Nhật Bản lo thiếu lương thực khi người dân thay đổi chế độ ăn uống
Trong hàng chục năm, khi chế độ ăn thay đổi, người Nhật Bản đã chuyển sang ăn nhiều bánh mì, thịt hơn là gạo và cá.
Người nông dân thu hoạch lúa từ một cánh đồng gần núi Phú Sĩ, Nhật Bản. Ảnh: Bloomberg
Điều này đã khiến tỷ lệ tự cung tự cấp thực phẩm của nước này giảm từ mức 73% trong năm 1965 xuống 37% vào năm 2020 – mức thấp nhất trong số các nền kinh tế phát triển.
Ông Toshiyuki Ito, Phó Đô đốc đã về hưu thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, cho biết việc chính phủ bỏ bê ruộng lúa và các loại đất nông nghiệp khác đang khiến nước này dễ bị tổn thương trước một cuộc khủng khoảng lương thực, thực phẩm hơn bao giờ hết.
“Họ không làm bất cứ điều gì vì an ninh quốc gia. Thay vào đó, họ chỉ nghĩ đến hiệu quả kinh tế”, ông Ito nói về các bộ ngành chịu trách nhiệm về sản xuất lương thực của Nhật Bản.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tác động của giá lương thực toàn cầu tăng cao, tình trạng thiếu hụt phân bón và lạm phát nhiên liệu, cùng đồng yên yếu hơn đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng Nhật Bản trong những tháng gần đây.
Không giống như Mỹ và Liên minh châu Âu, Nhật Bản có rất ít lựa chọn trong trường hợp lương thực, thực phẩm nhập khẩu trở nên khan hiếm.
Theo ông Nobuhiro Suzuki – Giáo sư kinh tế nông nghiệp tại Đại học Tokyo, để đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia, Nhật Bản cần tăng lượng gạo và lúa mì trồng trong nước.
“Về mặt an ninh quốc gia, lương thực nên đi trước vũ khí. Nếu bạn không có thức ăn, bạn không thể chiến đấu”, Giáo sư Suzuki chỉ ra.
Việc Nhật Bản thay đổi chế độ ăn, từ chủ yếu là gạo, cá sang bánh mì, thịt nhập khẩu một phần do thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Nhật Bản có nhiều thực phẩm nhập khẩu hơn nhờ mở rộng thương mại toàn cầu. Người Nhật Bản cũng có thói quen ăn đa dạng hơn thông qua du lịch và quảng cáo trên truyền hình. Số lượng phụ nữ đi làm và người độc thân ngày càng tăng cũng dẫn đến những thay đổi về lối sống và xu hướng đón nhận thức ăn nhanh. Nhật Bản là quốc gia có số lượng cửa hàng McDonald’s lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc.
Theo số liệu của chính phủ, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đã giảm xuống dưới 25kg một năm so với hơn 40kg cách đó hai thập kỷ. Bên cạnh đó, nhưng ai vẫn ăn cá thì chọn cá nhập khẩu nhiều chất béo hơn, như cá thu và cá hồi từ Na Uy và Chile.
Một yếu tố khác đằng sau tình trạng sụt giảm tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực là phụ thuộc gần như hoàn toàn vào ngũ cốc nhập khẩu làm thức ăn gia súc. Sự phụ thuộc này đồng nghĩa với việc hầu hết thịt bò nuôi trong nước không được tính vào tỷ lệ thực phẩm tự cung tự cấp của chính phủ.
Cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Hiroshi Moriyama đã từng bày tỏ lo ngại về xu hướng gia tăng phụ thuộc vào lương thực, thực phẩm nhập khẩu. Vào tháng 6, ông dẫn đầu một nhóm các nhà lập pháp đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đệ trình báo cáo lên Thủ tướng Fumio Kishida, kêu gọi chính phủ hành động nhiều hơn về an ninh lương thực.
Video đang HOT
Lượng tiêu thụ lương thực truyền thống như gạo đã giảm đáng kể trong hàng chục năm, trong khi tỷ lệ lúa mì được sản xuất trong nước cũng giảm một nửa sau 50 năm, xuống còn khoảng 13%. Hầu hết lúa mì tiêu thụ ở Nhật Bản có nguồn gốc từ các nước như Mỹ, Canada và Australia.
Chính phủ đang trong quá trình thiết lập ngân sách mới cho an ninh lương thực như một phần chi tiêu của năm tới. Văn phòng Nội các gần đây đã đề ra một kế hoạch kinh tế mới, kêu gọi tăng sản lượng thức ăn chăn nuôi trong nước cùng với lúa mì, gạo và các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, để bắt tay vào thực hiện cũng còn gặp rất nhiều thách thức.
Một lý do khiến sản lượng lúa mì trong nước giảm là do dân số làm nông đang già đi, thiếu hụt lao động khiến người nông dân không có thời gian cho hai vụ mùa trong năm. Hầu hết các cánh đồng lúa không được sử dụng trong phần lớn thời gian trong năm.
