Nhật Bản kiên định chiến thuật ‘phong tỏa mềm’ chặn COVID-19 lây lan
Trái với lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại một số quốc gia để chống dịch COVID-19, chính phủ Nhật Bản chủ yếu áp dụng “ phong tỏa mềm”, đòi hỏi sự tự giác tuân thủ của người dân.
Người dân đeo khẩu trang khi ra đường tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 6/8. Ảnh: Reuters
Với số ca mắc mới trên toàn quốc trong tuần này lần đầu tiên lên đến 15.000 ca hàng ngày, dư luận đang kỳ vọng rằng Thủ tướng Yoshihide Suga có thể ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, mặc dù hôm 5/8 ông khẳng định hiện chưa cân nhắc về điều này.
Một số nhà lập pháp cũng đã đề xuất những thay đổi pháp lý nhằm cho phép thực thi các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nếu Nhật Bản đưa ra bất kỳ động thái nào liên quan đến phong tỏa theo kiểu phương Tây, quyết định này đều sẽ gây tranh cãi và tốn thời gian.
Theo hãng tin Reuters, dưới đây là những điểm nổi bật về chính sách kiểm soát dịch COVID-19 của Nhật Bản:
1. “Phong tỏa mềm”
Dưới tình trạng khẩn cấp toàn quốc hồi tháng 4 – 5/2020, Tokyo đã yêu cầu đóng cửa hàng loạt cơ sở, trong đó có phòng tập, rạp phim, quán bar, cửa hàng bán đồ không thiết yếu. Trường học cũng ngừng hoạt động trong thời gian đầu đại dịch song đã được mở lại sau đó.
Trong khi một điều luật đi vào hiệu lực tháng 3/2020 cho phép Thủ tướng Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp nếu dịch bệnh gây mối nguy hại đối với tính mạng người dân, quốc gia châu Á này nhìn chung đã tránh áp dụng các bước đi mạnh mẽ hơn.
Chính phủ vừa phải tìm cách kiểm soát virus SARS-CoV-2 lây lan vừa giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế, trong khi vẫn bị ký ức vi phạm quyền công dân hồi Thế chiến thứ hai ám ảnh mạnh mẽ.
Video đang HOT
Sự tuân thủ của cộng đồng ban đầu rất cao, nhưng mọi người đang ngày càng mệt mỏi với các biện pháp giới hạn. Các nhà phê bình nói rằng việc tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo giữa thời dịch bệnh đã gửi đi một thông điệp về nhu cầu phải ở yên trong nhà đối với người dân nước này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo ngày 2/8. Ảnh: AFP/TTXVN
2. Thay đổi linh hoạt
Điều luật tháng 3/2020 cho phép chính quyền Tokyo yêu cầu người dân ở nhà, đóng cửa các điểm công cộng, đề nghị doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng như hủy bỏ những sự kiện tập thể.
Mặc dù ban đầu luật không bắt buộc phạt tiền hay các hình phạt khác đối với người không tuân thủ, nhưng bản sửa đổi vào tháng 2/2021 quy định người vi phạm có thể phải nộp 300.000 yen (hơn 60 triệu đồng).
Bản sửa đổi này cũng tạo ra một danh mục mới gồm các biện pháp hạn chế “bán khẩn cấp” nhẹ hơn, với mức phạt thấp hơn nếu không tuân thủ. Hiện nay, lệnh giới hạn tập trung vào yêu cầu các hàng ăn đóng cửa sớm và không bán rượu, song không phải toàn bộ quán bar và nhà hàng đều đang chấp hành.
Chính phủ đã nhiều lần áp đặt và sau đó dỡ bỏ lệnh hạn chế dựa trên sự thay đổi của tình hình lây nhiễm. Cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã chấm dứt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc đầu tiên vào cuối tháng 5/2020 sau 7 tuần áp dụng với tuyên bố “mô hình Nhật Bản” đã thành công.
Các đợt bùng phát sau đó đã thúc đẩy những biện pháp bổ sung cục bộ hơn. Thủ đô Tokyo đang ở trong tình trạng khẩn cấp thứ tư. Hôm 5/8, ông Suga cho biết những tỉnh thành còn lại sẽ phải tuân theo lộ trình “bán khẩn cấp”.
3. Biện pháp mạnh mẽ hơn?
Trước tình hình lây nhiễm bùng phát, một số nghị sĩ đảng cầm quyền và cố vấn y tế hàng đầu chính phủ đã đề xuất về nhu cầu đưa ra những thay đổi pháp lý cho phép thực thi “phong tỏa cứng”.
Thủ tướng Suga từng tuyên bố cách phong tỏa thắt chặt kiểu phương Tây không phù hợp với Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 cho toàn bộ dân chúng chính là chìa khóa tháo dỡ tình trạng hiện nay.
Pháp công bố kế hoạch mở cửa biên giới
Ngày 4/6, Pháp đã công bố kế hoạch mở cửa biên giới, với bản đồ được đánh dấu theo màu.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Theo đó, Pháp sẽ mở cửa hoàn toàn biên giới với công dân các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 9/6 tới. Tuy nhiên, những du khách đã được tiêm chủng đến từ Anh và Mỹ - các nước được đánh dấu là "màu da cam" khi nhập cảnh vẫn cần phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Trong kế hoạch trên, bắt đầu từ ngày 9/6, người dân EU không cần phải có lý do thực sự cần thiết để tới Pháp - vốn là một trong những điểm đến thu hút du khách hàng đầu thế giới - và chỉ những người chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mới cần trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính với virus SARS-CoV-2.
