương tiện truyền thông rằng ông hy vọng vaccine mới cũng có tác dụng chống lại biến thể Omicron. Điều đặc biệt là vaccine này có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng, dễ dàng vận chuyển và sử dụng ở các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới.
Viện Khoa học Y tế Thủ đô Tokyo không có kinh nghiệm hoạt động thương mại hóa vaccine. Họ đã ký hợp đồng với nhà sản xuất thuốc trong nước Nobelpharma Co để đưa vaccine nói trên qua các thử nghiệm lâm sàng.
Giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai của thử nghiệm lâm sàng trên người dự kiến chỉ bắt đầu vào năm 2023, sau đó là giai đoạn thử nghiệm lớn hơn nếu không có những kết quả gây lo ngại về hiệu quả và an toàn. Nếu mọi việc suôn sẻ, vaccine COVID-19 “trọn đời” có thể được bán trên thị trường sớm nhất từ năm 2024.
Cảnh báo nguy cơ bùng nổ số ca mắc COVID-19 mới tại Đông Âu sau dịp nghỉ lễ
Trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan mạnh khắp Tây Âu, giới chức và các chuyên gia y tế tại Đông Âu - nơi có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 thấp, cảnh báo về nguy cơ bùng nổ số ca nhiễm mới tại hầu hết các nước khu vực này trong vài tuần tới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bucharest, Romania. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giám đốc Trung tâm giám sát và kiểm soát dịch bệnh Romania, bà Adriana Pistol cảnh báo nước này có thể ghi nhận tới 25.000 ca/ngày tại thời điểm cao trào của làn sóng dịch mới. Romania hiện là nước có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 thấp đứng thứ 2 châu lục (40% dân số).
Theo bà Pistol, hiện có khoảng 60% người trên 65 tuổi hoặc người có bệnh lý nền tại nước này chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Mặc dù biến thể Omciron được cho là không gây biến chứng nặng cho người nhiễm như Delta, song việc số gia nhiễm Omicron gia tăng chắc chắn sẽ khiến hệ thống y tế quá tải như tình trạng xảy ra cách đây vài tháng.
Cảnh báo trên hoàn toàn có căn cứ bởi trước lễ Giáng sinh, Romania chứng kiến hàng dài người xếp hàng tại các cửa khẩu khi hàng trăm nghìn công dân, phần lớn từ Tây Âu, về nước. Theo bà, mặc dù Chính phủ Romania từ ngày 20/12 đã áp dụng quy định người nhập cảnh phải khai thông tin về nơi lưu trú để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy vết các ca nhiễm mới, nhưng trên thực tế nhiều người đã bỏ qua việc khai báo này. Thêm vào đó, bà cho rằng việc 3/4 người số người đã hoàn thành chương trình tiêm chủng vaccine cơ bản song chưa tiêm mũi tăng cường cũng là một nguyên nhân làm bùng nổ số ca nhiễm mới.
Bác sĩ Dragos Zaharia thuộc Viện Khí sinh học Marius Nasta ở thủ đô Bucharest cho rằng làn sóng dịch bệnh thứ 5 sẽ tấn công nước này vào tháng 1/2022 và hy vọng rằng khi đó sẽ có ít bệnh nhân tử vong hơn, ít ca biến chứng nặng hơn và ít người phải nhập viện hơn.
Tại nước láng giềng Bulgaria, thành viên Liên minh châu Âu (EU) này có tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp nhất khi mới chỉ có 32% người trưởng thành tiêm chủng vaccine. Bulgaria cũng đã hứng chịu đợt dịch gây tử vong lớn trong mùa thu năm nay. Theo số liệu của Chính phủ Bulgaria, đến nay mới chỉ có 255.000 liều tăng cường được tiêm tại đất nước có 7 triệu dân này.
Các nhà dịch tễ học dự báo làn sóng dịch bệnh thứ 5 sẽ tấn công Bulgaria vào cuối tháng 1 năm tới và dịch bệnh có thể trầm trọng hơn trong tháng 2. Bà Mariya Sharkova, chuyên gia luật về sức khỏe cộng đồng cho rằng dịp nghỉ lễ này sẽ khiến Omicron xâm nhập vào Bulgaria.
Cho đến nay, khu vực thuộc vùng Balkan gồm Bosnia, Slovenia, Serbia và Croatia đều đã ghi nhận những ca nhiễm biến thể Omicron, song tất cả các nước này đều chưa siết chặt các hạn chế để kiềm chế sự lây lan của biến thể mới.
Séc, quốc gia có 10,7 triệu dân và cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 tại châu Âu. Bộ Y tế nước này ngày 29/12 ước tính số ca nhiễm Omicron đã chiếm 10% tổng số ca mắc mới tại nước này và dự báo con số này sẽ tăng lên 25% vào ngày 10/1/2022.
"Vũ khí" đặc biệt trong cơ thể người có thể chống lại Omicron Các nhà nghiên cứu chỉ ra một "vũ khí" có sẵn trong cơ thể người dường như có thể ngăn được triệu chứng nặng của biến chủng Omicron, ngay cả khi kháng thể có được từ vaccine sụt giảm. Tại một số "điểm nóng", Omicron đang lây lan với tốc độ nhanh chóng (Ảnh: Reuters). Bloomberg đưa tin, hai nghiên cứu riêng rẽ...