Nhật Bản lần đầu tiên dự phòng phương án hạn chế số người leo núi Phú Sĩ
Ngày 10/8, nhà chức trách Nhật Bản cho biết không loại trừ khả năng lần đầu tiên phải áp dụng biện pháp kiểm soát đám đông leo núi Phú Sĩ trong tuần này do lo ngại hàng nghìn người sẽ kéo đến gây khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn.
Núi Phú Sĩ nhìn từ Fujikawaguchiko, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngọn núi lửa phủ tuyết nằm không xa so với thủ đô Tokyo, thường đón khách leo núi từ tháng 7 đến tháng 9 hằng năm, trong đó có hàng trăm nghìn người chọn lịch trình leo núi xuyên đêm để kịp ngắm bình minh vào sáng hôm sau.
Cùng với sự trở lại của khách du lịch nước ngoài sau khi Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch COVID-19, dịp nghỉ lễ cuối tuần này được cho là sẽ có số lượng lớn khách du lịch kéo đến leo núi Phú Sĩ. Các dịch vụ xe buýt, tàu hỏa và khách sạn đều đã kín lịch đặt trước từ nhiều tuần. Năm nay cũng là kỷ niệm 10 năm núi Phú Sĩ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.
Video đang HOT
Để dự phòng tình huống có quá nhiều du khách đến leo núi, chính quyền vùng Yamanashi đã chuẩn bị các biện pháp giúp nhanh chóng kiểm soát đám đông, đánh dấu lần đầu tiên biện pháp này được đưa ra.
Tuy nhiên, đây không phải là lệnh cấm hoàn toàn mà để hướng dẫn khách khi họ tìm đến các tuyến đường leo núi, trong đó không loại trừ khả năng yêu cầu khách tạm hoãn lịch trình vì tuyến đã quá đông người. Theo chính sách này, cảnh sát địa phương sẽ nhận được thông tin cảnh báo và sẵn sàng can thiệp nếu các tuyến đường leo núi quá đông làm gia tăng nguy cơ lở đá và đe dọa an toàn cho người leo núi.
Tháng trước, khoảng 65.000 người đã đến leo núi Phú Sĩ, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Núi Phú Sĩ nằm giữa hai vùng Yamanashi và Shizuoka và chỉ cách thủ đô Tokyo 2 giờ đi tàu điện. Ngọn núi này đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản, xuất hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của đất nước Mặt trời mọc.
Nhật Bản điều chỉnh phương án sơ tán nếu núi Phú Sĩ phun trào
Ngày 29/3, Hội đồng Quản lý thảm họa núi Phú Sĩ của Nhật Bản cho biết lần đầu tiên sau 9 năm, cơ quan này vừa điều chỉnh kế hoạch sơ tán người dân phòng trường hợp ngọn núi cao nhất Nhật Bản này phun trào.
Núi Phú Sĩ nhìn từ Fujikawaguchiko, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phương án mới, những người sống gần ngọn núi này sẽ được yêu cầu sơ tán bằng cách đi bộ thay vì sử dụng ô tô riêng để tránh gây ách tắc giao thông.
Hội đồng trên, bao gồm các cơ quan của chính quyền trung ương cùng với 3 tỉnh Yamanashi, Shizuoka và Kanagawa, đã sửa đổi kế hoạch sơ tán dân dựa trên bản đồ dự phòng thiên tai mới của núi Phú Sĩ. Bản đồ này đã từng được điều chỉnh lại vào tháng 3/2021, đưa ra dự đoán chi tiết phạm vi và thời gian tiếp cận của dòng dung nham.
Theo kế hoạch, người dân sống ở khu vực mà dòng dung nham có thể tràn tới trong vòng 24 giờ phải sơ tán bằng cách đi bộ để tránh gây ách tắc giao thông. Tuy nhiên, người dân có thể sử dụng phương tiện giao thông nếu họ tự nguyện sơ tán trước khi núi lửa phun trào.
Đối với những cư dân sống gần miệng núi lửa và khu vực lân cận, nơi dung nham phải mất hơn 24 giờ mới có thể chảy tới, họ được khuyến nghị sử dụng phương tiện giao thông để sơ tán. Đáng chú ý, những người cần hỗ trợ, gồm người già và người khuyết tật, được phép dụng phương tiện giao thông để sơ tán, bất kể họ sống ở khu vực nào.
Khi xuất hiện các dấu hiệu của một vụ phun trào, các thành phố sẽ kêu gọi sơ tán tự nguyện sớm đối với những người có nơi cư trú khác cách xa ngọn núi. Đối với những người leo núi Phú Sĩ, chính quyền các thành phố sẽ hối thúc họ về nhà bằng xe buýt hoặc đi bộ sau khi thông báo có khả năng Cơ quan Khí tượng Nhật Bản sẽ nâng cảnh báo núi lửa lên cấp 3 trong hệ thống cảnh bảo gồm 5 cấp.
Cư dân ở những khu vực được dự báo sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng lớn tro bụi và dòng chảy nham thạch được yêu cầu sơ tán trước khi núi lửa phun trào do việc tìm nơi ẩn náu sau khi thảm họa xảy ra là điều không thể.
Hội đồng trên thông báo: "Chúng tôi đặt ưu tiên cho việc sơ tán an toàn, đồng thời chú ý đến tính liên tục của các hoạt động kinh tế và xã hội". Hội đồng cũng lưu ý các thảm họa liên quan đến núi lửa là rất khó lường.
Núi Phú Sĩ, cao 3.776 m, nằm cách thủ đô Tokyo khoảng 100 km về phía Tây Nam, phun trào lần gần đây nhất vào năm 1707. Vào thời điểm đó, các đợt phun trào diễn ra liên tiếp trong vòng 16 ngày, để lại một lớp tro núi lửa dày khoảng 4 cm tại các địa điểm thuộc trung tâm Tokyo ngày nay.
Tấn công bằng dao trên tàu hỏa ở Osaka, Nhật Bản Nhà chức trách Nhật Bản thông báo 3 người đã bị thương trong vụ tấn công bằng dao trên một chuyến tàu ở Osaka, miền Tây nước này, ngày 23/7. Nhân viên nhà ga Rinku-Town đã thực hiện cuộc gọi khẩn cấp tới đồn cảnh sát báo cáo vụ việc xảy ra trên một chuyến tàu vào khoảng 10h25 ngày 23/7. Các nạn...