Nhật Bản kiện Trung Quốc lên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đệ đơn lên Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) yêu cầu xem xét lại những quy định mà Trung Quốc đã áp đặt trong khu vực Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông có thể gây nguy hiểm cho các máy bay hàng không dân dụng đi qua không phận này, đồng thời Nhật Bản cũng hy vọng rằng, cộng đồng quốc tế sẽ có những hành động ngăn chặn buộc Trung Quốc phải thu hồi những tuyên bố của mình.
Cùng ngày, 3 hãng hàng không dân dụng của Mỹ là United, American và Delta tuyên bố sẽ tuân thủ các quy định của ADIZ Trung Quốc theo khuyến cáo của chính quyền Mỹ vì sự an toàn của hành khách.
Trong diễn biến liên quan, ngày 1-12, Hàn Quốc cũng đang tìm cách tổ chức hàng loạt các cuộc đối thoại chiến lược với Trung Quốc và Mỹ nhằm tìm kiếm những giải pháp hòa bình về ADIZ của Trung Quốc. Trong khi đó, tại cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết, việc Trung Quốc lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông đều “được cộng đồng quốc tế ủng hộ”.
Theo ANTD
Mây đen phía Hoa Đông, lo bão Biển Đông
Thế là Trung Quốc một lần nữa "rút gươm" với các nước láng giềng Đông Á qua một hành động khó cảm thông được. Đó là quy định vùng nhận diện phòng không mới.
ảnh minh họa
Theo một chuyên gia hàng không Việt Nam, vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone - ADIZ) là vùng nằm ngoài không phận đương nhiên của một quốc gia, theo tiền lệ chỉ là vùng tiếp giáp với không phận của mình và không trùng với không phận hoặc ADIZ của nước khác.. Các vật thể bay, bay qua vùng đó có nghĩa vụ phải thông báo nhận diện, đường bay, thời gian bay để các nước công bố ADIZ biết. Trong trường hợp này, Trung Quốc công bố ADIZ trùm lên cả không phận quốc tế lớn đang chứa đựng dày đặc các đường bay dân dụng quốc tế. Không những công bố ADIZ, Trung Quốc còn lên tiếng dọa dẫm: nếu không thực hiện các quy định của Trung Quốc, thì như Trung Quốc đã hùng hổ thông báo: họ sẵn sàng bắn hạ.
Dĩ nhiên Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc và nhiều nước khác không công nhận cái ADIZ quái dị này. Ngay cả Liên hiệp Quốc cũng đã phải ra lời kêu gọi Trung Quốc kiềm chế. Thực chất của việc công bố ADIZ mới này là một hành động có mục tiêu tranh giành lãnh thổ. Thế nhưng, ông Brad Glosserman, thuộc Diễn đàn CSIS tại Honolulu, đánh giá tuyên bố của Trung Quốc, từng được coi là cao tay hơn trong việc khẳng định chủ quyền, giờ trở thành tác dụng ngược khi "người Trung Quốc lần nữa chứng minh chính họ là kẻ thù lớn nhất của bản thân mình...".
Cái vùng ADIZ mới này với Việt Nam cũng có ảnh hưởng, bởi các đường bay dân sự mà nhiều hãng hàng không quốc tế có đường bay từ Việt Nam (từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng...) sang Nhật Bản, Hàn Quốc và nối chuyến sang Mỹ phải đi qua. Nhưng đó chỉ mới là đám mây đen phía Hoa Đông làm dấy lên mối lo ngại về những cơn bão trên Biển Đông. Mới đây, một tướng diều hâu Trung Quốc đã tuyên bố trên một tờ báo lớn rằng: Đã chuẩn bị và đủ điều kiện để lập ADIZ trên Biển Đông. Tuyên bố này đã làm dấy lên một làn sóng phản đối của các nước Đông Nam Á. Theo hãng tin AFP, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố "Việc Trung Quốc tìm cách kiểm soát vùng hàng không trên biển Đông là một mối đe dọa" - ông Rosario khẳng định Trung Quốc đòi chủ quyền 80% diện tích biển Đông và đã liên tục tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng biển Đông Nam Á trong những năm qua là "hành vi xâm phạm và đe dọa an toàn hàng không dân dụng. Nó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia các nước khu vực".
Thử tưởng tượng mỗi chuyến bay ra Trường Sa, Hoàng Sa, vùng lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc chúng ta lại phải thông báo cho Trung Quốc thì không thể chấp nhận được. Lòng dạ nhau đã hiểu thấu rồi, chúng ta sẽ không thể chờ đợi họ hành động rồi để lên án, để gửi công hàm phản đối. Chúng ta hãy hành động. Cần thông báo trước với những kẻ tự bịa ra vùng nhận diện phòng không để tranh giành lãnh thổ về những biện pháp chúng ta sẽ tiến hành nếu họ cứ làm bừa. Hãy nhắc họ phương châm sống của dân tộc ta: Không bao giờ khuất phục trước những kẻ xâm lược.
Theo ANTD
"Quái vật biển" Alexander Nevsky chuẩn bị "nhập ngũ" Ngày 8-11, tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borey thứ hai mang tên Alexander Nevsky rất có thể sẽ được bàn giao cho hải quân Nga vào khoảng cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 năm nay. "Tàu ngầm Alexander Nevsky đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước. Hiện tại,...