“Tôi trồng lúa từ tháng 5 đến tháng 10. Từ tháng 11 đến tháng 4, tuyết rơi, vì vậy tôi không thể làm gì khác “, Itsuo Kenmochi, một nông dân trồng lúa thế hệ thứ ba ở Niigata, miền bắc Nhật Bản cho biết. Anh nói anh vẫn phải vật lộn để kiếm sống ngoài làm nông nghiệp khi chi phí sản xuất và giá gạo tăng.
Mizuho Kaido, 36 tuổi, một chủ trang trại trồng lúa ở tỉnh Toyama, cách Tokyo khoảng 250km, bày tỏ lo ngại về tương lai của nghề trồng lúa. “Mọi người đang buông bỏ đất đai do tuổi già. Tôi không lo lắng vào thời điểm hiện tại, nhưng tôi có cảm giác khủng hoảng về thế hệ tiếp theo”.
Các quan chức chính phủ và ngành nông nghiệp đã nhiều lần nỗ lực khuyến khích người tiêu dùng ăn nhiều gạo hơn.
Cho đến nay, nỗ lực đó vẫn chưa thành công. Hiện tại, một người Nhật trung bình ăn 53kg gạo mỗi năm, ít hơn một nửa so với tỷ lệ ghi nhận vào giữa những năm 1960. Các cuộc khảo sát đã chỉ ra mọi người đang tránh nạp nhiều carbohydrate vì lý do sức khỏe. Dân số già có nghĩa là ít người thèm ăn hơn.
Bữa ăn quen thuộc của người Nhật Bản trước đây. Ảnh: epicurious
Nhiều người trẻ cũng nói rằng nấu cơm Nhật Bản đúng cách, bao gồm việc ngâm các loại ngũ cốc trước đó đến một giờ, quá tốn thời gian. Ngày nay, mọi người có xu hướng bắt đầu ngày mới với bánh mì nướng và sữa chua hơn là với cơm, súp miso và cá nướng.
Đối mặt với xu hướng tiêu thụ gạo ngày càng giảm và nhu cầu hỗ trợ giá cả từ khối nông nghiệp, chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp để giảm sản lượng gạo kể từ khoảng năm 1970. Hiện chính phủ cũng trợ cấp cho những nông dân chuyển từ sản xuất gạo ăn sang các loại cây trồng khác bao gồm gạo chất lượng thấp hơn và gạo dùng làm bột.
Cựu quan chức Bộ Nông nghiệp Yamashita cho rằng một trong những giải pháp để thay đổi thực trạng này là bỏ chính sách giảm sản lượng và để giá giảm.
Bằng cách nâng cao năng suất và mở rộng diện tích canh tác, sản lượng gạo thực sự có thể tăng lên 16 triệu tấn một năm so với mức 7 triệu hiện nay. Kết quả là giá thấp hơn sẽ làm cho gạo Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn khi là sản phẩm xuất khẩu. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, chính phủ có thể tạm dừng xuất khẩu và người dân có thể tồn tại ít nhất một thời gian bằng gạo.
Tình cảnh tuyệt vọng của người dân Pakistan giữa dòng lũ lớn
Nhiều người dân Pakistan hiện vẫn bị mắc kẹt giữa dòng lũ lớn, không được hỗ trợ kịp thời thuốc men, lương thực.
Một em bé được cứu khỏi vùng lũ. Ảnh: BBC
Trơ trọi giữa những đầm nước lũ, hàng trăm người mất nhà cửa trong dòng nước đang dựng những túp lều mỏng manh trên khu đất cao duy nhất trong vùng.
Đây đều là những người đã phải rời bỏ nhà cửa ở Jaffarabad, tỉnh Balochistan nghèo khó của Pakistan - một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của trên 1.000 người kể từ tháng 6. Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 28/8 thông báo ít nhất 75% diện tích tỉnh Balochistan bị ảnh hưởng do lũ lụt.
Nhà lãnh đạo bày tỏ trong đời chưa từng chứng kiến trận lũ nào tàn khốc như vậy và kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Những túp lều mỏng manh được dựng lên trên những mô đất khô ráo hiếm hoi tại Pakistan. Ảnh: Reuters
Người dân vượt qua dòng lũ trên cầu tạm. Ảnh: BBC
Hai người phụ nữ ngồi làm bánh bên căn nhà bị đổ sập. Ảnh: BBC
Gia đình nhiều trẻ nhỏ ngồi trên dòng nước bên ngoài căn nhà bị cuốn trôi. Ảnh: Reuters
Người dân cầm chậu, nồi xin thực phẩm cứu trợ. Ảnh: BBC
Mực nước dâng cao ngang người. Ảnh: Reuters
Anh Jamali (31 tuổi) là một trong những người đang giúp dân dựng lều. Anh vừa trở về nhà cách đây một vài tuần để tham gia công tác tình nguyện giúp đỡ nạn nhân mắc kẹt trong lũ lụt.
