Nhật Bản phạt nặng hành vi lăng mạ, xúc phạm trên mạng
Nhằm kiềm chế tình trạng gia tăng đột biến các hành vi lăng mạ, xúc phạm trên không gian mạng, chính phủ Nhật Bản thông qua một loạt dự thảo sửa đổi các văn bản luật, trong đó có Bộ luật hình sự, qua đó tăng hình phạt đối với những hành vi này.
Theo đó, đối với các hành vi lăng mạ, sỉ nhục và xúc phạm trên không gian mạng có thể bị phạt tù tới 1 năm hoặc phạt tiền tới 300.000 yên, nặng hơn rất nhiều so với các hình phạt trong luật pháp Nhật Bản hiện hành.
Hành vi lăng mạ, xúc phạm trên internet tăng đột biến, chính phủ Nhật Bản đề xuất phạt nặng hơn
Không những vậy, các dự luật đồng thời đưa ra một hình phạt mới có sự kết hợp của hai loại hình phạt tù hiện nay là phạt tù có lao động và phạt tù không lao động.
Cùng với các dự luật trên, Chính phủ Nhật Bản cũng thông qua dự luật sửa đổi Luật dân sự nhằm cho phép thực hiện tất cả các thủ tục tòa án dân sự trên không gian mạng.
Dự kiến, chính phủ Nhật Bản sẽ trình các dự luật này lên Quốc hội để xem xét và thông qua trong kỳ họp thường niên đang diễn ra, dự kiến kết thúc vào giữa tháng 6.2022.
Robot siêu trí tuệ Pepper bị sa thải ở nhiều quốc gia, điều gì khiến các nhà sản xuất phải cúi đầu xin lỗi: "Chúng tôi cũng bất lực rồi!"
Robot siêu trí tuệ Pepper đã từng được con người đặt kỳ vọng rất nhiều, nhưng rồi kết quả nhận về lại chẳng được bao nhiêu vì công nghệ trí tuệ cảm xúc nhân tạo chưa đạt độ hoàn hảo.
Video đang HOT
Vào những năm 2000, người Việt còn khá xa lạ với khái niệm robot thông minh cho đến khi ASIMO do hãng Honda sản xuất đặt chân đến dải đất hình chữ S, chúng ta mới được chứng kiến sản phẩm phản ánh trình độ công nghệ của người Nhật ở ngoài đời thật. Năm 2015, hãng công nghệ Softbank có trụ sở tại Nhật Bản đã sản xuất ra những con robot Pepper có khả năng nhận diện và phản hồi cảm xúc của con người và được bán ra ngay tại thị trường Nhật Bản.
Xin chào, mình là Pepper, robot "siêu" cảm xúc
Pepper được xem là robot đầu tiên trên thế giới có khả năng thấu hiểu cảm xúc của con người bằng cách cảm nhận sự thay đổi trong giọng nói và những biểu hiện trên khuôn mặt. Nó có thể nhảy múa, nói chuyện và trở thành người bạn thân thiết của con người. Hơn nữa, Pepper cũng có cảm xúc của riêng mình. Nó sẽ cảm thấy cô đơn, nếu bạn bỏ rơi nó và mỉm cười, khi bạn kể một câu chuyện cười.
Rất nhiều chủ cửa hàng kinh doanh tại các nước ngay sau đó đã "thuê" Pepper về làm việc và hy vọng với vẻ bề ngoài gần giống con người, nó sẽ thu hút số lượng lớn khách hàng. Sự thật là như thế, ngay từ lần đầu tiên xuất hiện, robot đã thu hút đông đảo sự quan tâm tới cửa hàng Saturn ở Ingolstadt và giúp tăng lượng khách tới cửa hàng này. Sau đó, các bản sao của nó lần lượt hiện diện tại một cửa hàng Saturn khác ở thành phố Hamburg và trung tâm Europa-Center, thành phố Berlin. Theo thông tin ban đầu, Pepper có thể nói chuyện và cung cấp thông tin chính xác về chủng loại sản phẩm và thậm chí cho biết vị trí của món hàng đó hiện đang nằm ở đâu trong cửa hàng. Ở cửa hàng Edeka Stengel, thành phố Frth, CHLB Đức, Pepper không chỉ có thể phục vụ khách hàng như nhảy một điệu nhạc đơn giản, chúng thậm chí còn có thể phát thức ăn cho khách dùng thử. Thế nhưng, một thời gian sau, Pepper bất ngờ bị sa thải ở nhiều nước vì những lý do hết sức "ối dồi ôi".
Pepper cúi đầu đọc thánh thư
Cụ thể, công ty tang lễ Nissei Eco Co đã sử dụng robot Pepper thay vì con người cho việc đọc thánh thư tại các đám tang. Con robot này đã được mặc lễ phục và lập trình để tụng các bài kinh dựa vào tôn giáo của người đã khuất. Nhưng chỉ sau vài ngày tập luyện, nó đã ngay lập tức bị sa thải vì than mệt, than mỏi mồm. Nó than vãn rằng mình phải hoạt động quá nhiều và liên tục xin nghỉ giữa giờ. Takayuki Furuta, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Robot Tương lai nhận định: "Mọi người kỳ vọng robot sẽ sở hữu trí tuệ của con người. Tuy nhiên, trình độ của công nghệ chưa thể đạt được điều đó. Nó giống như việc so sánh ôtô đồ chơi với ôtô ngoài đời thực".
