Nhật Bản, Iran lo ngại làn sóng lây nhiễm mới dịch bệnh
Trong bối c ảnh chỉ còn 109 ngày nữa là diễn ra Olympic Tokyo, giới chức y tế Nhật Bản đang lo ngại các biến thể của virus SARS-CoV-2 sẽ dẫn đến làn sóng lây nhiễm thứ 4 của đại dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 31/3/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây lan hơn vẫn chưa xuất hiện rộng rãi tại Nhật Bản. Địa phương chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất tại Nhật Bản là Osaka, với số ca nhiễm lên mức cao kỷ lục mới vào tuần trước, buộc chính quyền địa phương phải áp đặt các biện pháp phong tỏa mục tiêu trong vòng một tháng, kể từ ngày 5/4.
Theo ông Koji Wada, cố vấn Chính phủ Nhật Bản về đại dịch COVID-19, biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh đã xuất hiện tại Osaka, khiến các giường bệnh tại đây nhanh chóng lấp đầy, với nhiều các ca bệnh nặng hơn so với chủng gốc. Ông nhận định làn sóng lây nhiễm thứ 4 dịch COVID-19 có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Do đó, nhà chức trách cần bắt đầu thảo luận cách thức sử dụng các biện pháp có mục tiêu cho khu vực Tokyo.
Tuần trước, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo 678 ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, Nam Phi và Brazil, trong đó số ca lây nhiễm lớn nhất là tại Osaka và gần tỉnh Hyogo.
Cũng trong ngày 5/4, Vụ trưởng Vụ Báo chí và quan hệ công chúng của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Tomoyuki Yoshida, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Yoshida đã làm xét nghiệm hôm 2/4 sau khi sốt và mất vị giác. Hiện ông trong tình trạng ổn định và không có tiếp xúc gần với các nhân viên của bộ.
Trong khi đó, nhà chức trách Iran cũng quan ngại các thành phố của nước này có thể phải hứng chịu làn sóng mới dịch COVID-19.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Y tế và Giáo dục y tế Iran Saeed Namaki cho biết trước kỳ nghỉ lễ Năm mới cổ truyền của Iran, bắt đầu vào ngày 21/3 vừa qua, bộ đã cảnh báo về sự nguy hiểm của các biến thể của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, người dân đã không lắng nghe khuyến cáo của nhà chức trách về hạn chế đi lại trong dịp nghỉ lễ nên hiện tình hình dịch bệnh trong nước rất nghiêm trọng.
Video đang HOT
Hiện quốc gia Trung Đông này ghi nhận hơn 1,9 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 63.000 người không qua khỏi.
Lý do tân Thủ tướng Nhật chọn công du Việt Nam, Indonesia đầu tiên?
Không chọn Mỹ như nhiều người tiền nhiệm, tân Thủ tướng Nhật Suga chọn Việt Nam và Indonesia cho chuyến công du đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự kiến có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam và Indonesia vào giữa tháng 10, nhằm thắt chặt mối quan hệ an ninh - kinh tế với hai đồng minh thân cận nhất ở Đông Nam Á.
Đài truyền hình quốc gia Nhật bản NHK cho biết Nhật Bản đã tham vấn chính phủ hai nước và Thủ tướng Suga, người lên nắm quyền hôm 16/9 sau khi cựu thủ tướng Shinzo Abe từ chức vì lý do sức khỏe, sẽ gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Trong bối cảnh lo ngại về an ninh và kinh tế của khu vực ngày càng lớn, không ít chuyên gia từng dự đoán ông Suga có thể chọn đi theo con đường của nhiều lãnh đạo tiền nhiệm, lựa chọn Washington là điểm đến của chuyến công du đầu tiên và nhắc lại tầm quan trọng của liên minh xuyên Thái Bình Dương được thiết lập từ năm 1945.
Nhưng trái với dự đoán của nhiều người, tân Thủ tướng Nhật lại chọn hai quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam và Indonesia. Lựa chọn này của ông Suga nhấn mạnh tầm quan trọng của hai nước trong chiến lược khu vực của ông, đồng thời cho thấy mong muốn tách Nhật Bản khỏi các cuộc tranh cãi chính trị liên quan tới bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng tới, theo Julian Ryall, nhà phân tích của South China Morning Post.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga trong buổi họp báo ở Tokyo hôm 14/9. Ảnh: AP.
Từng là chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, nơi ông hầu như tập trung vào các vấn đề đối nội dưới sự lãnh đạo của người tiền nhiệm Abe, ông Suga được cho là không có nhiều kinh nghiệm về đối ngoại. Giới phân tích cho rằng Việt Nam và Indonesia là hai điểm đến "thuận lợi" cho chuyến công du đầu tiên của ông trên cương vị thủ tướng.
Họ cũng chỉ ra rằng thủ tướng Abe từng chọn Việt Nam cho chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai năm 2012 và tân Thủ tướng Suga dường như bám sát đường lối chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm.
