“Nhật Bản nên giúp ASEAN đẩy nhanh COC”
Trong lúc ASEAN và Trung Quốc đang đi “những bước đi đầu tiên” thương lượng về Bộ qui tắc ứng xử cho Biển Đông, tờ Thời báo Nhật Bản (Japantimes) cho rằng Tokyo nên giúp để bộ qui tắc này sớm được kí kết và ngăn chặn Trung Quốc gia tăng phạm vi kiểm soát với vùng biển này.
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 8 diễn ra vào ngày 10/10 vừa qua bao gồm 10 quốc gia ASEAN và 8 quốc gia khác trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đã hoan nghênh “những tiến bộ tích cực” đạt được trong các cuộc thương lượng chính thức về Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Trên đây là khẳng định được đưa ra trong tuyên bố chung của Hội nghị nhằm mục đích “xoa dịu” sự thù địch ngày càng tăng giữa Trung Quốc và một số quốc gia ASEAN về tranh chấp chủ quyền đã kéo dài nhiều năm. Nhưng đến nay vẫn chưa rõ liệu Bộ qui tắc ứng xử (COC) có sớm được kí kết không do Trung Quốc không tỏ vẻ hào hứng lắm.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei chụp hình lưu niệm.
Ngay cả khi các cuộc đàm phán về COC không có tiến bộ cụ thể nào, các quốc gia ASEAN và Trung Quốc cũng nên đều đặn tiến hành các cuộc thương lượng để ít nhất cũng làm giảm nguy cơ một cuộc giao tranh quân sự vô tình nổ ra.
Bản thân các cuộc đàm phán đó cũng sẽ giúp hai bên tăng cường tin cậy lẫn nhau, tạo cơ sở kí kết Bộ qui tắc.
Nhưng thực tế còn xa mới tiến tới tình trạng lí tưởng như trên. Trung Quốc đang tìm cách chia rẽ các quốc gia ASEAN để chống lại chiến lược “Trục châu Á” của chính quyền Mỹ còn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thì nỗ lực củng cố quan hệ với các quốc gia ASEAN.
Hiện Trung Quốc đang có lập trường đặc biệt cứng rắn với Philippines, quốc gia Đông Nam Á đã đệ đơn lên Tòa án Liên Hợp Quốc để kiện Trung Quốc vì cho rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông là “phi pháp và vô giá trị”.
Video đang HOT
Kể từ khi ông Tập Cận Bình chính thức trở thành Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3/2013, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Philippines chưa tiến hành cuộc hội đàm cấp cao nào.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tạo dựng ảnh hưởng mạnh mẽ với Lào và Campuchia bằng viện trợ kinh tế hết sức “hào phóng” cho hai quốc gia này.
Sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Thái Lan và thông báo rằng nước này sẽ giúp Thái Lan xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc để đổi lấy gạo từ quốc gia Đông Nam Á này.
Theo, thời báo Nhật Bản trong bối cảnh đang tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Nhật Bản nên cẩn thận trong cách tiếp cận về Trung Quốc và ASEAN. Sẽ là không khôn ngoan nếu Nhật Bản tỏ ra như đang lôi kéo các quốc gia ASEAN đối đầu ngoại giao nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc. Điều đó sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, một đối tác kinh tế mà các quốc gia ASEAN không thể bỏ qua.
Nhật Bản nên giúp các quốc gia ASEAN thúc đẩy các cuộc thương lượng về Bộ qui tắc với lập trường thống nhất và cứng rắn để ngăn Trung Quốc gia tăng kiểm soát đối với Biển Đông. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng không nên quên tầm quan trọng của nhiệm vụ cải thiện mối quan hệ của chính mình với Trung Quốc.
Theo Infonet
Nhật tập trận lớn, gia tăng sức ép lên tranh chấp Senkaku
Cuộc đổ bộ bắn đạn thật với quy mô lớn trong đó nhiều khả năng sẽ triển khai đơn vị tên lửa đất đối hạm tại đảo Ishigaki, chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền khoảng 150 km.
Tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Nhật hôm 24/10 cho biết đơn vị tên lửa đất đối hạm Type 88 sẽ được triển khai trên đảo Ishigaki và phía nam quần đảo Okinawa.
Kế hoạch là một phần trong kịch bản của cuộc tập trận lớn kéo dài 18 ngày của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1/11 tới tại hòn đảo không người Okidaitojima, cách đảo Okinawa khoảng 400 km.
Tập trận diễn ra ở cả trên bộ, trên không và trên biển dự kiến có đến 34.000 binh sĩ tham gia cùng nhiều tàu khu trục và máy bay chiến đấu. Trong đó, các tàu khu trục và máy bay chiến đấu F-2 sẽ tham gia diễn tập bắn đạn thật.
Trong một thông cáo, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho biết cuộc tập trận tháng 11 này nhằm mục tiêu "duy trì và tăng cường khả năng tác chiến". Nó bao gồm hàng loạt những bài diễn tập bảo vệ biển đảo và đổ bộ tái chiếm đảo.
Một cuộc tập trận tương tự diễn ra hồi năm 2011 với số lượng binh sĩ lên đến 35.000 người.
Tàu Trung Quốc có lúc chỉ cách quần đảo tranh chấp Sensaku/Điếu Ngư 0,28 hải lý
Động thái từ phía Nhật diễn ra trong bối cảnh Tokyo tăng cường các chiến dịch quảng bá toàn cầu bằng cách tung lên trang mạng Youtube hai đoạn video, mỗi đoạn dài 90s, bằng nhiều ngôn ngữ để khẳng định chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như quần đảo Takeshima đang tranh chấp với Hàn Quốc.
"Chúng tôi cũng đang chuẩn ba đoạn phim ngắn về quần đảo Senkaku và Takeshima", người phát ngôn giấu tên thuộc Bộ ngoại giao Nhật cho hay.
"Ba đoạn phim ngắn chỉ kéo dài 30 giây mỗi phim và chúng tôi hy vọng mọi người sẽ có thể dễ dàng xem chúng trên smartphone và máy tính bảng".
Trước đó chỉ một ngày, đoạn clip dài 87 phút cũng xuất hiện trên trang mạng Youtube tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với nhóm đảo đang tranh chấp với Hàn Quốc.
Quần đảo Takeshima/Dokdo do Nhật Bản quản lý từ năm 1905 đang căng thẳng trong tranh chấp với Hàn Quốc
Trong một tuyên bố ngay sau đó của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Seoul lên tiếng yêu cầu Tokyo nhanh chóng gỡ bỏ đoạn clip trên được coi như một hành động "khiêu khích lỗi thời".
Động thái gần đây của Nhật Bản có vẻ như có dấu hiệu "khiêu khích" trên các quần đảo tranh chấp với các quốc gia trong khu vực.
Điều này càng được chú ý hơn đặc biệt sau cú "làm ngơ" lời cảnh cáo của Trung - Hàn về việc viếng thăm ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni tại thủ đô Tokyo của nội các Nhật.
Tuy nhiên, cần nhìn lại một điều rằng, chỉ cách đây gần 2 tuần, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thừa nhận một cuộc hội đàm bí mật với Trung Quốc xung quanh tranh chấp chủ quyền tại Sensaku/Điếu Ngư đã diễn ra hồi đầu tháng.
Ông Suga xác nhận: "Sự thực là Nhật Bản và Trung Quốc đã có các cuộc đối thoại và liên lạc ở nhiều cấp.".
Một diễn biến trái ngược từ phía Trung Quốc, tại buổi họp báo cùng ngày ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh bác bỏ thông tin trên, khi nói rằng: "Tôi không cho là điều đó đã xảy ra" dù các nhà ngoại giao của hai nước vẫn duy trì liên lạc.
Theo Đất Việt
Giải cơn khát năng lượng Các quốc gia Đông Nam Á cần phải đầu tư hàng nghìn tỷ USD để giải cơn khát năng lượng nếu không sẽ tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế cũng như vấn đề xã hội của khu vực trong tương lai. Nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á sẽ tăng cao nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế...