Nhật Bản muốn hỗ trợ quân sự cho Mỹ trên Biển Đông
Thủ tướng Shinzo Abe có kế hoạch mở rộng vai trò phi chiến đấu của Tokyo trong xung đột vũ trang “vượt ngoài những khu vực quanh Nhật Bản”, động thái cho phép nước này hỗ trợ các lực lượng của Mỹ ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Shinzo Abe sẽ trình dự luật lên quốc hội vào tháng tới, đề nghị cho phép Nhật Bản cung ứng nhiên liệu và đạn dược cho các đơn vị Mỹ ở mọi nơi nếu Tokyo nhận thấy an ninh quốc gia bị đe dọa, Reuters dẫn các nguồn tin chính phủ và trong đảng cầm quyền Nhật Bản cho biết.
Nhật Bản, cũng như Mỹ, không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng tranh chấp chủ quyền tại đây giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Philippines, đang tăng cao. Biển Đông là khu vực chiến lược với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua mỗi năm, phần lớn có điểm đến và xuất phát là các cảng của Nhật Bản.
Mỹ ký hiệp ước ràng buộc bảo vệ Philippines nếu quốc đảo này bị tấn công.
“Nếu Philippines đụng độ với Trung Quốc, họ sẽ phát đi tín hiệu cầu cứu đồng minh Mỹ”, một chuyên gia chính sách thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) nói. “Nếu quân đội Mỹ tìm đến Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nhờ giúp đỡ, câu hỏi đặt ra khi đó là Nhật Bản có thể làm gì”.
Các đảng trong liên minh cầm quyền của ông Abe đã thống nhất dỡ bỏ hạn chế chỉ cho phép Nhật Bản hỗ trợ hậu cần Mỹ tại “những khu vực quanh Nhật Bản”, với ý nhắc đến xung đột tiềm ẩn với Triều Tiên.
Giới hoạch định chính sách tránh nhắc đến phạm vi mở rộng. Tuy nhiên, ba quan chức chính phủ cùng một nhà lập pháp trong đảng cầm quyền nói dự luật nhắc đến những đảo mà Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền là khu vực SDF có thể hoạt động trong tương lai.
Video đang HOT
Khả năng Nhật Bản can thiệp phi chiến đấu tại Biển Đông, hỗ trợ hậu cần cho thỏa thuận phòng vệ của Mỹ với Philippines, được dự đoán sẽ làm dấy lên tranh luận trong những tháng tới, một quan chức nhận định.
Chuyên gia an ninh Takashi Kawakami thuộc Đại học Takushoku cho biết khả năng xảy ra đụng độ không thể dự đoán trước giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông đang gia tăng.
“Philippines sẽ quyết đoán hơn nếu họ nghĩ sự ngăn cản từ Mỹ có hiệu quả”, ông Kawakami nhận định. Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó bày tỏ quan ngại Trung Quốc đang dùng sức mạnh bắt nạt các nước nhỏ hơn ở Biển Đông.
Dennis Blair, cựu tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đánh giá thấp khả năng xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Philippines. Trong trường hợp có sự leo thang, một vùng trên biển và trên không riêng biệt sẽ được thiết lập và thực hiện đàm phán ngoại giao, ông cho biết.
Nhà Trắng hiện chưa có bình luận nào.
Một quan chức quân sự Philippines nói Manila hoan nghênh mọi nỗ lực của Tokyo trong việc mở rộng hoạt động trên biển tại khu vực có tranh chấp thuộc Biển Đông, đặc biệt là hỗ trợ Mỹ.
Trong hai năm là thủ tướng, ông Abe đã nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí, diễn giải lại hiến pháp cho phép Nhật Bản bảo vệ quốc gia bạn bè bị tấn công và có lập trường ngoại giao kiên quyết hơn.
Nhật Bản từng cung cấp hỗ trợ hậu cần ở nước ngoài trong quá khứ như tiếp nhiên liệu cho tàu đồng minh ở Ấn Độ Dương trên đường tới Afghanistan. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy lại cần một đạo luật mới mỗi khi thực hiện. Dự luật của ông Abe sẽ xóa bỏ điều trên nhưng hoạt động quân sự của Tokyo vẫn phải được quốc hội thông qua.
Như Tâm
Theo VNE
Nga mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, thách thức vai trò của Mỹ?
Nga đang mở rộng ảnh hưởng của mình tới các nước Mỹ Latinh thông qua các hoạt động hợp tác về kinh tế, chính trị, quân sự. Một số chuyên gia cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới vai trò của Mỹ ở khu vực này.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Cuba Raul Castro - Ảnh: Reuters
Về quan hệ chính trị, như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định trong phần trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Itar-Tass hồi năm 2014, Nga coi mối quan hệ với các quốc gia Mỹ Latinh là một trong những đường lối quan trọng và đầy hứa hẹn trong chính sách đối ngoại của Nga, theo Russia Today.
Mối quan hệ này được cụ thể hóa qua các chuyến thăm viếng gần đây của giới chức Nga. Có thể kể đến chuyến công du dài ngày của Tổng thống Nga Putin hồi tháng 7.2014. Chuyến đi này được báo giới đánh giá là nhằm khẳng định sức mạnh của Nga không chỉ dừng lại ở tầm khu vực.
Mới đây nhất, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 25.3 đã có chuyến công du tới Cuba và một số nước Mỹ Latinh khác như Colombia, Nicaragua và Guatemala nhằm tăng cường quan hệ song phương và mở rộng các cơ hội hợp tác, theo AFP.
Bên cạnh đó, sự hoan nghênh của Nga đối với các tổ chức ở khu vực này như Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean (CELAC) hay Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) cũng cho thấy sự quan tâm của Moscow đến tây bán cầu. Không những thế, mối quan hệ này còn được củng cố tại các diễn đàn đa phương, điển hình như sự ủng hộ của Cuba, Venezuela và Nicaragua trong vấn đề Crimea.
Ở quan hệ song phương, Nga thể hiện "tình đoàn kết" với các nước như Cuba, Venezuela hay Brazil. Có thể kể đến tuyên bố mới đây nhất của ông Sergei Lavrov khi đang ở thăm Colombia hôm 25.3, AFP đưa tin Ngoại trưởng Nga đã lên tiếng phản đối lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt lên Venezuela cách đây không lâu. Còn tại Cuba, ông Lavrov kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các lệnh cấm vận áp đặt lên quốc đảo này.
Điều đáng nói, quan hệ chính trị ngoại giao giữa Nga và một số nước Mỹ Latinh ngày một được củng cố trong khi các nước này lại có quan hệ không mấy tốt đẹp hoặc còn vướng mắc với Mỹ.
Trong quan hệ kinh tế, Nga tiếp tục tăng cường hợp tác và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại khu vực. Mặc dù giao thương kinh tế của Nga với các nước khu vực này không lớn nhưng Nga tham gia một số hoạt động khai thác mỏ và có chính sách mở rộng quan hệ kinh tế với khu vực này. Tổng thống Nga Putin cho biết nền tảng để đạt được điều này chính là Chương trình hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật liên chính phủ trong giai đoạn 2012 - 2020, theo Russia Today.
Một tàu chiến Nga ở gần cảng của Nicaragua - Ảnh: Reuters
Bên cạnh đó, dư luận đặc biệt quan tâm đến sự hiện diện về mặt quân sự của Nga tại Mỹ Latinh. Một chuyên gia của McClatchy DC News cho rằng sự hợp tác quân sự của Nga với Nicaragua sẽ tác động tới vai trò của Mỹ, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Nga đối với khu vực tây bán cầu, theo Sputnik News.
Chính Tướng John Kelly, Tư lệnh chỉ huy khu vực Nam Mỹ cũng đã khẳng định việc Nga sử dụng sức mạnh của mình sẽ thách thức ảnh hưởng của Mỹ ở tây bán cầu, theo Sputnik News.
Cơ sở được các nhà phân tích đưa ra trong lĩnh vực quân sự là những thỏa thuận được ký kết giữa Moscow và Managua trong thời gian qua. Hồi tháng 2, Nga và Nicaragua đã ký kết thỏa thuận liên chính phủ, trong đó cho phép tàu chiến Nga dễ dàng ra vào các cảng ở quốc gia Mỹ Latinh này. Bên cạnh đó, hai bên còn ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự khác.
Sputnik News dẫn lời ông Vladimir Kuvshinov, Tổng thư ký của Tổ chức phòng vệ dân sự quốc tế cho biết Nga có kế hoạch cung cấp vũ khí cho Nicaragua cùng với hệ thống kỹ thuật cao phục vụ cho việc xây dựng kênh đào qua lãnh thổ nước này. Kênh đào Nicaraqua sẽ nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, được nhận định sẽ cạnh tranh thậm chí tiến tới thay thế kênh đào Panama do Mỹ kiểm soát.
Rõ ràng Nicaragua là nơi có vị trí địa chiến lược quan trọng và sự hiện diện quân sự của Nga ở đây được giới phân tích đặc biệt lưu tâm.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Chiến lược mở rộng vai trò an ninh của Nhật Không chỉ nâng cao vai trò chỉ huy khi tập trận với Mỹ, Nhật còn đẩy mạnh khả năng phòng thủ tên lửa để ứng phó tình hình an ninh khu vực. Các tàu chiến Mỹ và Nhật trong cuộc tập trận Keen Sword 2014 - Ảnh: US Navy Ngày 19.11, các lực lượng Mỹ và Nhật kết thúc cuộc tập trận chung...