Nhật Bản, EU tiên phong định hình quy chuẩn hydro toàn cầu
Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) sẽ hợp tác để thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cho chuỗi cung ứng hydro, nhằm đi đầu trong việc định hình một thị trường mới.
Theo Nikkei Asia ngày 3.6, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ken Saito và Ủy viên Năng lượng châu Âu Kadri Simson sẽ đồng thuận xây dựng lộ trình chung về sử dụng hydro đến năm 2040 trong cuộc họp tới. Các quy định sẽ bao gồm các lĩnh vực như công nghệ sản xuất và vận chuyển nhiên liệu.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – EU vào ngày 12.5.2022. Ảnh Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản
Nhật Bản và EU cũng dự kiến sẽ chia sẻ dữ liệu về máy điện phân, sử dụng điện để tách nước và giải phóng hydro, công nghệ nạp và vận chuyển hydro lỏng, công nghệ đốt, cùng nhiều lĩnh vực khác. Hai bên cũng dự kiến sẽ thảo luận về các tiêu chuẩn về độ tinh khiết hydro – yếu tố then chốt đối với xe điện hydro. Bên cạnh đó, các cơ quan của Nhật Bản và EU sẽ ký biên bản ghi nhớ về hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ an toàn và giá cả.
Video đang HOT
Ông Simson nhấn mạnh: “Hydro sẽ là một mặt hàng được giao dịch quốc tế và sự hợp tác chặt chẽ giữa EU – Nhật Bản sẽ là điều cần thiết để thúc đẩy thị trường hydro carbon thấp và tái tạo toàn cầu. Chúng tôi muốn hợp tác với Nhật Bản để phát triển các quy định tiêu chuẩn cao và đảm bảo một sân chơi bình đẳng”.
Để đạt được mục tiêu trên, trước mắt, Nhật Bản và EU sẽ đàm phán để thành lập một nhóm làm việc về chính sách công nghiệp năng lượng sạch, với trọng tâm ban đầu là gió, mặt trời và hydro. Lộ trình hydro Nhật Bản – EU phù hợp với các mục tiêu về năng lượng và biến đổi khí hậu của cả hai bên.
Hydro từ lâu được ca ngợi là nguồn thay thế sạch cho nhiên liệu hóa thạch trong ngành công nghiệp nặng, ô tô và hàng không. Triển vọng tăng trưởng đặc biệt đầy tiềm năng đối với hydro xanh – được sản xuất bằng năng lượng mặt trời hoặc các dạng năng lượng tái tạo khác.
Chuyến công du nâng cấp mối quan hệ đồng minh chiến lược
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio hiện đang trong chuyến thăm chính thức Mỹ kéo dài 7 ngày. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nhật Bản diễn ra hôm 10/4 (giờ địa phương), Tổng thống Joe Biden mô tả liên minh giữa hai nước giống như "ngọn hải đăng cho toàn thế giới", khẳng định đôi bên đã đạt được những bước nâng cấp quan trọng nhất kể từ khi thiết lập liên minh.
Giới quan sát nhận định, dù hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau nhiều lần, song chuyến thăm Mỹ của ông Kishida Fumio lần này vẫn được truyền thông đặc biệt chú ý, đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới có những diễn biến khó lường.
Reuters ngày 11/4 đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã có cuộc gặp thượng đỉnh kéo dài 2 giờ tại Nhà Trắng, tập trung thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vấn đề Ukraine, cuộc xung đột ở Gaza và trọng tâm đặc biệt là về mối quan hệ đôi bên.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân chào đón Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và phu nhân tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc họp báo chung diễn ra sau đó, Tổng thống Biden khẳng định: "Quan hệ Mỹ - Nhật Bản thực sự là một mối quan hệ đối tác toàn cầu. Giờ đây, hai nước đang xây dựng quan hệ đối tác quốc phòng mạnh mẽ hơn và một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vững mạnh hơn bao giờ hết". Ông Biden đã công bố về việc tăng cường hợp tác quân sự chung giữa hai nước, gọi đây là bước nâng cấp quan trọng nhất kể từ khi đôi bên thiết lập tình đồng minh. Cụ thể, quân đội Mỹ và Nhật Bản sẽ hợp tác theo cơ cấu chỉ huy chung. Bên cạnh đó, hai nước sẽ bắt tay với Australia để phát triển mạng lưới phòng thủ tên lửa mới. Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh: "Giờ đây, liên minh Mỹ - Nhật Bản như ngọn hải đăng cho toàn thế giới".