"Chúng tôi đóng gói túi xách và mang theo những đồ giá trị, để trên máy kéo khi mực nước chỉ cao 1m2. Hiện mực nước đã tăng lên hơn 2,4 m và người dân thậm chí còn chẳng tới được chiếc máy kéo đó", Jamali chia sẻ. Anh cho biết các tuyến đường liên kết khu vực với phần còn lại trong tỉnh đã bị phá hủy hoặc không thể tiếp cận được. Tỉnh Balochistan là một trong những nơi có cơ sở hạ tầng và hệ thống liên lạc tồi tệ nhất Pakistan. Điều này sẽ khiến khu vực khôi phục khó khăn và lâu hơn.
Vì những cơn mưa kéo dài không dứt, cơn lũ năm 2022 còn nghiêm trọng hơn trận lũ 2010. Năm 2010 đã xảy ra đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, khiến trên 2.000 người thiệt mạng và nhấn chìm gần 1/5 diện tích đất nước. Người dân địa phương chia sẻ chưa từng nhìn thấy nhiều nước như thế xung quanh mình.
"Người dân xây nhà sau trận lũ 2010. Bây giờ, tất cả đều bị nhấn chìm dưới nước. Những ngôi nhà làm từ bùn đều đã bị cuốn trôi. Động vật chết trôi trên dòng nước. Người dân ốm đau và cần nước sạch để uống, lương thực để ăn. Chúng tôi nhận được cứu trợ nhưng không đủ", Jamali nói.
Theo truyền thông địa phương ngày 28/8, hơn 83.000 con gia súc, gia cầm đã chết do lũ lụt trong 24 giờ.
Một cậu bé cầm dây vượt qua dòng lũ chảy xiết. Ảnh: Reuters
Người dân sơ tán khỏi con đường sắp bị nước lũ tràn vào. Ảnh: Reuters
Tại tỉnh Sindh lân cận, người dân đang lo sợ thảm kịch lũ lụt sẽ xảy ra trong những ngày tới khi nước sông Indus dâng cao đang di chuyển về phía nam.
Ông Nizamuddin (65 tuổi), một sĩ cảnh sát đã nghỉ hưu mất nhà trong trận mưa lớn, là một trong những người dân trú ẩn trong những căn lều trên bờ kênh. Ông cho biết 90% ngôi nhà nơi ông sinh sống đã bị sập, gia súc chết hết.
"Chúng tôi đang rất cần thuốc men, lương thực, lều và trại y tế. Chúng tôi cầu xin chính phủ giúp đỡ chúng tôi", ông nói.
Một quan chức chính phủ yêu cầu giấu tên cho biết một số khu vực thuộc tỉnh Balochistan hiện không thể tiếp cận được do mưa lớn và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
"Tôi được báo rằng hai đứa trẻ đã thiệt mạng vì đói ở Mach, một thị trấn gần Quetta, nơi hiện mất kết nối đường bộ với các vùng khác của tỉnh", vị quan chức cho hay.
Tại thung lũng Manoor tỉnh Khyber Pakhtunkhwa - nơi ít nhất 10 cây cầu và hàng chục tòa nhà bị nước lũ cuốn trôi, hàng trăm người đang mắc kẹt.
"Chúng tôi cần hỗ trợ, thuốc men. Xin hãy xây lại cầu, chúng ta không còn gì cả". Đó là nội dung được viết trong một tờ giấy nhắn gửi mà dân làng ném cho đội tình nguyện khi đi ngang qua. Cho đến nay, cơn lũ đã cướp đi sinh mạng ít nhất 15 người của thung lũng.
Theo giới chức Pakistan, đợt lũ trong mùa mưa năm nay đã ảnh hưởng tới trên 33 triệu người (tương đương với 1/7 dân số), làm hư hỏng và phá hủy gần 1 triệu nhà cửa. Ngày 28/8, Cơ quan Ứng phó với thiên tai Pakistan thông báo số người thiệt mạng vì mưa lũ trong mùa mưa năm nay đã lên tới 1.033 người, trong đó có tới 119 người thiệt mạng trong 24 giờ qua.
Hàng nghìn người dân sống gần các dòng sông ở miền Bắc Pakistan đã được yêu cầu sơ tán khỏi vùng lũ. Mực nước nhiều dòng sông trong khu vực đã dâng cao tràn bờ, cuốn trôi nhiều nhà cửa. Chính phủ Pakistan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, huy động quân đội để ứng phó với đợt lũ lụt lần này.
Tàu đầu tiên chở lương thực viện trợ nhân đạo cho châu Phi đã rời cảng Ukraine Dữ liệu của Refinitiv Eikon ngày 16/8 cho thấy tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, mang theo 23.000 tấn lúa mì - lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo đầu tiên từ Ukraine tới châu Phi, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại nước này hồi tháng 2 vừa qua. Người tị nạn nhận lương...