Đây là hai quốc gia mà Nhật Bản thấy "ủng hộ tầm nhìn của Tokyo về một khu vực 'Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở'", Jeff Kingston, giám đốc nghiên cứu về châu Á tại Đại học Temple, Tokyo, nói.
Ông Kingston thêm rằng Thủ tướng Suga sẽ nhận được sự tiếp đón nồng hậu ở cả hai quốc gia, đồng thời chỉ ra Nhật Bản đã cung cấp khoản viện trợ đáng kể để phát triển cơ sở hạ tầng ở Indonesia, bao gồm dự án đường sắt cao tốc nối thủ đô Jakarta với thành phố Surabaya, tỉnh Đông Java.
Các dự án đường sắt đã trở thành tâm điểm dư luận ở Indonesia trong vài tháng gần đây sau khi tuyến đường sắt nối Jakarta với Bandung do công ty Trung Quốc bị chậm tiến độ và chi phí vượt dự kiến khá nhiều. Tuyến đường sắt này dự kiến đi vào hoạt động năm 2019 nhưng đã bị lùi tới năm 2021.
Chính phủ Indonesia ban đầu từ chối đề xuất của Tokyo về dự án xây dựng tuyến đường sắt Jakarta - Surabaya vì nghiêng về giá thầu mà Bắc Kinh đưa ra, nhưng cuối cùng vẫn chọn để Nhật Bản phụ trách dự án.
Lý do được cho là ngày càng có nhiều thông tin tiêu cực trên các phương tiện truyền thông địa phương về dự án đường sát Jakarta - Bandung mà Bắc Kinh phụ trách, như việc sử dụng lao động từ Trung Quốc thay vì lao động địa phương, nguy cơ bẫy nợ và các vấn đề môi trường.
Thủ tướng Abe từng nỗ lực đưa Việt Nam trở thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại khu vực của mình, khi ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam năm 2006 và từng bước nâng cấp thành liên minh chiến lược lớn hơn.
Từ năm 2014 đến 2018, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 280 triệu USD để phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực và xây dựng các nguyên tắc để quản lý doanh nghiệp trong nước và môi trường. Qua đó, Nhật Bản trở thành nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất của Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 8 thông báo thỏa thuận đóng 6 tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, trị giá 348 triệu USD.
Việt Nam cũng trở thành lựa chọn ưu tiên cho các khoản đầu tư trực tiếp trong khuôn khổ Sáng kiến Đối tác về Cơ sở hạ tầng chất lượng của Nhật Bản, giải pháp thay thế hấp dẫn cho các khoản vay từ Trung Quốc.
Giới phân tích nhận định Thủ tướng Suga rõ ràng muốn củng cố nền tảng vốn vững chắc của cả hai mối quan hệ này.
Thủ tướng Suga (trái) tới thăm nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi hồi tháng 9. Ảnh: Kyodo.
Go Ito, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Meiji ở Tokyo, tin rằng ông Suga sẽ tận dụng chuyến công du đầu tiên để thoát khỏi cái bóng của Abe.
" Thủ tướng Suga chưa cho thấy được nhiều màu sắc trong chính sách của mình, nên đây là cơ hội để cho hai nước này và nhiều nước khác thấy ông ấy là người thế nào", giáo sư Ito nói. "Ông Abe có cách tiếp cận rất cởi mở về các vấn đề đối ngoại nhưng các chính sách của ông cũng rất bảo thủ. Do đó, ông có thể cho thấy đã theo đuổi con đường khác và ông muốn tập trung nhiều vào Đông Nam Á".
Giáo sư Đại học Meiji cũng cho rằng việc lựa chọn không tới Mỹ trong chuyến công du đầu tiên của ông Suga là điều hợp lý và dễ thấy. "Mỹ hiện ở giữa cuộc chiến bầu cử và nó sẽ kéo dài trong tháng tới. Do đó, dù một chuyến công du sớm khi mới lên nắm quyền là điều quan trọng, sẽ là khôn ngoan nếu không chọn Washington", ông nói.
Nhật Bản lo ngại bị kéo vào cuộc chiến chính trị nội bộ của nước Mỹ và ông Suga có thể phải đối mặt với nhiều câu hỏi của dư luận về việc Tokyo chi nhiều ngân sách hơn cho quân Mỹ đồn trú tại đây. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói rõ ràng rằng ông muốn các đồng minh Mỹ chi nhiều hơn cho việc Mỹ cung cấp đảm bảo về an ninh. Washington đã đưa Hàn Quốc vào cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề và Nhật Bản lo ngại sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo nếu ông Trump tái đắc cử.
Thủ tướng Suga đã điện đàm với Tổng thống Trump, cùng nhiều lãnh đạo thế giới khác như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Valadimir Putin, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản không ủng hộ việc ông Suga tới châu Âu ngay đầu nhiệm kỳ, một phần do lo ngại đại dịch và việc phải cách ly ông cùng phái đoàn khi trở về Nhật Bản.
Quan chức quốc phòng Mỹ - Nhật lo ngại Trung Quốc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nhật bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc tiến hành "các hoạt động bành trướng" trên biển. "Trong buổi thảo luận, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật đối với nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực Ấn Độ...