Về phần mình, Thủ tướng Kishida nói rằng hàng cây anh đào gần Nhà Trắng là biểu tượng của tình hữu nghị giữa Nhật Bản và Mỹ. Thủ tướng Kishida phát biểu: "Dựa trên chiến lược an ninh quốc gia, tôi muốn giải thích rằng Nhật Bản quyết tâm tăng cường khả năng phòng thủ thông qua phát triển năng lực phản công, tăng ngân sách quốc phòng và các sáng kiến khác. Điều này Tổng thống Joe Biden khẳng định sẽ ủng hộ mạnh mẽ chúng tôi trong bất kỳ hoàn cảnh nào".
Thủ tướng Nhật Bản cũng bày tỏ: "Tôi nghĩ chuyến thăm này là cơ hội để thông tin với thế giới rằng Mỹ và Nhật Bản là những đối tác toàn cầu, rằng hai nước đang cùng nhau đóng vai trò dẫn dắt trong giải quyết nhiều vấn đề quốc tế. Quan hệ Mỹ - Nhật Bản đang ngày càng trở nên vững chắc". Theo ông Kishida, hai bên đồng thời cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, nhấn mạnh rằng hoàn toàn không chấp nhận những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc, dù ở bất kỳ đâu.
Cũng trong tuyên bố chung với tựa đề "Đối tác toàn cầu vì tương lai", hai nhà lãnh đạo cam kết phối hợp trong mọi lĩnh vực và ở mọi cấp độ nhằm xây dựng một đối tác toàn cầu với mục đích giải quyết các thách thức phức tạp và đan xen ở hiện tại và tương lai vì lợi ích của hai nước và thế giới. Tuyên bố chung nhấn mạnh mục đích của hai nước là duy trì và củng cố trật tự quốc tế tự do và rộng mở trên cơ sở thượng tôn pháp luật và để đảm bảo liên minh Mỹ - Nhật Bản được trang bị đầy đủ để đối phó với các thách thức của thế kỷ 21.
Trên lĩnh vực kinh tế, ông Kishida khẳng định vai trò tích cực của nước này đối với kinh tế Mỹ, qua đó, hai bên cần thúc đẩy hợp tác nhằm đảm bảo an ninh kinh tế thông qua phát triển các công nghệ quan trọng như bán dẫn, công nghệ trí tuệ nhân tạo, thám hiểm không gian.
Trước đó, hãng Microsoft thông báo kế hoạch đầu tư 2,9 tỉ USD để mở rộng hạ tầng đám mây và AI tại Nhật Bản trong 2 năm. Thông báo này được đưa ra tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Kishida Fumio và Chủ tịch Microsoft Brad Smith. Ngoài ra, Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh vào việc hành động vì khí hậu, phối hợp trong ngoại giao và phát triển toàn cầu, củng cố quan hệ giữa nhân dân hai nước.
Được biết, đây là chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản trong vòng 9 năm qua. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm đầy thách thức đối với cả hai nhà lãnh đạo. Thủ tướng Nhật Bản đang vật lộn với tỷ lệ tín nhiệm thấp do vụ bê bối gây quỹ của đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền và giá cả trong nước tăng mạnh. Giới quan sát nhận định, ông Kishida Fumio rất cần một chuyến thăm Mỹ thành công để củng cố tỷ lệ ủng hộ ở quê nhà.
Tờ Nikkei Asia dẫn lời một quan chức Mỹ gọi đây là một chuyến thăm "lịch sử" và nước chủ nhà đã dành sự đón tiếp trọng thể Thủ tướng Nhật Bản. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden có khả năng đối mặt với cuộc tái đấu đầy căng thẳng với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 11 tới.
Theo kế hoạch, ông Kishida sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Cũng nhân chuyến thăm này, Thủ tướng Nhật Kishida còn có cuộc gặp thượng đỉnh ba bên lần đầu tiên với Tổng thống Mỹ và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Ngoài thúc đẩy hợp tác kinh tế, duy trì lợi ích từ một khu vực năng động, thượng đỉnh ba bên sẽ tập trung vào vấn đề an ninh trên biển.
Ít nhất 155 trận động đất tại Nhật, Thủ tướng Kishida chỉ đạo chạy đua cứu hộ Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chỉ đạo lực lượng chức năng nỗ lực cứu hộ các nạn nhân động đất, trong khi việc tiếp cận bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa đang gặp trở ngại. Một ngôi nhà tại thành phố Wajima (tỉnh Ishikawa) bị thiệt hại do động đất. Ảnh REUTERS Hãng AFP ngày 2.1 đưa tin Nhật Bản hứng chịu...