Nhật Bản muốn tự phát triển máy bay chiến đấu, không “dựa hơi” Mỹ
Nhật Bản đang cân nhắc chế tạo các máy bay chiến đấu sau nhiều năm phụ thuộc vào việc hợp tác sản xuất với Mỹ, báo chí Nhật hôm nay đưa tin, trong một động thái nhiều khả năng sẽ gây ra những lo ngại trong số các láng giềng châu Á.
Máy bay chiến đấu F-2 do Nhật Bản và Mỹ hợp tác phát triển và chế tạo.
Tờ Nikkei đưa tin, nỗ lực Nhật Bản vào những năm 1980 nhằm chế tạo các máy bay chiến đấu nội địa đầu tiên kể từ Thế chiến 2 đã vấp phải sự phản đối của Mỹ và hệ quả là hai bên cùng phát triển và sản xuất chiến đấu cơ F-2.
Tuy nhiên, việc sản xuất chung F-2 đã kết thúc hơn 2 năm trước và chiếc cuối cùng trong phi đội F-2 dự kiến sẽ về hưu khỏi lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản vào khoảng năm 2028.
Bộ quốc phòng Nhật có kế hoạch tìm kiếm khoản ngân sách 387 triệu USD trong tài khóa năm tới bắt đầu từ tháng 4/2015 để thử nghiệm động cơ thí nghiệm và các thiết kế khung máy bay tàng hình của một máy bay chiến đấu hoàn toàn do Nhật chế tạo.
Theo chương trình quốc phòng trung hạn của Nhật, chính phủ Tokyo sẽ quyết định vào tài khóa 2018 về việc liệu có tiếp tục dự án máy bay chiến đấu nội địa hay không.
Video đang HOT
Nhật Bản đang ngày càng có nhu cầu nhằm phát triển các máy bay chiến đấu tàng hình, có thể hoạt động trong phạm vi rộng, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Hoa Đông, nơi hai nước vướng vào tranh chấp chủ quyền vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hồi tháng trước, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã nới lỏng các quy định đối với quân đội Nhật, cho phép thực hiện quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ các đồng minh.
4 năm trước, Bộ quốc phòng Nhật đã bắt đầu thực hiện một dự án có tên gọi máy bay công nghệ cao (ATD-X) nhằm thăm dò tính khả thi của dự án bằng việc nghiên cứu các thiết kế khung hạng nhẹ và các cơ chế bắn tên lửa,Nikkei cho hay.
ATD-X dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm động cơ thí nghiệm vào tháng 1/2015 và các thiết kế khung tàng hình vào tháng 4 cùng năm.
Bộ quốc phòng Nhật hi vọng có thể phát triển các động cơ thực sự cho dự án thông qua việc hợp tác với tập đoàn IHI, tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi và các nhà thầu quốc phòng khác trong khoảng 5 năm. Việc phát triển một máy bay chiến đấu hoàn toàn nội địa được dự đoán tiêu tốn từ 4,8-7,7 tỷ USD, theo Nikkei.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Nhật: Vùng phòng không Trung Quốc có thể gây xung đột không mong muốn
Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông đang làm leo thang tình hình và có thể gây ra xung đột không mong muốn, bản thảo sách trắng quốc phòng sắp ra mắt của Nhật cho biết.
Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản. (Ảnh minh họa)
Sách trắng quốc phòng của Nhật, dự kiến sẽ được nội các thông qua vào đầu tháng 8 tới, sẽ chỉ trích Bắc Kinh vì các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng.
Tài liệu cũng sẽ nói rằng Trung Quốc "đã vi phạm một cách không thể bào chữa nguyên tắc tự do bay trong không phận trên biển", khi các máy bay nước ngoài đi qua ADIZ của Trung Quốc buộc phải tuân thủ các quy định của Bắc Kinh và tự khai báo.
Hồi tháng 5 và 6, các máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản và máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay gần nhau một cách bất thường tại nơi vùng ADIZ của 2 nước bị chồng chéo, gây ra những lo ngại về một cuộc xung đột quân sự.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố lập ADIZ ở Hoa Đông, bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ cố gắng thúc đẩy các khả năng phòng thủ trong khuôn khổ nỗ lực của ông nhằm sửa đổi chính sách an ninh. Bản dự thảo sách trắng cũng nói đến quyết định của nội các Nhật cần đây nhằm diễn giải lại hiến phép, cho phép thực thi quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ các đồng minh trong trường hợp bị tấn công vũ trang.
Trong bối cảnh Tokyo đang cân nhắc triển khai các máy bay vận tải MV-22 Osprey của quân đội Mỹ, sách trắng cũng nhấn mạnh tới sự cơ động và hữu dụng của nó trong nỗ lực cứu trợ thảm họa.
Hiện tại, 24 chiếc Osprey đang được triển khai tại căn cứ không quân Futema của Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Một số chiếc đã được điều tới Philippines sau siêu bão Haiyan hồi năm ngoái.
Trong sách trắng quốc phòng, Nhật cũng nói rằng Triều Tiên đang cân nhắc phát triển hạt nhân nhằm tăng cường khả năng răn đe với Mỹ trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un cố gắng củng cố quyền lực.
An Bình
Theo NHK, Kyodo
Máy bay Nhật xuất kích 340 lần bảo vệ không phận Nhật Bản hôm qua cho biết các máy bay chiến đấu của nước này đã xuất kích kỷ lục 340 lần trong 3 tháng qua để đối phó với các nguy cơ xâm nhập không phận, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc leo thang. Các máy bay chiến đấu của Nhật. (Ảnh minh họa) Bộ tổng tham mưu của lực lượng...