Nhật Bản kích cầu du lịch nội địa với sáng kiến “tặng tiền cho người dân”
Theo Sáng kiến Go To Travel, Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp các khoản trợ cấp trị giá tới 20 ngàn Yen (185 USD) mỗi ngày cho những người đi du lịch trong nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzozo Abe hôm 25/5 tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và khu vực xung quanh, cũng như tại tỉnh Hokkaido. (Ảnh: Reuters)
Sáng kiến Go To Travelel dự kiến được bắt đầu sớm nhất là vào cuối tháng 7 tới, áp dụng cho các du khách Nhật đặt tour và nơi lưu trú thông qua các hãng du lịch Nhật Bản, hoặc đặt trực tiếp với các khách sạn hay “ryokan” ( nhà trọ truyền thống của Nhật Bản).
Nguồn trợ cấp sẽ chi trả một nửa chi phí cho các chuyến đi, đồng thời được phân phối thông qua sự kết hợp giữa giảm giá mạnh và các voucherer (chứng từ đã sử dụng) tại các nhà hàng và cửa hàng gần điểm đến. Nhưng chi phí du lịch đến Nhật Bản sẽ không được hỗ trợ chi trả.
Nhật Bản đặt mục tiêu hồi sinh ngành công nghiệp du lịch – một động lực chính của nền kinh tế đã bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Khoảng 1,35 ngàn Yen đã được dành cho Sáng kiến Go To Travelel. Đây là một phần của gói khẩn cấp mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ vượt quá con số 200 ngàn Yen.
Video đang HOT
Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực kích hoạt lại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vốn đã bị suy yếu sau đợt tăng thuế tiêu thụ hồi năm ngoái, tiếp đó các hoạt động kinh doanh lại bị đình trệ do dịch bệnh Covid-19 buộc Nhật Bản phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc từ ngày 16/4.
Ảnh chụp ngày 31/3 cho thấy rất ít du khách trên con đường (vốn thường đông nghẹt người và du khách) tới chùa Asakusa – chùa cổ nhất ở Tokyo. (Ảnh: Getty)
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì nhiều người Nhật làm việc ở nhà, cũng rất ít người đi nghỉ. Hy vọng về dòng du khách nước ngoài đổ đến Nhật Bản vào mùa hè này cũng đã tiêu tan khi Olympics Tokyo bị hoãn lại, đồng thời Nhật Bản áp đặt lệnh cấm nhập cảnh với hơn 100 quốc gia và khu vực.
Hãng Toky Shoko Research cho biết, hồi tháng 4 đã có 31 công ty kinh doanh nơi lưu trú tuyên bố hoặc có kế hoạch đệ đơn xin phá sản vì đại dịch.
Hình ảnh chụp hôm 20/5 tại quận Asakusa của Toyko, cho thấy nơi này thưa vắng người hơn rất nhiều so với trước đây.
Ngày 25/5 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và khu vực xung quanh cũng như tại tỉnh Hokkaido. Như vậy Nhật Bản đã chính thức chấm dứt tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường.
Trước đó, từ ngày 14/5 các quy định giãn cách xã hội và đối phó với dịch Covid-19 đã được nới lỏng tại hầu hết các nơi khác của Nhật Bản.
Anh: Các điểm nóng du lịch 'bận rộn' sau khi nới lỏng phong tỏa toàn quốc
Chính quyền một số hạt tại Anh đã kêu gọi mọi người nên tiếp tục hạn chế ra ngoài khi không cần thiết.
Trong bối cảnh một số lượng lớn du khách đã đổ xô đến các địa điểm du lịch nổi tiếng tại đảo quốc sương mù trong cuối tuần đầu tiên kể từ khi chính phủ nước này nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Tình trạng tắc đường đã xảy ra trên đường đến các địa điểm du lịch tại Anh.
Một số địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của nước Anh, trong đó có Vườn quốc gia Peak District thuộc hạt Derbyshire hay tại công viên lớn nhất của thành phố Birmingham đã ghi nhận tình trạng các bãi đỗ xe luôn kín chỗ và rất nhiều gia đình trẻ, các cặp đôi, một số người đi dạo cùng thú cưng,...đã đến những địa điểm này để tận hưởng không khí trong lành.
Trong ngày hôm qua (16/5), hội đồng hạt Derbyshire đã phải viết trên trang Twitter kêu gọi sự chung tay của các du khách trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng sau khi xảy ra sự việc một số người "giải quyết nỗi buồn" ngay trên đường đến các danh lam thắng cảnh tại địa phương.
Vườn quốc gia Peak District (Anh). Ảnh: Alamy
Bên cạnh hạt Derbyshire, hội đồng hạt Hoàng gia Greenwich cũng đã đề nghị các du khách không nên đến dã ngoại tại các công viên và vườn hoa thuộc hạt này nhằm đảm bảo an toàn dịch tễ cho các cư dân sinh sống tại địa phương.
Được biết thời tiết đẹp trong cuối tuần này tại Anh và việc chính phủ nước này đã dỡ bỏ việc giới hạn số lần ra ngoài tập thể dục hoặc tắm nắng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người và xe phủ kín các địa điểm du lịch nổi tiếng, mặc dù người dân đã được khuyến cáo hãy "suy nghĩ thật kỹ" trước khi đến thăm các công viên quốc gia và bãi biển ở đảo quốc sương mù.
Trong khi đó, sự không đồng nhất trong việc nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc của các quốc gia trong Vương quốc Anh đã dẫn đến những sự hỗn loạn nhất định, điển hình là tại xứ Wales.
Việc các lực lượng an ninh trên khắp xứ Wales được lệnh tiếp tục tuần tra tại các bãi biển và địa điểm công cộng đã khiến cho các du khách từ Anh đến vùng lãnh thổ này để dã ngoại đều được yêu cầu quay xe về, trong khi đó người dân Wales lại đổ xô đến các danh lam thắng cảnh tại quốc gia láng giềng khi Anh đã nới lỏng giãn cách xã hội kể từ đầu tuần này.
Một số du khách được lực lượng an ninh yêu cầu rời khỏi bãi biển ở thành phố Brighton (Anh).
Trước việc một bộ phận người dân đang "cố tình" phớt lờ khuyến cáo của các cơ quan chức năng, các cảnh sát giao thông và khu vực tại Vương quốc Anh sẽ phạt những cá nhân từ chối tuân theo các yêu cầu của lực lượng an ninh 60 Bảng (khoảng 1,8 triệu đồng) cho lần vi phạm đầu tiên và gấp đôi nếu như tiếp tục tái phạm.
Bài học bảo tồn văn hóa làng biển từ thế giới Nhiều làng chài ven biển ở các nước như Ý, Tây Ban Nha, Qatar, Indonesia,... không chỉ đơn thuần sở hữu bãi biển đẹp hấp dẫn du khách mà còn có thể được coi là "thiên đường di sản", được chính phủ các nước này định hướng bảo tồn lâu dài. Làng chài Procida (Ý). Mô hình làng sinh thái biển ở Indonesia...