Bên cạnh đó, Pháp cũng nới lỏng hạn chế đối với 7 nước thuộc khu vực "màu xanh lá cây" gồm Australia, Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản, Liban, New Zealand và Singapore.
Cũng theo kế hoạch, từ ngày 1/7, Pháp sẽ công nhận chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 của EU, cho phép người dân đi lại trong khối.
Tuy nhiên, tại các khu vực được đánh dấu "màu da cam", trong đó có Anh, khu vực Bắc Mỹ, hầu hết khu vực châu Á và châu Phi, những người đã được tiêm chủng khi nhập cảnh vào Pháp vẫn phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, song họ sẽ không cần nêu lý do nhập cảnh. Đối với những người chưa tiêm chủng ở khu vực "màu da cam", họ chỉ được nhập cảnh trong trường hợp cần thiết như cấp cứu y tế và phải tự cách ly trong vòng 7 ngày.
Khi được hỏi lý do công dân Mỹ đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19, Bộ trưởng Giao thông vận tải Pháp Jean-Baptiste Djebbari cho biết vấn đề là do thiếu chứng minh kỹ thuật số được tiêu chuẩn hóa. Theo ông, dù nhiều người đã được tiêm phòng, song họ chỉ có tờ giấy chứng nhận mà chưa được số hóa. Hiện Pháp đang đàm phán với những nước trên và mục tiêu là sẽ vẫn mở cửa cho người dân đến từ các nước khu vực Bắc Mỹ, Canada và Mỹ, cũng như một số nước châu Phi.
Trong khi đó, công dân đến từ 16 nước, trong đó có Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và nhiều nước Nam Mỹ, vẫn sẽ phải chịu đa số các biện pháp hạn chế do Pháp quan ngại việc gia tăng các biến thể ở những nước này, được cho là dễ lây nhiễm hoặc nghiêm trọng hơn, cũng như đáp ứng ít hơn với 4 loại vaccine được châu Âu cho phép lưu hành. Những người đến từ 16 nước trên sẽ vẫn phải có kết quả xét nghiệm COVID-19 dù đã tiêm vaccine hay chưa, cũng như phải cách ly từ 7 - 10 ngày sau khi nhập cảnh.
Kế hoạch này được cho là nhằm thúc đẩy ngành du lịch - vốn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Pháp trong bối cảnh nước này vừa thoát khỏi đợt phong tỏa lần 3 nhằm khống chế dịch COVID-19. Thống kê cho thấy ngành du lịch Pháp thu về 57 tỷ euro (69 tỷ USD) trong năm 2019, chiếm khoảng 7,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo ra khoảng 2,9 triệu việc làm. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến doanh thu của ngành này giảm mất một nửa trong năm 2020 và giới chức phụ trách du lịch của Pháp cũng đang quan ngại về sức cạnh tranh ngày một lớn từ các điểm du lịch nổi tiếng khác như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy.
Theo kế hoạch, Pháp sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm toàn quốc vào 23h00 ngày 9/6 và các nhà hàng sẽ được phép phục vụ thực khách trong nhà, cũng như được dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế vào ngày 30/6.
* Trong khi đó, tại Trung Đông, hàng trăm nghìn người ở Saudi Arabia đã rất háo hức tham dự buổi hòa nhạc lần đầu tiên được tổ chức ở thủ đô Riyadh kể từ sau khi làn sóng COVID-19 tràn vào nước này hồi đầu năm ngoái.
Một khán giả tham dự buổi hòa nhạc, được tổ chức tại nhà hàng của một khách sạn lớn ở thủ đô Riaydh, không giấu nổi cảm xúc vui mừng bởi đã rất lâu rồi người dân Saudi Arabia mới lại được thưởng thức nghệ thuật.
Đây không phải là buổi hòa nhạc đầu tiên được tổ chức ở Saudi Arabia - nước ghi nhận tổng cộng trên 454.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 7.408 người không qua khỏi. Trước đó, tháng 4 vừa qua, giọng ca tenor nổi tiếng của Italy, danh ca Andrea Bocelli, cũng đã tới trình diễn ở thành phố cổ Hegra của Saudi Arabia.
Trong 4 năm qua, Saudi Arabia đã tổ chức nhiều buổi trình diễn ca nhạc, với sự góp mặt của các ban nhạc và ca sĩ nổi tiếng thế giới, trong đó có ca sĩ Janet Jackson và nhóm nhạc BTS. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã kìm hãm tham vọng cải thiện hình ảnh và thu hút khách du lịch của đất nước này.
Đảng cầm quyền Nhật Bản đề nghị Quốc hội thảo luận về việc phong tỏa Ngày 2/8, ông Hakubun Shimomura, người đứng đầu Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản, đã kêu gọi tranh luận tích cực tại Quốc hội về việc sửa đổi luật pháp, nhằm cho phép tiến hành phong tỏa và kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19. Người dân đeo khẩu trang...