Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan nguy cơ mất 26 tỷ USD vì Huawei
Lệnh cấm sắp có hiệu lực của Mỹ đối với Huawei đe dọa doanh thu của các nhà cung ứng phụ thuộc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ thông báo cấm các công ty sản xuất chip bằng trang thiết bị hay phần mềm xuất xứ Mỹ bán hàng cho Huawei. Trong lĩnh vực bán dẫn, phần mềm thiết kế chip và thiết bị sản xuất chip hầu hết đều mang yếu tố Mỹ.
Lệnh cấm nhằm ngăn Huawei mua linh kiện quan trọng cho smartphone và trạm gốc 5G thông qua các nhà cung ứng bên ngoài. Tuy nhiên, tác động của nó không chỉ dừng lại ở công ty Trung Quốc. Huawei đứng đầu thế giới về doanh số smartphone trong quý II và cũng là nhà sản xuất trạm gốc di động lớn nhất hành tinh với thị phần 30%.
Akira Minakawa, Giám đốc hãng nghiên cứu Omdia của Anh, ước tính các doanh nghiệp Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng nhau có thể thiệt hại 26,4 tỷ USD doanh thu mỗi năm vì không bán được hàng cho Huawei. Nếu sản xuất của Huawei bị gián đoạn, việc kinh doanh của đối tác cũng trở nên mờ mịt.
Các công ty Nhật Bản cung ứng gần 30% linh kiện cho Huawei sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất. Chỉ riêng Sony cũng kiếm được hàng tỷ USD từ bán cảm biến máy ảnh điện thoại cho Huawei mỗi năm. Đây là mặt hàng đặc biệt sinh lời cho Sony.
TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, được tin là thu về hơn 5 tỷ USD hàng năm từ Huawei. MediaTek, một hãng thiết kế bán dẫn của Đài Loan, cũng “bỏ túi” gần 500 triệu USD nhờ làm ăn với Huawei. Huawei còn là người mua chip nhớ lớn của Samsung Electronics. Các nhà cung ứng linh kiện khác như pin, bo mạch… cũng không nằm ngoài vùng phủ sóng.
Huawei phải chuyển sang mua chip do Trung Quốc sản xuất để thay thế. Họ đặt hàng nhiều hơn từ SMIC, một nhà sản xuất chip lớn trong nước. Tuy nhiên, Washington cũng đang cân nhắc chặn tuyến đường này. Theo truyền thông, Bộ Quốc phòng Mỹ xem xét đưa SMIC vào danh sách đen thương mại. SMIC cũng phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ từng ám chỉ sẽ có ngoại lệ đối với lệnh cấm Huawei. Sony đang muốn xin giấy phép để tiếp tục bán hàng cho đối tác Trung Quốc, SK Hynix cũng vậy. MediaTek cho biết đã nộp hồ sơ xin cấp phép. Song, theo Kana Itabashi, một chuyên gia Nhật Bản về luật thương mại quốc tế, việc xin giấy phép có thể sẽ rất khó khăn.
Video đang HOT
Một số nhà cung ứng linh kiện đã bắt đầu tìm người mua khác, chuẩn bị cho viễn cảnh xấu nhất là bị cắt đứt quan hệ với Huawei. Chẳng hạn, Japan Display, nhà sản xuất tấm nền LCD, đang tìm cách bán hàng cho các hãng smartphone Trung Quốc lớn như Oppo, Xiaomi, Vivo. Rắc rối Huawei đang gặp phải là cơ hội của đối thủ.
Các hãng điện tử Hàn Quốc đang mất dần thị phần vào tay người Trung Quốc
Xuất phát chậm và đã từng "đánh bại" các công ty điện tử Nhật Bản trong quá khứ, nhưng giờ đây các hãng điện tử Hàn Quốc lại đang để rơi thị phần vào tay người Trung Quốc...
Trung Quốc bắt đầu vượt lên trên Hàn Quốc
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu và Phân tích chiến lược toàn cầu Omdia, Hàn Quốc đang tỏ ra yếu thế hơn Trung Quốc trên thị trường TV toàn cầu vì xuất xưởng ít sản phẩm hơn trong quý 2/2020, dù Trung Quốc mới là quốc gia đầu tiên bị tác động bởi dịch bệnh, và cũng bị tác động mạnh hơn Hàn Quốc (về số ca nhiễm cũng như mức độ).
Theo đó, các nhà sản xuất TV Trung Quốc ước tính đã xuất xưởng 15,14 triệu sản phẩm trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2020, còn các hãng Hàn Quốc chỉ đạt 12,77 triệu - giảm 23.8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này khiến thị phần TV Hàn Quốc trên toàn cầu sụt giảm mạnh, xuống chỉ còn 33.1%, và thua xa so với Trung Quốc, với 39.2% thị phần.
