Nhật Bản phát triển máu nhân tạo có thể truyền cho mọi nhóm máu
Một nhóm nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển máu nhân tạo và khẳng định có thể truyền cho bệnh nhân ở mọi nhóm máu.
Máu nhân tạo do các nhà khoa học Nhật Bản phát triển. Ảnh: Daily Mail
Tờ Daily Mail (Anh) ngày 1/10 đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Quân y Quốc gia ở Tokorozawa, Nhật Bản đã tạo ra máu nhân tạo chứa oxygen, tiểu cầu và có khả năng đông lại trên vết thương hở. Họ đã đăng nghiên cứu trên tạp chí Transfusion.
Nhóm nhà khoa học này thử nghiệm truyền máu nhân tạo cho 10 con thỏ mất máu, kết quả là 6 chú thỏ còn sống sót. Hiện chưa rõ chính xác lý do nào khiến máu nhân tạo này có thể truyền cho người bệnh mọi nhóm máu.
Video đang HOT
Họ tin rằng phát minh này có thể cứu những bệnh nhân bị thương cần điều trị ngay lập tức ở hiện trường. Các nạn nhân tai nạn thường được đưa đến bệnh viện nơi bác sĩ xét nghiệm nhóm máu của họ trước khi truyền máu. Một số xe cứu thương thường tích trữ trước nhóm máu O bởi có thể truyền được cho những nhóm máu khác. Nhưng nhu cầu cao khiến nhóm máu này ngày càng khan hiếm.
Nhóm máu của con người được phân biệt dựa trên kháng thể và kháng nguyên. Kháng thể nằm trong huyết tương và đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch của con người. Trong khi đó, kháng nguyên nằm trên bề mặt của hồng cầu. Một số ý kiến cho rằng máu nhân tạo có thể được phát triển trên nguyên lý không có kháng thể và kháng nguyên để truyền được cho mọi nhóm máu.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Tại sao nhóm máu O Rh- lại hiếm?
Trong tất cả các nhóm máu, nhóm máu có kháng nguyên O Rh- được coi là hiếm nhất, chiếm khoảng 0,04% và chỉ tương thích với chính nó.
Theo các chuyên gia, máu con người được chia làm 4 nhóm chính là: A,B, AB và O. Trong mỗi nhóm máu chứa đựng 2 loại: kháng nguyên và kháng thể. Ví dụ như, người nhóm máu A sẽ có kháng nguyên A và kháng thể B (chống lại B trong máu); người nhóm máu B sẽ có kháng nguyên B và kháng thể A; nhóm AB sẽ có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng thể.
Còn lại người nhóm máu O không có kháng nguyên A và B nhưng lại có kháng thể A và B trong máu.
Ngoài các kháng nguyên A và B còn có loại kháng nguyên khác là Rh (hay Rhesus). Rh được chia làm 2 loại Rh và Rh-. Người nhóm máu có kháng nguyên Rh thường do di truyền.
Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ Rh của người da trắng là 85%, người Mỹ da đen là 95%, người Phi da đen là 100%.
Tại Việt Nam, hiếm nhất là nhóm Rh-. Bởi trong khi Rh chiếm tới 99,96% thì Rh- chỉ chiếm khoảng 0,04%. Do vậy, thông thường, những người mang nhóm máu O thường có kháng nguyên là O Rh , còn O Rh- được coi là nhóm hiếm, thậm chí là siêu hiếm.
O Rh- là nhóm máu siêu hiếm. (Ảnh: XNM)
Theo các chuyên gia, do O Rh- là nhóm máu hiếm, nên trong cuộc sống, người có nhóm máu này thường dễ bị rủi ro hơn khi gặp biến cố hay tai nạn cần đến truyền máu.
Cụ thể, người nhóm máu O Rh- thường chỉ nhận được chính nó. Nghĩa là O Rh- chỉ nhận được nhóm máu có kháng nguyên O Rh-. Trong trường hợp truyền nhóm máu O Rh , người được truyền máu sẽ gặp tai biến, gây ngừng kết hồng cầu rất nguy hiểm.
Ngoài ra, cũng vì hiếm, nên O Rh- vốn không được ngân hàng máu của các bệnh viện lưu trữ nhiều, thậm chí không có để lưu trữ. Do đó, khi gặp những sự cố liên quan đến truyền máu, người mang nhóm máu O Rh- thường rất khó để tìm được lượng máu bổ sung.
Đặc biệt, trong trường hợp mang thai, nếu có người mẹ có nhóm máu O Rh-, người bố là O Rh thì tỷ lệ sinh con ra có nhóm máu giống bố O Rh chỉ là 50%. Trường hợp mang thai lần 1, trẻ lớn trong bụng sẽ vẫn phát triển bình thường cho tới khi sinh ra.
Tuy nhiên, với trường hợp mang thai lần thứ 2 về sau, trẻ nếu vẫn có nhóm máu O Rh thì tỷ lệ sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra bị thiểu năng là rất cao. Đó còn chưa kể tới trường hợp người mẹ mang nhóm máu O Rh- sẽ có nguy cơ bị thiệt mạng khi sinh cao hơn nhiều so với những sản phụ bình thường khác.
Theo VTC
Xét nghiệm dương tính: Chưa thể khẳng định cơ thể có sán! Theo PGS.TS Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM, việc xét nghiệm huyết thanh để xác định kháng nguyên, kháng thể chỉ mang tính gợi ý, kết quả dương tính với sán cũng chưa thể xác định được bệnh PGS.TS Lê Thành Đồng cung cấp thông tin về bệnh sán dây lợn Cuối năm 2018,...