Nhật Bản khuyến khích đi làm bằng xe đạp để giảm lây lan Covid-19
Nhật Bản khuyến khích việc sử dụng xe đạp để đi làm nhằm ngăn chặn sự lây lân của dịch bệnh.
Nhật Bản vốn là nước sử dụng chủ yếu hệ thống giao thông công cộng, xe riêng để đi lại. Tuy nhiên, trong tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nước này, Nhật Bản hoan nghênh việc sử dụng xe đạp để đi làm nhằm ngăn chặn sự lây lân của dịch bệnh.
Nhiều gia đình tại Nhật Bản sử dụng xe đạp đi lại trong mùa dịch.
Chánh văn phòng Nội các Suga Yoshihide cho biết chính phủ hoan nghênh việc mở rộng dùng xe đạp để đi làm, di chuyển, bởi điều này sẽ đóng góp vào hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Xe đạp vốn là phương tiện thân thiện với môi trường và hầu như không có rủi ro trong khi sử dụng. Tại 23 quận của Tokyo ngoài việc đang cho chỉnh trang lại các làn đường dành cho xe đạp, đồng thời đang kêu gọi các công ty khuyến khích nhân viên sử dụng xe đạp khi đi làm.
Hiện tại, ở Nhật Bản hầu như gia đình nào cũng có 1 chiếc xe đạp, đặc biệt những gia đình có trẻ em từ tiểu học trở lên, đều sở hữu xe đạp. Tất cả các tuyến phố đều có làn đường dành riêng cho xe đạp.
Trong khi đó, mặc dù tình trạng khẩn cấp đã được bãi bỏ trên toàn quốc, nhưng dịch bệnh tại một số nơi như Tokyo, Kitakyushu có xu hướng tăng trở lại. Tokyo ngày 2/6 ghi nhận 34 người nhiễm mới, đến đầu giờ chiều nay thêm 12 người nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm lên 5.295, chiếm gần 1/3 số người mắc trên toàn quốc.
Tại Kitakyushu, trong vòng 10 ngày nay, số người nhiễm virus SARS-CoV-2 đã đạt mốc hơn 100 người. Một nguyên nhân làm cho số ca nhiễm tăng được cho là chủ yếu là các khu vực đang thực hiện nới lỏng các hoạt động theo giai đoạn như tái mở các cửa hàng, tự do đi lại.
Do đó, chính phủ Nhật Bản và các địa phương đang lo ngại một làn sóng dịch mới sẽ xảy ra. Chính phủ Nhật Bản và các địa phương kêu gọi người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch như hạn chế đi lại không cần thiết, tránh tiếp xúc gần, tụ tập nơi đông người.
Nhật Bản phản ứng việc Hàn Quốc kiện nước này lên WTO
Nhật Bản lấy làm tiếc về việc Hàn Quốc tái xúc tiến quy trình khởi kiện Nhật Bản lên WTO, liên quan đến biện pháp hạn chế xuất khẩu.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Suga Yoshihide cho rằng năm 2019, Hàn Quốc cũng đã đình chỉ tạm thời việc khởi kiện này, tuy nhiên, những qui chế xuất khẩu mà Nhật Bản đang áp dụng với các nước đối tác là không thay đổi. Do đó, Nhật Bản lấy làm tiếc khi Hàn Quốc tái khởi kiện vấn đề này.
Những tấm biển tuyên bố không mua bán hàng hóa Nhật Bản tràn ngập siêu thị ở Hàn Quốc vì tình hình căng thẳng giữa hai nước. Ảnh:AP.
Bộ trưởng Ngoại giao Motegi Toshimitsu hôm nay (3/6) cũng đã tiến hành điện đàm với Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, bày tỏ lập trường của Nhật Bản đối với việc trên. Ông cũng tỏ ý lấy làm tiếc về quyết định của Hàn Quốc. Nhân dịp này, hai bên cũng trao đổi về việc tái mở việc đi lại giữa hai nước. Phía Nhật Bản cho biết. trước mắt nước này ưu tiên cho việc đi lại trong nước, và sẽ xem xét nối lại đường bay với một số nước.
Trước đó, vào ngày 2/6, Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc sẽ tái xúc tiến quy trình khởi kiện Nhật Bản lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO), liên quan đến các biện pháp hạn chế xuất khẩu áp đặt với Seoul.
Tháng 7/2019, Nhật Bản đã đưa ba mặt hàng vật liệu công nghệ cao quan trọng trong sản xuất chíp bán dẫn và màn hình sang Hàn Quốc vào nhóm "cấp phép riêng biệt", tới tháng 8 cùng năm tiếp tục loại Hàn Quốc khỏi "Danh sách trắng" các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi xuất khẩu.
Khi đó, Tokyo đã cho rằng hai bên dừng đối thoại chính sách xuất khẩu, Seoul thiếu "Kiểm soát toàn diện" (Catch All) với mặt hàng vũ khí truyền thống, không đủ cơ cấu và nhân lực về quản lý xuất khẩu.
Hàn Quốc đã yêu cầu Nhật Bản đưa ra lập trường chính thức về vấn đề này tới cuối tháng 5/2020, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ quốc gia láng giềng.
Phía Hàn Quốc nhấn mạnh rằng nước này đã giải quyết hai trong ba nguyên nhân khiến Tokyo tăng cường hạn chế xuất khẩu, chỉ còn vấn đề hai nước ngừng đối thoại chính sách. Do đó, Hàn Quốc sẽ chứng minh tính bất hợp pháp và không thỏa đáng của hành vi đơn phương hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp. Seoul sẽ tập trung mọi nguồn lực để nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
Nguy cơ về làn sóng lây nhiễm mới Covid-19 tại Kitakyushu, Nhật Bản Thị trưởng của Kitakyushu, Nhật Bản, đang lo lắng về đợt lây nhiễm Covid-19 đang diễn ra tại đây. Số ca lây nhiễm mới virus SARS-CoV-2 trong tuần này tại thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka, miền nam Nhật Bản đang có dấu hiệu tăng đột biến, dẫn tới lo ngại về một làn sóng lây nhiễm thứ 2 tại địa phương này. Nhật...