Điều đáng nói là đây không phải mảng lĩnh vực duy nhất mà người Hàn cho thấy sự hụt hơi, để rồi đánh rơi "miếng bánh" thị phần vào tay đối thủ Trung Quốc.
Trong nửa đầu năm 2020, Huawei đã thành công vượt qua Samsung ở 2 mảng lĩnh vực quan trọng: smartphone và smartwatch.
Trước đó, Samsung - đại diện số 1 cho thương hiệu Hàn Quốc đã bị một Huawei đang gặp rất nhiều khó khăn vì lệnh cấm và trừng phạt từ phía Mỹ vượt qua về thị phần smartphone toàn cầu.
Cụ thể, Huawei đã lần đầu tiên vươn lên là nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới trong tháng 4/2020, theo báo cáo của Counterpoint Research, với Huawei chiếm 19% thị phần smartphone toàn cầu, trong khi đó Samsung đứng thứ 2 với 17%.
Điều này có thể sẽ tạo ra bước ngoặt cho ngành công nghiệp smartphone trên thế giới, khi có một thế lực "đường đường chính chính" vượt qua Samsung - điều mà ngay cả một Apple danh tiếng dẫu hàng chục năm "so kè" mà vẫn chưa thể thành công.
Điều đáng nói là trong bảng xếp hạng chung, có thể thấy không chỉ Huawei, mà cả các thương hiệu Trung Quốc khác như Oppo, Xiaomi, OnePlus,... cũng đang sẵn sàng ở các vị trí bên dưới, chờ đợi cơ hội để thực hiện cú bứt phá.
Trong mảng smartwatch, Samsung một lần nữa bị vượt qua bởi Huawei - với mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 113%, chiếm 14.9% thị trường, còn với Samsung chỉ là 12.4%.
Lịch sử liệu có lặp lại với các hãng điện tử Hàn Quốc?
Những ai trải qua giai đoạn thập niên 60 - 80 trong quá quá khứ đều biết thị trường điện tử thế giới từng một tay thuộc về các thương hiệu Nhật như Sony, Toshiba, Panasonic, Sharp,... đặc biệt là trong nhóm về TV, thiết bị gia dụng.
Tuy nhiên, bước ngoặt đã xảy ra khi Hàn Quốc liên tục tạo ra xu thế cạnh tranh từ giá cho tới thông số kỹ thuật, cũng như các chiêu bài quảng cáo rầm rộ, buộc người tiêu dùng không thể không để mắt tới.
Ở một khía cạnh khác, tiêu chuẩn về chất lượng, độ bền cũng dần được các hãng điện tử Hàn Quốc thu hẹp với sản phẩm nội địa Nhật Bản. Một khi ranh giới về "chất lượng Nhật" đã bị xóa nhòa, những thiết bị từng vang danh một thời nay chỉ còn lại trơ trọi trong sự sự lỗi thời, cũ kĩ, kém đột phá.
Bằng một cách nào đó, tâm lý người dùng thay đổi. Họ muốn những lựa chọn mới, lựa chọn phù hợp với họ, điều mà Sharp , Toshiba ,... không thể mang đến cho họ, để rồi chịu kết cục cay đắng là thất bại, và bán mình cho các tập đoàn Trung Quốc để tiếp tục sống sót.
Chiêu bài giúp các hãng điện tử Hàn Quốc vượt qua người Nhật được các công ty Trung Quốc áp dụng với chính họ.
Lịch sử ấy có thể đang một lần nữa được lặp lại, áp dụng với chính các công ty Hàn Quốc. Giờ đây, không thiếu các lựa chọn dù là smartphone, TV hay các thiết bị tiêu dùng xuất xứ từ Trung Quốc có thiết kế bắt mắt, hiệu năng luôn ở mức tiệm cận sản phẩm "Made in Korea", còn độ bền thì cũng đang dần được cải thiện, không còn dễ vỡ, dễ hỏng như trước.
Trong khi đó, về giá bán của các sản phẩm tới từ Trung Quốc thì luôn duy trì ở mức rẻ nhất thị trường, dù là một chiếc nồi cơm điện, chiếc điều hòa hay chiếc TV.
Từ câu chuyện "bài học Nhật Bản", có thể thấy rằng với độ phủ rộng sẵn có, các hãng điện tử Trung Quốc sẽ có thể làm nên chuyện, khiến các "ông lớn" xứ Hàn phải chấp nhật sự thật rằng "ngôi vương" có thể bị hoán đổi bất kỳ lúc nào.
Sau lệnh cấm từ Mỹ, Huawei giảm 74% sản lượng smartphone Lệnh cấm từ Mỹ đã ảnh hưởng nặng đến bộ phận sản xuất smartphone của tập đoàn Trung Quốc. Huawei hiện là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Công ty đã vượt qua Samsung vào quý II/2020, sau nhiều năm đứng ở vị trí thứ 2 hoặc 3 trong danh sách những nhà sản xuất smartphone hàng đầu. Tuy nhiên, Huawei...