Nhật bắn hạ UAV Trung Quốc nếu xâm phạm không phận
Ngày 17-09, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, nếu máy bay không người lái Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật thì họ sẽ bắn hạ chúng.
Vài năm trở lại đây, quan hệ Trung – Nhật luôn căng thẳng vì hai bên có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư, theo cách gọi của Trung Quốc (Saenkaku – theo cách định danh của Nhật), nên cả hai bên thường xuyên điều tàu chiến và tàu chấp pháp đến khu vực này.
Ngày 17-9, đài truyền hình NHK Nhật bản đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết, lần đầu tiên đã xác định được có UAV của Trung Quốc bay xung quanh không phận Nhật Bản. Họ đã đưa ra bằng chứng là các bức không ảnh chụp được.
Máy bay trinh sát không người lái BZK-005 của Trung Quốc
Hiện tại, Nhật đang bàn bạc biện pháp đối phó với vấn đề này. Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố, nếu như UAV của Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật, đe dọa đến an toàn cho công dân Nhật Bản thì Nhật sẽ cân nhắc việc bắn rơi máy bay.
Được biết, ngày 9-9-2013, Bộ Quốc phòng Nhật đã xác nhận có một chiếc UAV không rõ quốc tịch bay gần không phận đảo Senkakư/Điếu Ngư, lực lượng phòng vệ trên không của Nhật đã cho đăng tải hình ảnh của máy bay này mà lực lượng này đã chụp được. Sau đó, các cơ quan hữu quan đã xác định được chiếc máy bay không người lái này là của quân đội Trung Quốc.
Bức không ảnh được lực lượng tự vệ trên không của Nhật công bố
Video đang HOT
Đầu tiên họ xác định đó là chiếc máy bay trinh sát – tấn công không người lái “Dực Long-I” (Wing Loong), không chỉ có khả năng trinh sát mà còn có thể tấn công mặt đất. Tuy nhiên, sau khi có số liệu bổ sung của Jane’s Defence Weekly, họ đã xác định lại đó là chiếc máy bay trinh sát tầm xa, độ cao trung bình BZK-005.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận định, máy bay không người lái và máy bay có người lái có sự khác biệt hoàn toàn. Do đó, cảnh báo bằng tín hiệu vô tuyến điện, ngôn ngữ hoặc bay cảnh báo bằng ám hiệu, pháo sáng đều không được. Vì vậy, nếu như UAV của Trung Quốc mang vũ khí, xâm phạm không phận và có dấu hiệu nguy hiểm đến an toàn cho người dân, thì Nhật sẽ cân nhắc biện pháp bắn rơi.
Theo ANTD
Nhật bình tĩnh "giăng lưới" đợi Trung Quốc tại Senkaku
Ngày 12-09 vừa qua, tờ Sankei Shimbun đã đưa ra dự đoán kịch bản cuộc chiến tranh chấp Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời còn xây dựng một kế hoạch tác chiến hoàn chỉnh cho lực lượng tự vệ Nhật Bản.
Sankei Shimbun cho rằng, để đối phó với biện pháp "Quốc hữu hóa" quần đảo Senkaku của chính phủ Nhật Bản, ngày 8 và 9 tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã liên tiếp điều máy bay ném bom H-6K và máy bay trinh sát không người lái ra quần thảo ở khu vực Senkaku và các đảo của Nhật Bản, bộc lộ rõ ý đồ tranh đoạt Senkaku và tiến quân ra Thái Bình Dương.
Để ngăn chặn mưu đồ này, lực lượng tự vệ Nhật Bản cần luôn cảnh giác, nâng cao khả năng phản ứng nhanh, đồng thời phải nâng cao năng lực phòng thủ khu vực cụm đảo phía tây nam. Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên biển cần nhanh chóng xây dựng một chiến lược dài hơi, tăng cường binh lực, nâng cao số lượng và năng lực tuần tra, giám sát của lực lượng tàu tuần tiễu.
Hiện nay, Trung Quốc bắt đầu tăng cường máy bay không người lái cho hoạt động tuần tiễu và giám sát Senkaku. Việc Trung Quốc đồng loạt triển khai máy bay ném bom H-6, máy bay không người lái và các tàu chiến tiến vào luồng đường quốc tế nằm giữa Okinawa và đảo Miyako dường như là sự chuẩn bị cho một kịch bản quân sự. Trong đó, đánh chiếm đảo Miyako là bước đầu tiên, mở đột phá khẩu, khống chế cửa ngõ Thái Bình Dương.
Tàu đổ bộ tấn công DDH-183 Izumo thuộc lớp 22DDH của Nhật
Vì vậy, một số quan chức quốc phòng Nhật cho rằng, nếu cứ tiếp tục bàng quan, không có những biện pháp quyết liệt, kế hoạch này của Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực, bành trướng thế lực không thể kiểm soát nổi. Vì vậy, Nhật cần nâng cao năng lực giám sát trên biển, khống chế tòa bộ những "hành động khiêu khích" này.
Biện pháp có hiệu quả cao nhất trong nâng cao hiệu quả giám sát biển là sử dụng máy bay không người lái. Nhật đã xây dựng kế hoạch đến năm 2015 sẽ triển khai các máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ. Loại UAV này có khả năng kiểm soát một phạm vi rất rộng trong thời gian dài, khả năng trinh sát, thu thập thông tin tình báo rất mạnh.
Đối với Nhật Bản, đối tượng trinh sát trọng điểm là lực lượng tàu "Hải cảnh" của Cục cảnh sát biển Trung Quốc. Cần nhanh chóng nâng cao số lượng và chất lượng các "mắt thần" giám sát biển, đảm bảo các tàu Trung Quốc có bất cứ động thái nào cũng bị phát hiện ngay lập tức. Vì vậy, trước năm 2015, lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản sẽ hoàn tất việc triển khai 13 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E2C. Đồng thời, lực lượng tự vệ trên biển cũng hoàn thành việc trang bị các UAV trên tàu mặt nước.
Nhật đã đặt mua máy bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ
Ngoài ra, để ngăn chặn các tàu ngầm Trung Quốc tiến nhập vào khu vực quần đảo Senkaku, Nhật cũng phải củng cố năng lực trinh sát và tác chiến chống ngầm. Đồng thời với việc kéo dài thời hạn sử dụng máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, họ cũng đã triển khai nâng cấp các thiết bị trinh sát và tác chiến chống ngầm trên tàu mặt nước và tàu ngầm.
Bài viết nhận định, nếu Trung Quốc triển khai hoạt động tranh đoạt đảo, Nhật và Trung Quốc sẽ bước vào một hình thái tác chiến đan xen hết sức phức tạp là: "tấn công đánh chiếm, phản công tái chiếm và phòng thủ đảo", trong đó Nhật Bản có thể đóng cả 2 vai trò chủ động và bị động. Vì vậy, họ cần nâng cao cả năng lực phòng thủ đảo và khả năng đổ bộ tấn công nhanh.
Là lực lượng chủ yếu trong hình thái tác chiến này, trong năm 2014, lực lượng tự vệ trên đất liền của Nhật sẽ hoàn tất xây dựng "Lực lượng tác chiến lưỡng thê", có đầy đủ 2 chức năng đánh thủy và đánh bộ làm nòng cốt, phối hợp với các lực lượng khác trong nhiệm vụ phòng thủ đảo. Lực lượng này sẽ được trang bị nòng cốt là các xe đổ bộ thiết giáp lưỡng thê AAV7, có khả năng đổ bộ tấn công rất mạnh.
Xe đổ bộ thiết giáp lưỡng thê AAV7
Ngoài ra, họ còn triển khai trang bị các loại xe thiết giáp chỉ huy thông tin, thiết giáp đột kích... Đến nay, lực lượng tự vệ trên đất liền đã hoàn tất triển khai 6 xe AAV7, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ tối thiểu. Ngoài ra, lực lượng tự vệ trên đất liền cũng đã xây dựng kế hoạch hợp đồng với các lực lượng khác, đảm bảo luôn ở trạng thái sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
Hiện nay, lực lượng tác chiến đổ bộ tấn công của Nhật được coi là rất mạnh với các tàu sân bay trực thăng DDH-181 Hyuga, tàu đổ bộ lớp Osumi, tàu phục vụ đổ bộ lớp I-Go, tàu đổ bộ lớp Yura. Đặc biệt là tàu đổ bộ tấn công DDH-183 Izumo mới được hạ thủy đầu tháng 8 vừa qua, có khả năng mang theo 12 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 và máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey. Hiện Nhật tiếp tục triển khai đóng chiếc thứ 2 thuộc lớp tàu này.
Các loại vũ khí Nhật chuẩn bị để "đón tiếp" Trung Quốc ở Senkaku
Trong bài viết của mình, Sankei Shimbun còn cho biết, lực lượng tác chiến đổ bộ của Nhật còn có kế hoạch triển khai máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ. Đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, Nhật đã rút ngắn thời gian chuẩn bị từ triển khai đến thực chiến của Osprey và Global Hawk, hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong công tác huấn luyện và diễn tập thực chiến.
Đồng thời, để ngăn chặn chiến hạm của hải quân Trung Quốc tiếp cận, rất có thể lực lượng tự vệ trên biển của Nhật sẽ nghiên cứu phát triển một loại "tên lửa đạn đạo" chống hạm có khả năng hủy diệt các tàu đổ bộ hàng vạn tấn, thậm chí là tàu sân bay. Tuy chưa rõ nó có được hoạch định trong "Đại cương kế hoạch phòng vệ" sửa đổi vào cuối năm nay hay không, nhưng khả năng được đưa vào là rất cao.
Theo ANTD
Nhật, Trung Quốc thi nhau tập trận gần Senkaku/Điếu Ngư Nhật và Trung Quốc đã liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận ở khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhân kỷ niệm một năm ngày Tokyo quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp vào hôm 11.9. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP Đài truyền hình NHK cho hay Lực lượng Phòng vệ trên biển của Nhật đã mời các phóng...