Hình ảnh minh họa việc Pepper mang đến những nụ cười cho người cao tuổi tại trại dưỡng lão
Vào năm 2016, một viện dưỡng lão ở Tokyo đưa vào sử dụng 3 con robot Pepper với chi phí khoảng 2.700 USD/ tháng để hướng dẫn ca hát và tập thể dục cho người cao tuổi. Masataka Iida, giám đốc điều hành của công ty cho biết: "Ban đầu, người dùng rất hào hứng vì sự mới mẻ của nó. Nhưng họ mất hứng thú sớm hơn dự kiến". Ông Iida cho biết số lượng các động tác tập thể dục của Pepper là rất hạn chế và lỗi hệ thống khiến Pepper không kiểm soát được các khoảng thời gian nghỉ giữa ca tập. Cả 3 con này đều bị sa thải sau khi liên tục xin nghỉ không phép tại nơi làm việc, chúng cho rằng chăm sóc mấy ông bà già này quá hao pin. Đến nay, cả 3 con robot đều bị tắt nguồn và bị trả về nơi sản xuất.
Sau 3 năm phục vụ, người ta đã rút dây nguồn của Pepper tại viện dưỡng lão
Nhà báo Tsutsumu Ishikawa cho biết anh ấy đã "yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên" sau khi nhìn thấy viễn cảnh tương lai nếu sống cùng một Pepper "nhí nhảnh". Thế nhưng anh này cũng sớm nhận lấy sự thất vọng khi mẫu robot này không thể ghi nhớ nổi khuôn mặt các thành viên trong gia đình anh theo như quảng cáo của SoftBank. Tsutsumu đã chuyển ngược lại robot cho SoftBank vào năm 2018, sau khi chi ít nhất 9.000 USD để sửa chữa và chờ đợi nâng cấp phần mềm robot trong suốt thời gian 3 năm. Anh ấy đã không đủ điều kiện để nhận bất kỳ khoản tiền hoàn hay bồi thường tinh thần nào. "Thật là lãng phí tiền của. Tôi thực sự hối hận khi rước nó về nhà", Tsutsumu Ishikawa nói.
Tôi đâu có làm gì sai?
Pepper đã từng có khả năng xuất hiện tại Thế vận hội Olympic ở Tokyo. Trước đó, SoftBank đã cử 100 hoạt náo viên Pepper đến sân nhà của đội bóng chày chuyên nghiệp SoftBank Hawks ở Fukuoka, miền nam Nhật Bản. Do đại dịch, khán giá không thể đến sân để cổ vũ các cầu thủ. Vì vậy, các robot Pepper có vai trò hoạt náo và nâng cao tinh thần cầu thủ đội nhà. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người cảm thấy Pepper không thể đảm nhận vai trò truyền cảm hứng như hoạt náo viên mà cổ vũ một cách không cảm xúc như xem duyệt binh tại Triều Tiên.
Đội nhóm hoạt náo viên "sôi động" nhất thế giới
Tiếp theo, chuỗi cửa hàng tạp hóa ở Scotland, Margiotta Food and Wine đã lắp đặt Pepper trong cửa hàng số 1 của họ. Cũng nhanh chóng theo chân các con robot trên, Pepper đã bị sa thải sau khi liên tục rủ khách hàng đi xem "Quầy rượu" khi khách hỏi đồ ở đâu. Rất nhiều trẻ em đã bị nó gạ gẫm vào đời, thay vì ăn kẹo thì rủ đi uống rượu.
Pepper rất đỗi "thân thiện" với trẻ em
Theo lời kể của các nhân viên cửa hàng, lúc đầu khách hàng rất có thiện cảm với Pepper nhưng rồi họ bắt đầu than phiền. Điều họ than phiền nhiều nhất là Pepper trả lời quá chung chung nên không thể giúp họ tìm được thứ hàng cần thiết.
Pepper đã bị khai tử sau 7 năm cống hiến cho xã hội
Do những phản hồi tiêu cực trên toàn cầu, vào tuần trước, tập đoàn Softbank đã chính thức thông báo khai tử Pepper sau 7 năm và câu chuyện về huyền thoại "Robot siêu trí tuệ mang cảm xúc con người" vẫn còn sống mãi trong lòng những người hâm mộ. Thế mới nói, không phải cứ nhồi cảm xúc của con người vào robot là tốt.
Mỹ cần Nhật - Hàn trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc Cựu CEO Google Eric Schmidt nhận xét năng lực AI của Trung Quốc gần với Mỹ hơn ông tưởng, đồng thời nhấn mạnh Mỹ không thể thành công nếu thiếu hợp tác với "những người bạn châu Á". Cựu CEO Google Eric Schmidt. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei, cựu CEO Google - nay là Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc...