Nhật Bản giảm quá tải du khách nước ngoài
Chuyến thăm chính thức Moskva của Thủ tướng Ấn Độ Modi đã thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân và tìm ra cách thức đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế cho vũ khí hiện đại của New Delhi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Moskva, ngày 9/7/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Bình luận về kết quả chuyến thăm Moskva của Thủ tướng Ấn Độ gần đây, chuyên gia Nga Sergey Marzhetsky ngày 12/7 cho rằng sự hợp tác giữa Nga và Ấn Độ mang tính chất quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt. Moskva là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho New Delhi: khoảng 60% tổng số thiết bị và vũ khí khác của quân đội Ấn Độ là do Nga sản xuất hoặc có nguồn gốc từ Nga. Ngoài ra, hai nước còn là những nhà đồng sáng lập “câu lạc bộ quốc tế” BRICS đang phát triển nhanh chóng.
Theo ông Marzhetsky, không có gì đáng ngạc nhiên khi các “đối tác phương Tây” tìm cách gây áp lực lên New Delhi để Ấn Độ “phản đối” hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine thông qua việc tham gia các lệnh trừng phạt kinh tế và chính trị. Nhưng họ đã không thành công khi New Delhi vẫn tuân thủ tính trung lập trong cuộc xung đột này. Ông Modi nhấn mạnh rằng Ấn Độ ủng hộ mọi nỗ lực nhằm giải quyết hòa bình nhanh chóng giữa các bên trong cuộc xung đột ở Ukraine. Ông nói thêm rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục làm mọi thứ trong khả năng của mình để hỗ trợ một giải pháp hòa bình.
Do đó, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Ấn Độ tới Moskva trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây và nỗ lực cô lập Nga đã khiến Tổng thống Ukraine Zelensky không hài lòng.
Vậy Ấn Độ được gì khi duy trì quan hệ với Nga? Trước hết, đó là dầu của Nga, được bán với giá chiết khấu đáng kể. Sau khi phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực dầu khí, Moskva buộc phải chuyển hướng dòng xuất khẩu từ “Tây sang Đông”. Các nhà nhập khẩu “vàng đen” lớn nhất của Nga hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm khoảng 85% lượng xuất khẩu.
Riêng Ấn Độ chiếm phần lớn dầu Nga được vận chuyển bằng đường biển. Nhiều nhà máy lọc dầu được xây dựng trên bờ biển Ấn Độ, nơi mua nguyên liệu thô từ Iraq, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ. Sau khi áp dụng các lệnh trừng phạt, việc Ấn Độ mua dầu rẻ hơn của Nga đã mang lại lợi nhuận, điều này đã giúp họ vượt qua các đối thủ cạnh tranh khác và chắc chắn họ sẽ không từ bỏ hoạt động kinh doanh sinh lời cao này. Thủ tướng Modi đã chính thức tuyên bố điều này tại cuộc họp ở Moskva:
Video đang HOT
Cả thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu, nhưng nhờ sự hợp tác của chúng ta đã giúp tránh được mọi khó khăn cho người dân bình thường; chúng ta cung cấp cho họ xăng và nhiên liệu diesel. Vì vậy, cả thế giới phải thừa nhận rằng nhờ hợp tác Ấn Độ – Nga trong lĩnh vực năng lượng, chúng tôi đã đảm bảo được sự ổn định trên thị trường toàn cầu.
Điều thú vị là các sản phẩm lọc dầu của Nga sau đó sẽ được chuyển đến các quốc gia không thân thiện với Nga, chẳng hạn như Mỹ và Australia.
Định hướng chiến lược thứ hai cho hợp tác giữa Nga và Ấn Độ liên quan đến việc cùng phát triển các dự án trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Ví dụ về nhà máy điện hạt nhân Kudankulam do Nga xây dựng ở Ấn Độ. Năm 2013, tổ máy điện đầu tiên của nhà máy hạt nhân bắt đầu được vận hành. Tháng 6/2017, một thỏa thuận đã được ký kết về việc xây dựng lò phản ứng thứ 6 và thứ 6.
Như tập đoàn nhà nước Nga Rosatom đã thông báo sau chuyến thăm của người đứng đầu chính phủ Ấn Độ tới Moskva, Nga có thể mở rộng quy mô hiện diện trên thị trường hạt nhân của New Delhi. Các lĩnh vực hợp tác mới cũng đang được thảo luận, như việc xây dựng thêm sáu tổ máy năng lượng cao theo thiết kế của Nga trên một địa điểm mới ở Ấn Độ và các nhà máy điện hạt nhân công suất thấp (LPP) theo thiết kế của Nga.
Các lò phản ứng hạt nhân nhỏ được coi là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất và được New Delhi rất quan tâm, khi Ấn Độ thực hiện chuyển đổi từ thế hệ đốt than sang thân thiện với môi trường hơn.
Ngoài ra, đối với New Delhi, nơi đã chịu lệnh trừng phạt của phương Tây do các vụ thử hạt nhân, việc có một nhà cung cấp nhiên liệu hạt nhân thay thế là vô cùng quan trọng, tập đoàn Rosatom lưu ý.
Điều quan trọng nữa là các nhà khoa học hạt nhân của Nga và Ấn Độ hiện đang hợp tác xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở những nước thứ ba: Các công ty Ấn Độ đang tham gia vào dự án của Rosatom nhằm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Bangladesh, Rooppur.
Cuối cùng, nói về hợp tác Nga – Ấn Độ, không thể không nhắc đến lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Do chế độ trừng phạt và các doanh nghiệp tổ hợp công nghiệp quân sự trong nước Nga đang tập trung cho chiến dịch quân sự ở Ukraine, quân đội Ấn Độ phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc cung cấp phụ tùng thay thế, bao gồm cả máy bay chiến đấu Su-30.
Vấn đề này đã được nêu lên trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Putin. Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng cách tăng cường nội địa hóa sản xuất quân sự ở Ấn Độ. Cả hai bên nhìn chung đều đồng ý rằng việc này (cung cấp phụ tùng) có thể được đẩy nhanh, bao gồm cả việc thành lập các liên doanh ở Ấn Độ để [sản xuất] một số phụ tùng thay thế.
Tổng thống Nga nhận xét về quan điểm đàm phán hoà bình của ông Zelensky
Nhà lãnh đạo Nga đã chỉ ra triển vọng đàm phán hoà bình với phía Ukraine thông qua bên trung gian hoà giải.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông không thấy cơ hội nào để ký kết bất kỳ thỏa thuận nào về Ukraine thông qua bên trung gian, hãng thông tấn TASS ngày 5/7 đưa tin.
Nguồn tin trên dẫn lời Tổng thống Putin nêu rõ: "Chúng tôi luôn ủng hộ đàm phán, mọi người biết rõ điều đó. Chúng tôi chưa bao giờ từ bỏ đàm phán. Câu hỏi duy nhất là với tôi, có vẻ như không thể chấm dứt hoàn toàn xung đột với sự giúp đỡ của các nhà hòa giải và chỉ thông qua họ".
Tuyên bố trên được ông Putin đưa ra khi trả lời câu hỏi về quan điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng có thể đàm phán với Nga thông qua các bên trung gian.
"Trước hết, lý do là vì khó có khả năng một bên trung gian sẽ có đủ thẩm quyền để ký các văn bản cuối cùng", Tổng thống Putin lưu ý.
Hơn nữa, nhà lãnh đạo Nga nghi ngờ bất kỳ nhà hòa giải nào có thể được trao đủ quyền hạn để đưa vấn đề đến bước ký kết các văn bản cuối cùng: "Vấn đề cơ bản ở đây không chỉ là năng lực của những nhà hòa giải này, mà còn là quyền hạn của họ. Ai có thể trao cho các nhà hòa giải loại quyền hạn cho phép họ chấm dứt tình trạng bế tắc này? Tôi cho rằng điều này là không thể xảy ra".
Tuy nhiên, ông Putin lưu ý rằng Nga "hoan nghênh việc làm trung gian như vậy", đồng thời ca ngợi thành tích của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong các cuộc đàm phán hoà bình tại Istanbul.
Trong khi đó, tờ Nezavisimaya Gazeta của Nga cho rằng Tổng thống Zelensky dường như đang "mềm mỏng" hơn trong các cuộc đàm phán với Nga. Ngoài việc để ngỏ khả năng đàm phán với Moskva thông qua bên trung gian, ông Zelensky mới đây nói rằng Tổng thống Putin có thể được mời tham dự "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" tiềm năng lần thứ hai.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng cho biết cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nên tiết lộ kế hoạch giải quyết xung đột với Nga, để Kiev biết vị thế của mình trong tương lai.
Các chuyên gia nhận định rằng những bình luận trên của ông Zelensky báo hiệu sự thay đổi so với các cách tiếp cận trước đây.
Oleg Barabanov, Giáo sư tại Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO) và Giám đốc Chương trình của Câu lạc bộ Quốc tế Valdai cho biết: rõ ràng là Tổng thống Ukraine vẫn tiếp tục thúc đẩy "công thức hòa bình" của mình, nhưng đồng thời, vì Ukraine đang phải đối mặt với áp lực từ mọi phía, bao gồm cả từ phía "Nam toàn cầu" (các nước đang phát triển và mới nổi ngoài phương Tây), ông Zelensky đang tìm cách chứng tỏ rằng mình đã sẵn sàng tham gia đàm phán.
Theo ông Barabanov, giống như Ukraine, Nga cũng đang chịu ảnh hưởng của các quốc gia Nam toàn cầu thân thiện hoặc trung lập với mình. Tuy nhiên, có vẻ như tình hình chung sẽ không thay đổi đáng kể cho đến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm nay tại Mỹ.
Lý do Ukraine tăng cường tấn công tầm xa cơ sở dầu mỏ Nga, bất chấp phản ứng của Mỹ Ukraine bảo vệ các cuộc tấn công nhà máy lọc dầu của Nga, lưu ý rằng doanh thu từ dầu mỏ là trung tâm của nền kinh tế Nga, khiến chúng trở thành "mục tiêu hợp pháp". Lửa bốc lên sau một cuộc tấn công của Ukraine vào cơ sở dầu mỏ ở Nga. Ảnh: TASS Theo trang web của Hội đồng Đại...