Nhật Bản muốn tiếp tục tham gia 2 dự án khí đốt hoá lỏng quan trọng liên quan tới Nga
Ngày 12/8, trả lời phỏng vấn Nikkei, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản mới được bổ nhiệm hôm 10/8, ông Yasutoshi Nishimura cho hay nước này muốn duy trì sự tham gia trong các dự án Sakhalin-1 và Sakhalin-2.
Dự án Sakhalin 2 ở vùng Viễn Đông của Nga. Ảnh: Shell/TTXVN
Cả 2 dự án này cung cấp gần 9% tổng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu vào Nhật Bản.
Tại cuộc họp báo, ông Nishimura khẳng định các dự án này là cực kỳ quan trọng đối với Nhật Bản về nguồn cung cấp năng lượng ổn định: “Không có thay đổi nào trong chính sách của chúng tôi để duy trì lợi ích (trong các dự án)”.
Công ty Sodeco Nhật Bản sở hữu 30% trong dự án dầu khí Sakhalin-1. Trong khi đí, Dự án Sakhalin-2 cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Tokyo – dự án chiếm gần như toàn bộ khối lượng nhập khẩu LNG từ Liên bang Nga.
Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng Nhật Bản, chỉ tính riêng nhiên liệu từ Sakhalin-2, trong đó Mitsui và Mitsubishi của Nhật Bản lần lượt chiếm 12,5% và 10%, đã chiếm khoảng 3% tổng sản lượng điện của cả nước.
Giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu, giá điện ở Nhật Bản tăng cao nhất 9 tháng
Giá điện tuần này tại Nhật Bản đang ở mức cao nhất 9 tháng do đà tăng giá nhiên liệu trên toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường điện trị giá 150 tỷ USD của nước này.
Các bồn chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Hãng Reuters đưa tin giá năng lượng trên thế giới đang chạm ngưỡng kỷ lục hoặc ở mức cao nhất nhiều năm, trong bối cảnh các nền kinh tế từ châu Âu đến châu Á phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhưng lại đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.
Đối với quốc gia chủ yếu dựa vào nhập khẩu năng lượng như Nhật Bản, việc giá dầu, khí đốt và than đá cao hơn đang khiến lạm phát quay trở lại với giá bán buôn ở mức cao nhất trong 13 năm.
Tình hình hiện nay khiến các nhà kinh tế nhớ lại mùa Đông khắc nghiệt ở Nhật Bản năm ngoái. Lúc đó, quốc gia này hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất kể từ sau thảm họa nhà máy hạt nhân Fukushima, khi giá điện tăng cao kỷ lục và lưới điện quốc gần như dừng hoạt động.
Ngày 12/10, giá bán điện giờ cao điểm tại Nhật Bản là 50 yên (khoảng 10.000 đồng) cho mỗi kilowatt giờ (kWh), chỉ kém một chút so với mốc cao nhất kể từ tháng 1 là 50,01 yên/kWh của ngày hôm trước.
Các công ty cung cấp điện lớn của Nhật Bản đang tăng tốc thực hiện những bước tích trữ cần thiết để ngăn chặn kịch bản khủng hoảng giống mùa Đông năm ngoái lặp lại.
Hoàng gia Nhật kêu gọi để yên cho cựu công chúa Mako Hoàng gia Nhật bản kêu gọi tôn trọng quyền riêng tư của cựu công chúa Mako sau kết hôn, vì cô giờ chỉ là một công dân bình thường. "Tôi rất biết ơn nếu mọi người có thể hợp tác với chúng tôi để giúp cô ấy được sống trong môi trường bình yên", quan chức thuộc Cơ quan Hoàng gia Nhật Bản...